Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-12-2023]

Nhân dịp 25 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các học viên từ 44 quốc gia đã đệ trình một danh sách thủ phạm mới lên chính phủ nước sở tại nhằm yêu cầu chính phủ cấm thủ phạm cùng người thân của họ nhập cảnh, đồng thời đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ theo luật định.

Một trong những thủ phạm trong danh sách này là Hạ Vinh, bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp.

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Hạ Vinh (贺荣)
Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: Tháng 10 năm 1962
Quê quán: Huyện Lâm Ấp, tỉnh Sơn Đông

Vị trí, chức vụ

Tháng 2 năm 2023 – nay: Bí thư Đảng ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên Ủy ban Trung ương về Quản lý Pháp luật Toàn diện, Phó Chủ nhiệm Văn phòng, Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Đại biểu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX, Đại biểu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Khóa XIII.

Tháng 4 năm 2020 – tháng 2 năm 2023: Phó Bí thư Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Tư pháp.

Tháng 3 năm 2018 – tháng 4 năm 2020: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, Hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh.

Tháng 10 năm 2013 – tháng 3 năm 2017: Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban lãnh đạo Đảng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tháng 12 năm 2011 – tháng 9 năm 2013: Phó Viện trưởng Ủy ban Tư pháp Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tháng 5 năm 2007 – tháng 2 năm 2010: Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng ủy Tòa án Trung cấp Nhân dân Số 2 Bắc Kinh.

Tháng 7 năm 2001 – tháng 5 năm 2007: Phó Chủ tịch và thành viên Ban Lãnh đạo Đảng của Tòa án Nhân dân Cấp cao Bắc Kinh.

Những tội ác chính

1. Bức hại trong nhiệm kỳ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Sau khi trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp vào tháng 2 năm 2023, Hà vẫn tiếp tục thực thi chính sách bức hại các học viên Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng hơn 1 năm (từ tháng 2 năm 2023 tới tháng 4 năm 2024), có ít nhất 13 học viên đã chết trong khi giam giữ, gồm có ông Lưu Điện Nguyên, bà Lý Phượng Lan, bà Lý Ngọc Trân, ông Vương Hải Kiền, ông Vương Tự Châu, ông Mã Trường Thanh, bà Lã Hậu Phân, bà Hạ Cúc Anh, ông Vương Kiến, bà Mâu Vĩnh Hà, bà Từ Hải Công và bà Đằng Thục Lệ. Rất nhiều học viên đã bị tàn phế, thương tật hoặc suy sụp tinh thần. Một số đã phải rời xa người thân và buộc phải sống xa gia đình để tránh bị bức hại.

Dưới đây là những trường hợp qua đời vì bức hại.

Trường hợp 1: Gia đình nghi ngờ có hành vi mờ ám trong cái chết đột ngột của người đàn ông 72 tuổi tại Nhà tù Ký Đông

Ông Vương Kiến, một cư dân thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, bị bắt cóc tại nhà vào ngày 6 tháng 7 năm 2029, và sau đó bị kết án 7 năm tù giam cùng 5.000 Nhân dân tệ tiền phạt. Ngày 19 tháng 3 năm 2023, khi gia đình tới thăm, ông Vương trông vẫn khỏe mạnh, trạng thái tinh thần tốt. Tuy nhiên, đến ngày 3 tháng 4 năm 2023, gia đình ông bất ngờ nhận được cuộc gọi của nhà tù thông báo về cái chết đột ngột của ông ở tuổi 72.

Ông Vương có những vùng bầm tím rộng quanh tai và lưng, cũng như một số vết bầm tím ở mu bàn tay phải. Có một vết tròn trên ngực và một số vết xước trên lưng. Khi nhân viên điều tra lật người ông lại thì thấy dịch lỏng chảy ra từ tai trái của ông.

Nhà tù tuyên bố ông Vương bị đột tử vì bạo bệnh, nhưng không nói rõ là bệnh gì. Đối với gia đình ông, những vết bầm tím trên đầu và lưng của ông Vương trông rất bất thường, không thể do bệnh thông thường gây ra. Gia đình ông tự hỏi liệu đây có phải lầ hậu quả của việc tra tấn hay các hình thức ngược đãi khác mà nhà tù đang cố gắng che giấu hay không.

