Bài viết của Trạm tin tức Minh Huệ ở Toronto

[MINH HUỆ 01-07-2025] Ngày 29 tháng 6 năm 2025, Trường Minh Huệ Canada tại khu vực Markham ở Toronto đã tổ chức thành công Pháp hội lần thứ ba. 18 tiểu đệ tử Đại Pháp, hai giáo viên và hai phụ huynh đã chia sẻ trải nghiệm tu luyện của bản thân.

Trong một thế giới đầy vô minh và khổ đau, con người thường bị tư tưởng hiện đại làm cho bại hoại và trở nên ích kỷ. Tuy nhiên, các em nhỏ tại Trường Minh Huệ lại có thể lội ngược dòng để tu dưỡng tâm tính, thiện tâm đối đãi mọi người.

Làm thế nào các em làm được điều đó? Tại Pháp Hội, các em đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân trong việc giữ vững tâm tính và vượt qua những thách thức khi đối mặt với mâu thuẫn, cám dỗ và khảo nghiệm. Trong khi đó, các giáo viên và phụ huynh, vốn luôn mong muốn đề cao bản thân trong quá trình hướng dẫn các em, đã chia sẻ câu chuyện làm thế nào để tạo được một môi trường phát triển lành mạnh cho các em, đồng thời qua đó chú trọng sự đề cao của chính mình.

777897c5b2d92c1918ac582f7094a1bb.jpg

Trường Minh Huệ Canada tổ chức thành công Pháp hội lần thứ ba

586e48ff50e862dbd3fcdf7b4f43dec2.jpg
f1056a2beff13090e77a7909e3a18378.jpg
02a35474f5164af007f0bab6ff34d69a.jpg
57fb8ff121c6c5ed4222fa45268e01ef.jpg

Giáo viên và học sinh Trường Minh Huệ chia sẻ trải nghiệm của bản thân

Tử Tường có thể chịu khổ

108dcb9e493afd53065bb792bdad2e54.jpg

Tử Tường chăm chỉ tập luyện để tăng cường sự dẻo dai, bởi em hy vọng khi lớn lên sẽ trở thành một nghệ sỹ múa của Shen Yun

Tử Tường (Shawn) năm nay 8 tuổi và đã học múa được 5 năm. Để tập ép chân, em phải dựa vào tường và xoạc hai chân thành một góc 180 độ. Ban đầu, em không thể làm được. Khi bố giúp em ép chân, em đau đến phát khóc.

Bố hỏi em có muốn bỏ cuộc không, nhưng Shawn nói: “Không ạ.” Bố em bảo: “Nếu con bỏ cuộc, chân của con sẽ lập tức hết đau ngay.” Shawn nói: “Con muốn kiên trì.”

Bố em đề nghị hai bố con cùng nhau đọc thuộc một bài thơ “Khổ kỳ tâm chí” của Sư phụ Lý trong Hồng Ngâm I. Sau khi đọc một lần, chân của Shawn càng đau hơn và em khóc to hơn, nhưng bố em vẫn tiếp tục đọc đi đọc lại bài Hồng Ngâm.

Shawn vừa khóc vừa đọc theo bố bài Hồng Ngâm của Sư phụ, rồi bỗng nhiên em cảm thấy cơn đau ở chân bắt đầu giảm dần cho đến khi cảm thấy thoải mái như bình thường. Em quay sang nói với bố: “Bố ép thêm chút nữa đi ạ.” Tối hôm đó, em đã có một bước tiến vượt bậc và đột phá được giới hạn của bản thân.

Shawn cũng luyện bật nhảy. Em nói: “Ban đầu, bật nhảy được một lần thôi cũng đã rất khó, và sau 10 lần bật nhảy thì con không thể nhảy thêm được nữa. Nhưng sau đó con nhớ đến câu chuyện nước chảy đá mòn, điều đó đã truyền cảm hứng cho con luyện tập mỗi ngày. Từ chỗ chỉ có thể bật nhảy được 300 lần, con đã tăng lên được 600 lần, và bây giờ con có thể dễ dàng bật nhảy 1.000 lần. Trong quá trình đó, có lúc con muốn lười biếng và bỏ cuộc, nhưng con đã kiên trì vì ước mơ của con là được múa trong đoàn Shen Yun.”

Dịch Hiên không còn chấp trước vào việc kiếm tiền

b4b2291ad0c79dd19ab335c96d5a18b7.jpg

Allen đã vượt qua được chấp trước vào việc kiếm tiền

Dịch Hiên (Allen) năm nay 9 tuổi, đột nhiên có hứng thú với việc bán đồ để kiếm tiền. Em mang đồ chơi của mình đến trường bán. Ban đầu, đồ chơi không đa dạng nên em bán rất chậm.

Sau đó, em trao đổi đồ chơi với các bạn cùng lớp, rồi bán lại với giá cao hơn, và dùng số tiền thu được mua những món đồ chơi mới. Hàng ngày, em chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn, điều này khiến em không thể tập trung học và cũng không làm bài tập về nhà.

