Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-04-2024] Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp đã từng giảng:

“Tôi vừa giảng rồi, con người trên thế gian đều là thân nhân của tôi.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tất cả những người ở bên cạnh các đệ tử Đại Pháp đều không hề xuất hiện ngẫu nhiên, ai cũng từng có duyên phận với chúng ta từ rất nhiều tiền kiếp. Mục đích duy nhất của những sinh mệnh này khi kết duyên với chúng ta là chờ đợi Đại Pháp cứu độ.

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng trong cuộc sống này có những người rất khó hòa đồng, vừa mong manh như “thủy tinh”, vừa dễ cáu kỉnh như “quả mìn” vậy.

Tuy nhiên, sau khi liên tục trải qua quan tâm tính với những người như vậy, đồng thời tích cực đề cao trong tu luyện và hướng nội tìm, tôi phát hiện ra rằng hành xử của người khác thực ra chính là đang phản ánh nhân tâm của bản thân tôi. Sự mỏng manh hay nổi nóng của người khác, đều là biểu hiện của sự không tự biết, trường kỳ hướng ngoại tìm, không biết quy chính bản thân của tôi. Tôi mới là “quả mìn”. Điển hình là cách tôi đối xử với mẹ mình.

Trước đây, trong mắt tôi, mẹ tôi là người như thế này: Mặc dù bà đã tốt nghiệp đại học nhưng ngoài kiến thức chuyên môn, những hiểu biết về thế giới của bà về cơ bản đều dựa vào những lời tin đồn, chủ yếu là xem trên mạng; mẹ tôi không có kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, không có gu thẩm mỹ. Cách cư xử của bà thô lỗ, ăn mặc lôi thôi và quần áo thường dính dầu mỡ. Tôi thường phải rửa lại bát đũa và đồ dùng mà bà đã rửa vì chúng vẫn còn dính dầu mỡ. Mẹ tôi cũng thiếu kiên nhẫn và dễ cáu kỉnh, có thể bộc phát và cao giọng với người khác bất cứ lúc nào. Dùng từ “ngang ngạnh” cũng không phải là quá lời khi miêu tả về bà.

Cha tôi luôn giữ khoảng cách và cũng hạn chế nói chuyện với bà. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách chung sống hài hòa với người mẹ với tính cách như “quả mìn”. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thường giận mẹ đến phát khóc ngay cả trong khi ngồi đả toạ. Tôi thậm chí còn băn khoăn tự hỏi: Làm sao một người lý trí như cha tôi lại có thể cưới một người phụ nữ vô lý như vậy được?

Trước đây tôi đã từng bị bức hại, hễ khi tôi đề cập đến chân tướng về Đại Pháp và việc thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với mẹ tôi thì giống như vấp phải quả mìn, mọi thứ lập tức nổ tung, không thể nói chuyện với nhau! Bởi vì mẹ tôi bác bỏ những chủ đề liên quan đến chân tướng Đại Pháp và việc thoái đảng, nên tôi rất chán ghét và oán giận bà. Tôi thậm chí còn không muốn gọi bà là mẹ.

Vì ôm giữ tâm oán hận và coi thường mẹ nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng chân tướng cho mẹ tôi. Tôi cũng hiểu mình cần phải đột phá trạng thái này vì chỉ có Sư phụ và Đại Pháp mới có thể cứu được bà. Là một đệ tử Đại Pháp, tôi phải tuân theo lời dạy của Sư tôn và vượt qua những vướng mắc của chấp trước vào tình.

Kế hoạch đầu tiên của tôi là làm sao để tránh giẫm phải “quả mìn” này. Sau đó, khi tâm tính của tôi đề cao, tôi nhận ra rằng ngòi nổ kích phát quả mìn thực sự xuất phát từ tâm chấp trước của tôi. Mẹ tôi đang tận sức giúp tôi nhìn ra những vấn đề của mình – một thân mang đầy chấp trước.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp khi giảng chân tướng [mà] muốn khiến người ta có cải biến, muốn có thể cứu được cá nhân ấy, [thì] chư vị không được kích động nhân tố phụ diện của con người. Nhất định phải Thiện, thì mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể cứu được cá nhân đó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Tôi có thiện không? Không! Tôi đã oán giận chính mẹ mình. Tôi bực bội với bà vì bà không hiểu chân tướng, vì bị tà đảng lừa dối và có thành kiến với Đại Pháp. Tôi không thích mẹ và muốn giữ khoảng cách với bà.

Khi đối diện với mẹ, tâm tôi chứa đầy oán hận, nhìn bề ngoài là tôi đang duy hộ Đại Pháp nhưng thực chất là đang duy hộ chính mình, nếu mẹ không thừa nhận lựa chọn tu luyện Đại Pháp của tôi, tôi sẽ coi thường mẹ. Làm sao mẹ tôi có thể công nhận Đại Pháp là tốt khi bản thân tôi không hề chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn?