Trường hợp 2: Giáo viên 75 tuổi về hưu chết trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang

Ngày 13 tháng 7 năm 2023, bà Mâu Vĩnh Hà, một giáo viên viên 75 tuổi đã nghỉ hưu, đã chết trong Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vì liên tục bị ngược đãi. Lính canh đã tự ý hỏa táng thi thể bà Mâu trước khi thông báo cho gia đình bà.

Bà Mâu bị bắt cóc vào tháng 9 năm 2019 và đã bị Tòa án Huyện Nhượng Hồ Lộ kết án sáu năm tù giam vào tháng 5 năm 2020. Lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang đã xúi giục các tù nhân đánh đập và lăng mạ bà. Nhiều năm bị tra tấn và nhục mạ đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà, khiến bà gần như không thể đi lại được.

Tháng 8 năm 2022, sau khi bà Mâu bị mất tự chủ đại tiện, một tù nhân đã đánh và dội nước lạnh vào người bà. Sau đó, mặc dù bà bị rối loạn tâm thần, nhưng lính canh và các tù nhân khác vẫn thường xuyên đánh đập bà.

Cuối tháng 12 năm 2022, một tù nhân phàn nàn rằng bà Mâu đi quá chậm và đã đẩy bà từ phía sau một cách thô bạo. Bà ngã xuống đất khiến mặt mày bị bầm tím. Đêm đó, bà bị chứng đi tiểu thường xuyên và trong nhiều đêm sau đó, bà phải thức 10 lần mỗi đêm. Chính vì điều này mà các tù nhân được chỉ định trông chừng bà thường chửi bới và đánh đập bà.

Bà Mâu thường bị thức dậy vào lúc nửa đêm và la hét vì bị tra tấn liên tục. Tiếng la hét lớn đến nỗi các tù nhân ở phòng giam khác cũng có thể nghe thấy. Bà bị mất phương hướng, thậm chí không thể nhận ra các học viên Pháp Luân Công khác đang ở cùng phòng giam với mình.

Con trai bà đã đề nghị nhà tù cho bà được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh nhưng yêu cầu của anh liên tục bị bác bỏ.

Trường hợp 3: Người đàn ông Tứ Xuyên bị ung thư di căn không được bảo lãnh tại ngoại, qua đờivài tuần sau khibệnh viện nhà tù trả về trong tình trạng nguy kịch

Ông Vương Hải Kiền, một cựu giáo viên trung học ở huyện Đại Trúc, tỉnh Tứ Xuyên, được chẩn đoán bị ung thư ruột kết vào tháng 1 năm 2023, trong khi đang thụ án 7,5 năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù nhà tù đã thông báo cho gia đình làm đơn xin cho ông được tại ngoại để điều trị bệnh, nhưng họ lại cố tình trì hoãn quá trình phê duyệt, mãi đến khoảng tháng 9 năm 2023, khi căn bệnh ung thư của ông đã di căn, họ mới thả ông. Ông đã qua đời một tháng sau đó ở tuổi 60.

Sự tra tấn tàn bạo ở Nhà tù Gia Châu cũng là một nguyên nhân khiến bệnh ung thư của ông thêm nguy kịch. Ông đã bị bắt ngồi xổm mỗi ngày trong vòng nửa tháng, trong thời gian này ông không được phép ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh. Ông được cung cấp rất ít thức ăn và thời gian bữa ăn được tính bằng giây, điều đó có nghĩa là ông thường không thể ăn hết lượng thức ăn ít ỏi.

Có một thời điểm, ông Vương bị giam giữ tại khu giam giữ số 10, nơi giam giữ những học viên kiên định. Được mệnh danh là “nhà tù trong nhà tù”, các học viên ở đây thậm chí phải chịu đựng những hình thức tra tấn tàn bạo hơn nữa, như mặc áo bó, bức thực bằng nước ớt, đội mũ vải hoặc mũ sắt suốt mùa hè, bắt đứng dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt và giam trong phòng biệt giam.

