[MINH HUỆ 07-02-2008] Nhà tù nữ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam toạ lạc tại Jingwanzi, thành phố Trường Sa. Đó là một ổ tà ác nơi mà các học viên Pháp Luân công nữ bị bức hại tàn bạo. Từ năm 1999, nhân viên nhà tù đã dùng nhiều phương pháp tra tấn để ‘chuyển hoá’ các học viên bị cầm tù. Các phương pháp tra tấn gồm có những cách tàn bạo như là treo người lên với đôi tay còng, bắt đứng trong thời gian lâu, bắt chạy, nhốt trong xà lim trong thời gian lâu, ép ăn, cấm ngủ, bắt làm công việc nặng nhọc, v.v. Đây chỉ là một vài phương pháp dùng để ép buộc các học viên Pháp Luân Công buông bỏ sự tu tập của họ. Nhân viên nhà tù cũng được lệnh khuyến khích các tù nhân tội phạm tấn công và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Tra tấn dùng như một cách để ‘chuyển hoá’ các học viên

Có những công việc bức hại chi tiết được chỉ định cho nhân viên nhà tù. Các nhân viên nhà tù gồm có: Trưởng tù Zhao Lan (nữ), giám đốc nhánh thứ sáu Xiao Ping (nữ) và giám đốc dân biểu Zhou Chan (nữ), lính canh đội nhất Li Jun (nữ) có trách nhiệm “giáo huấn và chuyển hoá, ” lính canh đội nhì Luo Jian (nữ) cũng có trách nhiệm “giáo huấn và chuyển hoá, ” giám đốc “Đội công tác đặc biệt” Mao Huiping (nữ), và Deng (tên tục, nữ).

Khi các học viên ít chuẩn bị nhất, các lính canh sẽ dùng một cái gì đó để bịt đầu họ, và sau đó kéo lôi họ vào một phòng giam trống nơi đó họ bị tra tấn bởi các tù nhân 24 giờ một ngày. Các tù nhân này thường còng tay các học viên và treo họ lên chỉ để ngón chân chạm đất. Cách tra tấn như vậy khiến cho người ta mất kềm chế việc tiêu tiểu và họ tiểu ra áo quần. Họ sau đó bị bắt buộc mặc đồ bẩn đó. Cách tra tấn này có thể kéo dài trong một thời gian lâu, cho đến một vài tháng. Cô Leng Xuefei từ thành phố Nhạc Dương, cô Zhang Furong, cô Yan Hong từ thành phố Trường Sa và cô Chen Chujun từ thành phố Huaihua là nạn nhân của cách tra tấn đó.

Cô Leng bị mang đến đội ‘công tác đặc biệt’ ngay sau khi cô vào nhà tù. Bốn tháng bị treo với đôi tay còng mang đến cho cô nhiều thứ bệnh, như là áp huyết cao, bệnh tim, cũng như những vấn đề về cột sống. Thậm chí, các lính canh vẫn cố buộc cô viết ‘bốn bảo đảm’ (giống như ‘ba tuyên bố’). Gần đây, mỗi tháng một hoặc hai học viên Pháp Luân Công bị mang đến đội ‘công tác đặc biệt’ để ‘chuyển hoá’. Cô Yan Hong bị mang đến đội ‘công tác đặc biệt’ bốn lần rồi. Mỗi lần cô bị còng tay và treo lên trong hơn một tháng. Chỉ khi cơ thể họ gần bị suy xụp hoàn toàn, các học viên mới được thả ra. Dưới sự bức hại tối đa như vậy, các học viên đã bị thương trầm trọng, cả thể chất lẫn tinh thần.

Lao động cưỡng bức

Nhân viên nhà tù buộc các học viên lớn tuổi hơn sáu mươi tuổi phải làm việc lao động nô lệ. Họ buộc các học viên lọc vỏ đậu fava. Mỗi học viên bị chỉ định làm việc trên 30 đến 50 kilo đậu fava. Các phòng giam nhỏ của họ là nơi làm việc của họ. Có nước khắp nơi, trên khắp mặt đất và cả trên giường. Các học viên này sống trong các phòng giam tối và ẩm thấp trong một thời gian lâu. Vì học viên Pháp Luân Công bà Mao Siyuan không kêu lên tên của bà để báo cáo sự đi đến của bà, bà bị buộc làm việc 18 giờ liên tục. Học viên cô Zhang Lanhui có áp huyết từ 220 đến 300, nhưng các lính canh vẫn buộc cô làm việc. Công việc lập đi lập lại làm tiêu huỷ thịt trên ngón tay của cô, nhưng cô vẫn bị buộc bóc vỏ đậu.

Sau khi học viên cô Miao Cui chịu đựng mọi thứ tra tấn, cô bắt đầu cho thấy những triệu chứng ung thư tử cung. Nhà thương khám ra rằng cô chỉ còn một vài tháng sống. Chỉ sau khi đó nhà tù mới thả cô ra. Sau khi cô Miao ra nhà tù, cô không có tiền để đi trị bệnh trong nhà thương hoặc cả tiền ăn. Cô chỉ sống sót nhờ vào sự trợ giúp của gia đình và bạn bè.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/2/7/171937.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/2/18/94549.html

Đăng ngày 4-3-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share