Tu luyện trong hoàn cảnh gia đình
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 23-03-2025] Một buổi chiều nọ, khi tôi cùng con gái học Pháp, cháu nói rằng cháu buồn ngủ. Tôi bèn nghĩ: “Trưa mới dậy mà sao giờ lại buồn ngủ được?” Trong khi đang đọc Pháp, cháu lúc thì đi vệ sinh, lúc đi uống nước, lúc lại đọc sai và thậm chí còn ngủ gật. Mỗi lần như vậy tôi đều muốn nói vài câu, nhưng trong lòng lại tự nhủ: “Phải nhẫn, đừng nhìn, đừng để bị dẫn động”.
Sau khi học Pháp xong, tôi đã không kìm được mà chỉ trích cháu, cháu không phục, không muốn lắng nghe. Trong lòng tôi nghĩ: “Là để tốt cho con mà”. Mặc dù tôi cũng thoáng nghĩ đây là khảo nghiệm đối với mình, nhưng tôi đã không tận dụng cơ hội này để tu luyện bản thân.
Sau đó ngẫm lại, tại sao tôi cứ mãi không buông bỏ được? Chắc hẳn còn có những tâm khác nữa. Hướng nội sâu hơn, tôi vẫn còn có cái tình, mắt cứ luôn nhìn chằm chằm vào con gái; tôi có tâm lợi ích, cho rằng cháu không chịu tìm công việc tử tế, không tự kiếm tiền, nhưng lại luôn viện cớ để tiêu tiền, đi du lịch, ích kỷ, làm gì cũng không nghĩ đến tôi; tôi cũng có tâm oán trách, trách con gái có suy nghĩ và quan điểm không giống mình; rồi tư tâm, nào thì lợi ích của tôi, tiền của tôi, thời gian của tôi, cuộc sống của tôi, quy tắc của tôi, cảm giác như tất cả đều là của tôi. Phải làm theo ý tôi, theo yêu cầu của tôi thì tôi mới hài lòng; cái tâm bất bình dường như đã làm xáo trộn mọi thứ của tôi, thời gian, tiền bạc, nếp sống; lại còn tâm tranh đấu, tôi luôn muốn lấn át con gái, bắt con gái nghe theo lời tôi; tôi lấy thói quen, sở thích, quan niệm của mình để yêu cầu cháu, sắp đặt cháu, nhưng lại nói là vì tốt cho cháu; nghĩ lại tôi còn có tâm giảo hoạt, nói chuyện vòng vo, không dám nói thẳng, sợ làm cháu phật lòng, sợ cháu tức giận; tôi ích kỷ, cố chấp với bản thân, không muốn thay đổi mình mà luôn yêu cầu con phải thay đổi.
Tôi không muốn những chấp trước này. Chúng chắc chắn không phải là một phần của chân ngã của tôi. Cựu thế lực hẳn đã can nhiễu để ngăn mẹ con tôi hình thành chỉnh thể. Trước đây tôi đã từng nghĩ ra rồi, từng phủ nhận rồi. Làm sao lần này tôi lại có thể quên mất? Tôi không thể thừa nhận loại can nhiễu này, tôi phải thanh trừ nó.
Sư phụ giảng:
“‘Ngộ’ chân chính của chúng ta, chính là nói về Pháp mà sư phụ giảng trong quá trình chúng ta luyện công, Đạo mà sư phụ trong Đạo gia giảng, trước những ma nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, thì có thể ngộ được rằng bản thân là người tu luyện hay không, có thể lý giải [theo Pháp] hay không, có thể tiếp thụ [Pháp] hay không, trong quá trình tu luyện có thể chiểu theo Pháp mà hành xử hay không.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Vấn đề của tôi chính là tín Sư tín Pháp. Hôm trước khi tôi trao đổi với một đồng tu, đồng tu nói: “Gặp vấn đề thì chọn lựa thế nào? Có hai cốc nước, chị nhất định phải chọn một cốc, chị chọn cốc nào?” Lúc đó tôi không hiểu: “Chọn thế nào?” Bây giờ tôi mới ngộ ra, không cần chọn, khi tôi thực sự tín Sư tín Pháp, tôi biết cốc nào cũng là tốt nhất, bất kể tôi uống cốc nào, kết quả đều là tốt nhất, bởi vì đó là con đường Sư phụ đã an bài, tôi chỉ thuộc về Sư phụ quản.
Vậy thì tôi có thể chiểu theo Đại Pháp mà làm không, có tin rằng đây là Sư phụ an bài không? Không phải dùng kết quả mình nghĩ trong tâm để đo lường, mà là trong quá trình làm thì tín Sư tín Pháp, nỗ lực chiểu theo Pháp. Gặp vấn đề, cần đối đãi bằng từ bi, cần giữ thiện niệm, đó là những gì tôi phải làm và phải đối mặt, hết thảy đều là việc tốt, không cần xem quá nặng nề, thay vào đó hãy buông bỏ tâm chấp trước.
Một hôm, tôi đọc một bài chia sẻ của đồng tu, trong đó nói rằng chúng ta đang đi trên con đường kim quang đại đạo. Thật đúng là như vậy, chúng ta đang đi trên con đường của Thần. Hãy trân quý con đường mình đã đi qua, trân quý mỗi bước mình đã đi qua, đây là quá trình loại bỏ ma tính, tu xuất Phật tính, tu xuất từ bi, tu xuất thiện.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/23/491894.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/28/228256.html