Trường hợp 4: Người đàn ông 70 tuổi tử vong khi đang thụ án vì đức tin, gia đình nghi ngờ có tròmờ ám

Ông Mã Trường Thanh, một cư dân 70 tuổi của thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, bị bắt vào khoảng ngày 10 tháng 8 năm 2022, khi cảnh sát trông thấy ông đang dán áp phích qua camera giám sát. Ông đã bị đưa đến một trại tạm giam ở thành phố Trường Xuân cùng ngày. Con gái ông bị bệnh động kinh và không thể tự chăm sóc bản thân, đã bị đưa đến một trung tâm dành cho người cao tuổi. Tòa án Thành phố Đức Huệ đã tuyên án ông bốn năm tù vào khoảng năm 2023.

Ngày 18 tháng 9 năm 2023, lính canh tại Nhà tù Thành phố Cát Lâm đã nói dối chị dâu của ông Mã rằng họ đang đưa ông đến bệnh viện để phẫu thuật thoát vị ruột non. Nhưng vài giờ sau, nhà tù lại gọi điện và thông báo rằng ông Mã đã chết. Vì nhà tù từ chối cung cấp thông tin chi tiết về cái chết của ông Mã, nên chị dâu của ông nghi ngờ họ đang cố gắng che giấu nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của ông, bởi bệnh thoát vị thường không nguy hiểm đến tính mạng. Bà e rằng ông đã bị tra tấn đến chết trong tù vì không từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Trường hợp 5: Người phụ nữ Cam Túc 69 tuổi qua đời sau nhiều tuần được trả tự do trong tình trạng nguy kịch

Bà Lý Phượng Lan, một cư dân ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, liên tục bị từ chối cho tại ngoại để điều trị bệnh mặc dù căn bệnh ung thư vú đã di căn. Cuối cùng, khi bà được trả vào tháng 12 năm 2023 thì đã quá muộn để điều trị bệnh. Vài tuần sau, ngày 10 tháng 1 năm 2024, bà đã qua đời, ở tuổi 69.

Trước khi bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc vào ngày 27 tháng 2 năm 2023 để thụ bản án tù 1 năm 8 tháng, bà Lý đã bị ung thư. Lính canh đưa bà đến bệnh viện để hóa trị, nhưng bệnh ung thư đã di căn của bà vẫn không hề thuyên giảm.

Cả chồng bà Lý và nhà tù đều yêu cầu bảo lãnh cho bà để điều trị bệnh, nhưng cảnh sát phụ trách vụ án của bà đã bác bỏ yêu cầu, với lý do bà đã được bảo lãnh một lần vào năm 2019. Họ khẳng định bà sẽ không được bảo lãnh tại ngoại thêm lần nào nữa.

Tháng 12 năm 2023, mười tháng sau khi bà Lý bắt đầu thụ án, gia đình bà đã thuê một luật sư để kháng nghị việc bác bỏ yêu cầu bảo lãnh y tế cho bà. Luật sư đã làm việc với chi nhánh địa phương của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) nhằm gây áp lực buộc cảnh sát phải chấp thuận yêu cầu bảo lãnh. Đại diện của ủy ban này đã đón bà Lý từ nhà tù nhưng phải đưa bà thẳng đến bệnh viện vì bà đã rơi vào tình trạng nguy kịch, không ăn uống được nữa. Bệnh viện cho biết đã quá muộn để điều trị và chỉ có thể truyền dịch tĩnh mạch để duy trì sự sống. Sau đó, chồng bà quyết định đưa bà về nhà. Bà qua đời ngay sau đó, vào sáng ngày 10 tháng 1 năm 2024.

2. Bức hại trong thời gian giữ chức Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao từ tháng 4 năm 2020

2.1 Những trường hợp bị kết án trong năm 2020

Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2020, 509 học viên đã bị kết án. Vào năm 2017, bà Tôn Xuyến, một công dân Canada và là giám đốc điều hành của một công ty công nghệ y tế, đã bị bắt tại nhà riêng ở Bắc Kinh. Tòa án Quận Triều Dương đã tuyên án bà 8 năm tù giam vào ngày 30 tháng 6 năm 2020. Ngoài việc ngăn cản bà Tôn thuê luật sư, chính quyền còn gây sức ép buộc luật sư của bà rút khỏi vụ án.

