Đúng sai trên bề mặt và đúng sai về thực chất
Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục
[MINH HUỆ 30-03-2025] Sư phụ thấy tôi vẫn còn tồn tại tâm oán trách, tâm chỉ trích, tâm oán giận người khác, nên đã an bài một cơ hội để tôi trừ bỏ những tâm chấp trước này.
Hôm đó, tôi và đồng tu A đã hẹn địa điểm và thời gian gặp mặt, kết quả là quá giờ hẹn 25 phút mà chị ấy vẫn chưa đến, ban đầu tôi còn tự nhủ: Đừng nóng vội, có lẽ đồng tu có việc nên không thể đến đúng giờ. Nhưng trong tâm vẫn rất sốt ruột, nhớ lại Sư phụ giảng:
“Bất yếu bão oán
Thủ trụ thiện lương” (Thần Thánh Đích Ca, Hồng Ngâm IV)
Diễn nghĩa:
“Đừng oán hận
Giữ vững thiện lương” (Bài ca Thần thánh)
Tâm liền bình ổn trở lại, tiếp tục đợi. Hơn nửa tiếng trôi qua, tôi nghĩ: Hết hy vọng rồi, đi thôi. Tôi vừa mới lên xe điện định đi thì nghe thấy tiếng đồng tu A: “Tôi nhầm địa điểm rồi, tôi đợi ở đằng kia, thấy chị mãi không đến mới chợt nhớ ra địa điểm chúng ta hẹn là ở đây, nên tôi vội vàng chạy đến.” Tôi nói: “Sao chị lại quên được chứ? Chủ ý thức không mạnh, hồ đồ quá.” Trong tâm tôi nghĩ: Chị phải đào sâu gốc rễ và chấp trước của bản thân khi xuất hiện tình huống này, trước đây chị đã không đúng giờ, không đến sớm thì đến muộn, có lúc còn nhớ nhầm cả thời gian, đầu óc không thanh tỉnh, thật là không nghiêm túc, không có trách nhiệm. Sau khi chúng tôi làm xong việc và chia tay, đồng tu A nói: “Xin lỗi, đã để chị đợi lâu như vậy.” Tôi nói: “Một câu xin lỗi là xong chuyện sao?” Trong tâm tôi nổi giận, không ngừng chỉ trích oán trách, tóm lại đều là lỗi của chị ấy.
Sau khi chia tay đồng tu A, tôi nghĩ: Vừa rồi còn đang niệm Pháp của Sư phụ “Đừng oán hận, giữ vững thiện lương”, sao quay lưng một cái đã quên rồi? Là vì trong phạm vi trường không gian của tôi, tận sâu trong tâm vẫn còn những bại vật và nhân tố bất hảo này, chưa được thanh trừ và tiêu diệt sạch, cũng tức là tâm và khẩu không nhất quán, tu không vững chắc, chỉ tu bề mặt, tâm tính thực chất vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, nên những thứ không tốt này mới xuất ra gây nhiễu. Sư phụ đã phơi bày chúng ra, muốn tôi nhận rõ chúng, tiêu hủy và tiêu diệt chúng, tu bỏ chúng, để tôi đề cao lên. Đây là nhọc tâm an bài của Sư phụ.
Sau khi về nhà, tôi nghe bài chia sẻ của đồng tu: Giữa các đồng tu xảy ra mâu thuẫn, nhớ đến Pháp của Sư phụ: “bấy giờ chư vị đụng phải họ nhưng thực ra là chư vị bằng như đụng phải tôi.” (Giảng Pháp tại Manhattan, Giảng Pháp tại các nơi X). Nghe đến đây, tôi lập tức minh bạch: Đúng vậy, Sư phụ an bài đồng tu đến giúp tôi đề cao, mấy lần trước tôi đều không ngộ, dùng lý của người thường để đo lường, đều cho rằng đồng tu không đúng, nên đã không vượt quan tốt, tâm tính không đề cao lên, tôi đụng phải chị ấy – chẳng bằng như đụng phải Sư phụ sao? Oán trách đồng tu, chẳng bằng như oán trách Sư phụ sao? Tội lớn biết bao! Nhưng Sư phụ không trách đệ tử ngu muội này, còn cho tôi cơ hội hết lần này đến lần khác, đây là cơ hội mà Sư phụ lại một lần nữa an bài cho tôi. Sao tôi có thể để Sư phụ phải lo lắng cho mình hết lần này đến lần khác như vậy!
Khi gặp lại đồng tu A, tôi đã chân thành xin lỗi chị ấy. Chị ấy nói: “Vốn là tôi sai, chị còn xin lỗi tôi làm gì.” Đồng tu tốt biết bao! Tôi nói chị ấy hết lần này đến lần khác, mà chị ấy không hề tức giận, không hề biện giải, tôi thấy mình thật quá tệ, tôi vô cùng hối hận và tự trách.
Tôi ngộ rằng: Đúng-sai trên bề mặt là lý ở tầng thứ người thường, còn đúng-sai về thực chất là lý ở tầng thứ cao, là lý của Thần, là Chính Pháp lý. Muốn thoát ra khỏi tầng thứ người thường, thì không thể dùng lý của người thường để đo lường, phải chiểu theo Chính Pháp lý mà tu, mới có thể bước ra khỏi người thường, hướng tới Thần.
Đồng tu A giúp tôi trừ bỏ tâm nóng vội, tâm thiếu kiên nhẫn, tâm oán trách, tâm chỉ trích, tâm oán hận, tâm tranh đúng sai, tâm bất thiện, v.v., để tôi thăng hoa lên tầng thứ cao hơn. Tôi lại bám vào lý của người thường mà không buông tha cho người khác, (gặp chuyện) đẩy ra ngoài, hướng ngoại tìm, bắt người khác phải tìm tâm chấp trước. Đây chẳng phải là hướng ngoại tu rồi sao? Đây chẳng phải là đi theo ma đạo sao? Người nói “xin lỗi” lẽ ra phải là tôi. Nghĩ đến đây, tôi thấy xấu hổ và áy náy, có lỗi với đồng tu, càng có lỗi với sự khổ tâm cứu độ của Sư phụ, Sư phụ vì sự đề cao của đệ tử mà thật sự đã hao tổn hết tâm sức.
Khấu tạ Sư phụ!
(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/3/30/表面的對錯與實質的對錯-490305.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/6/10/228440.html