Một hôm, Allen đột nhiên nhận ra mình đã sai. Em nói: “Con là người tu luyện, con phải kinh doanh chân chính. Con không thể chỉ vì kiếm lời mà đặt giá quá cao được, như vậy con sẽ bị mất đức.” Sau khi nhận ra điều này, em đã trả lại toàn bộ số tiền đã kiếm được cho các bạn cùng lớp.

Amy muốn đề cao

1eee0f5d16a526eb63f9f9e96e753930.jpg

Sau khi đề cao, Amy đã không còn khoe những món đồ mới mua với các bạn cùng lớp

Trên đường đến trường, Amy bảy tuổi đã cùng chị gái và mẹ đọc bài “Thơ về ngựa” của Hàn Dũ. Em chợt nảy ra ý muốn tự đọc một mình. Tuy nhiên, em lại không thể nhớ được các câu thơ. Chị gái của em cười và nói: “Đó là em chỉ muốn hiển thị.” Amy nhận ra tâm hiển thị quá mạnh đã cản trở khả năng ghi nhớ của em.

Amy thường mang những món đồ đẹp từ nhà đến trường để khoe, hy vọng các bạn cùng lớp sẽ ngưỡng mộ mình. Gần đây, em lại nghĩ đến việc mang một chiếc hộp đựng đồ xinh xắn đến trường để khoe. Nhưng rồi em lại nghĩ: không thể hiển thị nữa, và lập tức kiềm chế được bản thân.

Amy nói: “Trước đây, con rất ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân. Giờ đây, con muốn nghĩ cho người khác.” Gần đây, mẹ em mua hai hộp cơm, một hộp có hình con sóc và một hộp có hình chiếc lá. Cả Amy và chị gái đều thích hộp cơm hình con sóc, nhưng khi Amy thấy chị gái em cũng thích, em đã nhường hộp cơm hình con sóc cho chị. Chị gái thấy Amy cũng thích nên đã nhường lại cho em.

Khán giả vô cùng xúc động

Những chia sẻ về trải nghiệm tu luyện của các em nhỏ, giáo viên và phụ huynh đã khiến khán giả vô cùng xúc động. Một vài người đã chia sẻ cảm nhận của mình sau Pháp hội.

Bà Vương, đã tu luyện được 27 năm, tin tưởng rằng Trường Minh Huệ đã tạo được một môi trường tu luyện tốt cho cả người lớn và trẻ em. Bà nói: “Ngôi trường này giúp giáo viên và các em nhỏ kiên định bước đi trên con đường tu luyện. Qua môi trường này, mọi người biết cách tu luyện và chiểu theo Pháp để yêu cầu bản thân.”

Bà Bàng, một giáo viên với 30 năm kinh nghiệm, cho rằng các giáo viên tại Trường Minh Huệ không chỉ thực hiện trách nhiệm “dạy đạo lý, dạy học, giải quyết các vấn đề” theo nghĩa truyền thống mà còn đề cao bản thân trong quá trình tu luyện Đại Pháp.

Bà Bàng rất vui vì các em nhỏ có thể tu luyện Đại Pháp. Bà nói: “Ở độ tuổi còn nhỏ như vậy, các em đã học được cách hướng nội và biết cách đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn. Điều này thật tốt cho các em.”

Serena rất vui khi được tham dự Pháp Hội. Cô cho biết việc lắng nghe các học viên nhỏ chia sẻ việc tu luyện của bản thân đã nhắc nhở cô phải chú ý đến những chấp trước của mình. Cô nói: “Các em đã chia sẻ về việc đả tọa luyện công, các em có thể kiên trì luyện hết một giờ đồng hồ, điều này thực sự là một sự khích lệ rất lớn đối với tôi.”

Ông Viên nhận xét: “Các em có thể miêu tả một cách hồn nhiên và thẳng thắn những khó khăn gặp phải trong cuộc sống và ở trường, từ đó nói về sự đề cao của bản thân trong tu luyện. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi, nhắc nhở tôi khi gặp vấn đề trong công việc cần tự nhìn lại bản thân và học cách trao đổi.”

Đây là lần thứ hai cô Izabela, một phụ huynh học sinh, tham dự Pháp hội tại Trường Minh Huệ. Cô đã suy ngẫm về sự trưởng thành của các con mình trong năm qua: “Trường Minh Huệ mang đến một môi trường tu luyện tuyệt vời. Các con cùng nhau học Pháp và luyện công, từ đó có được sự lý giải sâu sắc hơn về Đại Pháp. Qua những chia sẻ của các con, có thể thấy rằng các Pháp lý của Sư phụ đã giúp các con đối mặt và giải quyết khó khăn tốt hơn, cũng như hiểu rõ hơn về đạo lý làm người.”

Masi cho biết : “Khi lắng nghe các em nhỏ chia sẻ, tôi nhận ra rằng các em có thể từ góc độ của người tu luyện để chia sẻ về việc bản thân đã hướng nội như thế nào, đó là một phẩm chất tốt và cũng khó tìm được trong xã hội. Đồng thời, các giáo viên ở trường Minh Huệ cũng nhắc nhở các em chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, làm người tốt cả ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày. Sự chú trọng vào tính chính trực và hành vi tốt đẹp thực sự rất đáng quý.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/7/1/496669.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/7/3/228726.html