Bà Mao Khôn, 57 tuổi, ở Thành phố Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt tại nhà riêng cùng năm học viên Pháp Luân Công đến thăm bà vào chiều ngày 10 tháng 7 năm 2019. Cảnh sát đã đánh gãy tay bà. Bà bị kết án 11 năm 6 tháng tù vào ngày 28 tháng 12 năm 2020. Trong thời gian chờ kết quả kháng cáo, ngày 9 tháng 4 năm 2021, bà được tới bệnh viện cấp cứu nhưng đã qua đời vào tối ngày 11 tháng 4 năm 2021.

Anh Bàng Huân, cựu phát thanh viên của Đài Phát thanh Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, đã bị bắt vào tháng 7 năm 2020, sau đó bị kết án 5 năm tù. Người đàn ông 30 tuổi này đã bị tra tấn đến chết vào ngày 2 tháng 12 năm 2022, chỉ sáu tháng sau khi anh bị đưa vào Nhà tù Gia Châu. Những bức ảnh chụp thi thể anh cho thấy nhiều vết bầm tím, cũng như vết tích của việc sốc điện và bị trói chặt bằng dây thừng, miệng có máu. Anh Bàng cũng đã bị mất kiểm soát đại tiểu tiện do bị tra tấn.

2024-8-13-195937-1.jpg

Anh Bàng Huân, cựu phát thanh viên

Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Tòa án quận Uyển Thành, thành phố Nam Dương đã kết án 27 học viên. Thẩm phán đã chỉ định luật sư biện hộ cho các học viên. Ngày 30 tháng 12 năm 2020, thẩm phán đã tuyên án họ lên tới 13 năm tù giam cùng tổng cộng gần nửa triệu nhân dân tệ tiền phạt.

Gần đây, 12 học viên đã bị Tòa án Thành phố Tuân Hóa kết án bí mật. Trong số những học viên bị kết án, có bà Vương Thụy Linh, 68 tuổi, bị kết án tới 8 năm tù giam; bà Trương Ngọc Minh, 65 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam; ông Vương Kiến, 70 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam; ông Trương Cần, 78 tuổi, bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam; bà Điền Thục Học, 82 tuổi, bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam; và ông Mã Khôn, 68 tuổi, bị kết án 5 năm tù giam.

2.2 Những trường hợp bị kết án trong năm 2021

Tổng cộng 1.184 trường hợp tuyên án được báo cáo vào năm 2021. Các học viên đến từ 27 tỉnh, khu tự trị và thành phố. 44 người trong số họ bị kết án 9 năm tù trở lên, mức án dài nhất là 14 năm. Một cặp vợ chồng ở Thiên Tân cùng con gái của họ đã bị kết án. Ông Lý Quốc Khánh, tổng giám đốc của một công ty điện lực địa phương, bị tuyên án 12 năm. Vợ ông là bà Vu Ba và con gái của họ là cô Lý Luy lần lượt bị tuyên án 10 và 7 năm tù.

Trong số 430 học viên xác định được tuổi tại thời điểm tuyên án, có 32 người ở độ tuổi 80, 122 người ở độ tuổi 70, 122 người ở độ tuổi 60, 102 người ở độ tuổi 50, 41 người ở độ tuổi 40, 9 người ở độ tuổi 30 và 1 người ở độ tuổi 20, người trẻ nhất là 19 tuổi. Tổng cộng có 448 học viên đã bị tòa án phạt tiền hoặc bị cảnh sát tống tiền với tổng số tiền hơn 6 triệu nhân dân tệ, trung bình mỗi người bị phạt 14.860 nhân dân tệ.

Việc kết án trong năm 2021 đã dẫn đến cái chết của bốn học viên, trong đó có một cụ ông 80 tuổi, một người mẹ 55 tuổi và một người cha 65 tuổi.