Khi nhìn nhận lại mẹ tôi một cách khách quan và toàn diện, tôi nhận thấy mẹ mình có nhiều đức tính tốt. Bà rất tốt bụng và luôn chung tay giúp đỡ bất cứ ai đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ; bà cũng không màng danh lợi cá nhân; bà từng đảm nhận rất nhiều vai trò và chăm chỉ làm việc; bà cũng từng nhiều lần được khen thưởng mà không bao giờ khoe khoang về việc đó.

Ngay cả khi đã ở tuổi 80, mẹ tôi vẫn cố gắng tự mình làm mọi việc nhà để không tạo gánh nặng cho con cái. Bà dành tình cảm sâu sắc cho gia đình, bên cạnh công việc, mẹ tôi còn chăm sóc gia đình rất chu đáo. Bản thân bà không đòi hỏi cao về cơm ăn áo mặc nhưng lại rất rộng lượng với con cháu.

Mẹ tôi là một người chăm chỉ, tốt bụng, luôn học hỏi, có trách nhiệm, giữ gìn truyền thống và kỷ luật cao. Bà từ chối không muốn nói về các chủ đề liên quan đến Đại Pháp vì sợ con gái mình sẽ lại bị bức hại.

Trước đây, tôi không nhận ra mẹ tôi có nhiều ưu điểm như vậy. Khi nhìn lại và thấy mình đã từng có tâm coi thường mẹ, loại nhân tâm và chấp trước đó là gì vậy?

Khi tôi không thích mẹ tôi cư xử thô lỗ và không có văn hóa, đây chẳng phải là tâm cầu danh, tâm hiển thị và tâm sắc dục sao? Xinh đẹp, có khí chất, phát ngôn không tầm thường, tinh thông kim cổ, đây chẳng phải đều là những truy cầu của người thường để hiển thị bản thân, đề cao bản thân sao? Văn hóa, nho nhã, tri thức hay khí chất thực sự chỉ có thể đến từ Đại Pháp, đến từ trí huệ mà Đại Pháp khai sáng. Sự “thô lỗ” của mẹ tôi, chẳng phải chính là một tấm gương để tôi xả bỏ chấp trước vào những cái gọi là “cao thượng” sao? Tôi cảm ơn còn không kịp, sao không nhanh chóng quy chính bản thân, còn mãi ở đây oán giận để làm gì, quả thực là ngộ tính quá thấp!

Tôi không thích sự bừa bộn của mẹ, nhưng hãy nhìn xem tôi như thế nào? Chồng tôi thường chê tôi không giữ gìn nhà bếp gọn gàng. Anh ấy có thể cọ rửa một cái nồi đến khi nó trông như mới. Tôi chỉ thấy khuyết điểm ở người khác chứ không nhìn ra những điểm hạn chế của mình. Để giúp tôi đề cao, Sư phụ đã an bài để mẹ không ngừng hành xử như vậy và giúp tôi nhận ra những vấn đề của chính mình.

Khi tôi phàn nàn về sự thiếu kiên nhẫn và nóng nảy của mẹ. Nhìn từ một phương diện khác; hỏi tôi đã hành xử như thế nào; tôi không muốn ăn đồ mẹ nấu và mặc quần áo bà mua; Tôi luôn muốn tránh xa bà; xung quanh toàn là một trường đầy tâm oán hận, thất vọng, xa cách và thờ ơ. Thử hỏi làm sao bà có thể đón nhận chân tướng Đại Pháp từ tôi đây?

Sau khi minh bạch ra điều này, tôi quyết tâm thực hành Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôi bắt đầu tôn trọng và biết ơn mẹ tôi. Tôi tập trung nhìn vào những ưu điểm và sở trường của bà, nói chuyện với bà một cách thân thiện, hoà ái. Tôi cũng để bà sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống theo ý muốn, bà muốn ăn gì hay mặc như thế nào tôi cũng vui vẻ.

Nếu quần áo của mẹ giặt không sạch, tôi sẽ giặt giúp bà; nếu xoong chảo không sạch, tôi sẽ đợi đến khi mẹ đi ngủ và rửa lại, nhờ đó tôi mới thấu hiểu bà đã vất vả vì gia đình như thế nào. Tôi thường khen ngợi đức hạnh của bà và chia sẻ với bà những điều tôi học được. Dần dần, mẹ tôi trở nên ôn hòa và tốt bụng, không còn mang tâm thù địch với Đại Pháp nữa.

Giờ đây, trong lòng tôi tràn đầy sự biết ơn đối với mẹ tôi, Sư phụ từ bi đã khai sáng cho tôi, kiên nhẫn chờ đợi tôi tỉnh ngộ và khích lệ tôi cứu những người mà tôi cần cứu.

Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ của mình với các đồng tu. Chúng ta phải tu luyện bản thân, hướng nội và quy chính lại bản thân chiểu theo Pháp. Nhờ đó, chúng ta mới có thể giải quyết mọi vấn đề!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/474153.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/16/218642.html

Đăng ngày 21-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share