Khi gia đình ông Lưu Hy Vĩnh đến nhà tù để đón ông vào ngày 9 tháng 4 năm 2021, họ đau đớn khi biết người đàn ông 80 tuổi, vừa mới mãn hạn tù ba năm, đã bị cảnh sát đưa đi. Sau đó 4 tháng, cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh này đã bị kết án thêm bốn năm tù giam, đồng thời ông còn bị tiểu đường và tích tụ dịch trong lồng ngực. Chính quyền đã còng tay và cùm ông vào giường bệnh trong khi ông đang được điều trị y tế.

Ngày 9 tháng 12, ông Lưu lại mắc một bệnh lý nghiêm trọng khác.Trong khi được đưa tới bệnh viện, ông ngồi trên chiếc xe lăn đặt bên trong một cái lồng kim loại ở phía sau xe tải. Gia đình ông ngạc nhiên khi thấy khuôn mặt, bàn tay và bàn chân của ông đều bị sưng phù. Ông dường như rất yếu và không thể nói rõ ràng. Khi cháu gái định chỉnh lại khẩu trang cho ông thì lính canh đã đe dọa cô bé và không cho gia đình đến gần.

Lính canh yêu cầu gia đình ông Lưu phải trả toàn bộ chi phí điều trị y tế. Họ tuyên bố ông vốn đã không khỏe trước khi bị bắt cóc và họ không chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của ông. Yêu cầu xin bảo lãnh tại ngoại y tế của gia đình ông đã nhiều lần bị bác bỏ.

Ông Lưu qua đời tại bệnh viện vào ngày 29 tháng 12. Nhân viên nhà tù không cho phép con trai ông đưa thi thể của ông đi. Họ tự đưa thi thể đến nhà tang lễ vì sợ gia đình ông sẽ nộp đơn khiếu nại. Cảnh sát đã canh giữ thi thể của ông cho đến khi hỏa táng vào ngày 1 tháng 1.

Bà Phó Quý Hoa ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã qua đời hai tháng sau khi bị đưa vào tù để thụ bản án 7,5 năm tù giam. Chính quyền từ chối cho gia đình bà được xem thi thể và chuyển thi thể đến nhà tang lễ mà không thông báo cho gia đình. Chính quyền tiếp tục ngăn cản gia đình tiếp cận thi thể bà khi không có lính canh ở đó. Mặc dù gia đình đã nhiều lần yêu cầu điều tra cái chết của bà nhưng nhà tù đã gây sức ép buộc họ phải hỏa táng thi thể càng sớm càng tốt.

Bà Phó bị bắt cóc vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, cùng chồng, con gái lớn, hai con rể và thông gia của bà vì họ tu luyện Pháp Luân Công. Con gái út được tha vì cô mới sinh con ba tháng. Mặc dù chồng bà Phó và mẹ chồng của con gái út được thả sau 15 ngày bị giam giữ, những người còn lại đã bị kết án 7 hoặc 7,5 năm tù vào tháng 2 năm 2021.

Bà Phó và con gái lớn bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. Họ bị giam giữ tại khu 8, nơi bị giám sát nghiêm ngặt. Họ bị bắt ngồi trên ghế nhỏ nhiều giờ mỗi ngày và bị từ chối quyền gặp mặt luật sư và người thân.

2.3 Những trường hợp bị kết án trong năm 2022

Năm 2022 ghi nhận tổng cộng 633 trường hợp học viên từ 28 tỉnh và khu vực bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công. Tỉnh Sơn Đông có nhiều vụ nhất là 107 vụ, tiếp theo là tỉnh Liêu Ninh 83 vụ, và tỉnh Quảng Đông 59 vụ. Có 14 khu vực có số trường hợp được ghi nhận ở mức hai con số và 11 khu vực còn lại có số trường hợp ở mức một con số.

Bản án của các học viên dao động từ 6 tháng đến 15 năm tù giam, trung bình là 3 năm 2 tháng. Đặc biệt, bà Ngưu Tiểu Na, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị tuyên án 15 năm tù giam dù bị khuyết tật. Ông Ngô Thành Thu ở Sơn Đông bị tuyên án 11 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ. Ông Triệu Thiên Hoa, chủ một trường tư thục ở Quảng Đông, đã bị tuyên án 7 năm tù và phạt 500.000 nhân dân tệ. 251 học viên khác đã bị phạt tổng cộng 2.749.500 nhân dân tệ.

320 học viên bị kết án đã xác định được độ tuổi tại thời điểm tuyên án, dao động từ 26 đến 86, trong đó có 25 học viên ở độ tuổi 80. Khi tuyên án 1,5 năm tù giam cho một cụ bà 84 tuổi, thẩm phán phụ trách vụ án đã sửa lại tuổi của bà thành 75 tuổi [để hợp lý hóa việc kết án] và tuyên bố rằng “75 là 80”.

Ngày 25 tháng 7 năm 2022, Tòa án Quận Nhiệm Thành của thành phố Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông đã kết án 15 học viên Pháp Luân Công. Trong số đó, cô Mật Kim Anh bị kết án 7 năm với mức phạt 10.000 nhân dân tệ. Hơn 10 học viên khác bị tuyên án với các mức án khác nhau, dao động từ 2,5 đến 5 năm tù giam. Hầu hết các học viên bị kết án đều trên 60 tuổi, người cao tuổi nhất là ở độ tuổi 80.

Năm 2022 có 17 học viên đã bị tra tấn đến chết trong khi bị giam giữ, trong đó có ông Lưu Hy Vĩnh, ông Vương Học Minh, ông Cát Chấn Hoa, ông Vương Khánh Văn, ông Dương Trí Hùng, ông La Bảo Tuấn, ông Cổ Xuân Trăn, bà Trọng Thục Quyên, ông Doãn Quốc Chí, ông Đằng Ngọc Quốc, bà Khanh Lập Cúc, ông Chung Quốc Toàn, ông Hàn Tuấn Đức, ông Ngưu Học Đông, ông Thạch Kiến Vỹ, ông Bạch Hưng Quốc và bà Đường Thường Tuấn.

Bà Lưu Hồng Hà, 47 tuổi, cư dân thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào ngày 28 tháng 10 năm 2021 vì dán áp phích về Pháp Luân Công. Bà bắt đầu tuyệt thực vào ngày 14 tháng 2 năm 2022 để phản đối bức hại. Sau đó, bà bị chuyển đến Bệnh viện Tân Hoa, tại đây, bà bị trói trên giường, bị bức thực và bị tiêm những loại thuốc không rõ chủng loại. Không ai được vào thăm bà, kể cả luật sư và người nhà bà.

Ngày 13 tháng 7, sáu ngày sau khi bà bị đưa trở lại trại tạm giam, Thẩm phán Quách Đan Hoa của Tòa án Quận Cam Tỉnh Tử đã kết án bà bốn năm tù giam. Khi luật sư của bà được phép vào thăm bà sau phiên tòa xét xử thì bà đã không thể nhớ được tên bệnh viện, chỉ nhớ bà đã bị bức thực và bị tiêm những loại thuốc không rõ chủng loại. Luật sư của bà đã kháng cáo nhưng đến tháng 10, tòa án cấp cao đã ra phán quyết giữ nguyên phán quyết ban đầu.

Cuối tháng 8, bà Lưu lại bị đưa vào Bệnh viện Tân Hoa, đến cuối tháng 10 lại được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt. Các bác sỹ đã thông báo về tình trạng nguy kịch của bà. Ngày 25 tháng 10, gia đình bà đã nộp đơn xin bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế cho bà, nhưng đã bị tòa án và trại giam đã bác bỏ.

Ngày 29 tháng 10, khi gia đình được phép vào thăm, bà Lưu đã rất yếu. Ngày 4 tháng 11, bà bắt đầu thổ huyết từ miệng và mũi. Vì cho rằng bà sẽ qua đời trong một vài ngày tới, bác sỹ đã gọi gia đình và con cái của bà tới gặp bà lần cuối. Cuộc thăm nom này diễn ra dưới sự giám sát của một viên cảnh sát. Bà Lư đã qua đời vào sáng ngày mùng 8 tháng 11.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/14/480829.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/21/219606.html

Đăng ngày 30-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share