Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-07-2024] Trong vòng mấy tháng qua, một số đồng tu tôi biết lần lượt đổ bệnh. Phần lớn họ phải nhập viện và ba đồng tu cao tuổi đã qua đời. Hơn nữa, một số đồng tu đã chịu đựng “nghiệp bệnh” trong một thời gian dài và xuất hiện những trạng thái không đúng đắn. Mỗi người khác nhau có tình trạng khác nhau, có chấp trước khác nhau. Nhưng tôi nhận thấy họ đều mắc phải một vấn đề chung, đó là trường kỳ không hiểu kính Sư kính Pháp là gì, hơn nữa, mức độ còn rất nghiêm trọng.

Gần đây, tôi xem qua các cuốn sách Đại Pháp của ba đồng tu đã qua đời, trong đó có hai đồng tu ở địa phương và một đồng tu ở nơi khác. Tôi phát hiện thấy nhiều mẩu giấy, thẻ bình an, và các đoạn chỉ kẹp lẫn trong các trang sách. Có trang còn có chữ của chính đồng tu viết vào. Tôi đã tìm thấy hơn chục mảnh giấy nhỏ trong một cuốn sách, và đã lôi ra nhiều thứ linh tinh từ một bộ sách khác. Một đồng tu đã dán các bài kinh văn của Sư phụ vào mặt cuối của mấy cuốn sách, còn bìa bọc của mấy cuốn sách khác thì rất bẩn. Điều này thực sự làm tôi kinh hãi.

Từ khi tôi tu luyện Đại Pháp đến nay, tôi đã sửa sang lại nhiều cuốn sách Đại Pháp mà các đồng tu đã sử dụng qua, và nhận thấy rằng tất cả sách của các đồng tu đã qua đời đều ở trong tình trạng tương tự nhau, kẹp đủ thứ linh tinh ở giữa các trang sách, có cả các tấm thẻ bẩn thỉu, các mẩu quảng cáo, nhãn dán .v.v..

Về vấn đề kính Sư kính Pháp, trang Minghui.org đã đăng rất nhiều bài. Trong hai năm qua, tôi đã tải về máy một số bài viết đó, in ra mấy chục bản và phân phát cho các đồng tu địa phương. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ cho rằng các bài viết đó không liên quan gì đến bản thân. Họ vẫn tiếp tục thể hiện sự bất kính đối với sách Đại Pháp, hành xử với sách một cách tùy tiện, có người còn đối đãi không được như với các cuốn sách thường, sách thường họ cũng không kẹp nhiều thứ linh tinh như vậy.

Trong văn hóa Trung Hoa truyền thống, làm người đều giảng tôn sư trọng đạo, huống gì là người tu luyện! Tu luyện đã 20, 30 năm nay rồi, ngày nào các đồng tu cũng cầm sách Đại Pháp học, vậy mà không hiểu vì sao một số đồng tu vẫn chưa thực sự nhận ra sự trân quý của các cuốn sách Đại Pháp. Đó là những cuốn sách bình thường sao? Đằng sau mỗi chữ trong sách Đại Pháp là tầng tầng vô tận Phật Đạo Thần, các đồng tu có tin hay không tin đây?

Người dân ở Trung Quốc từ lâu đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) truyền bá thuyết vô thần, và nhiều người đã quen với cuộc sống bần cùng và bị áp bức. Nhưng chúng ta là đệ tử Đại Pháp, cần phải hiểu biết hơn!

Sư phụ giảng:

“Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói lời giả thì chính là lừa đảo mọi người; đường vẽ kia từ bút của chư vị là đen thui, chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao? Chúng tôi đang làm gì tại nơi đây? Chẳng phải đưa chư vị tu lên trên là gì? Có những sự việc chư vị cũng cần suy nghĩ một chút; cuốn sách này có thể chỉ đạo chư vị tu luyện; chư vị có nghĩ rằng nó trân quý hay không? Chư vị bái Phật có thể làm cho chư vị tu luyện chân chính không? Chư vị rất thành kính, chẳng dám chạm khẽ vào tượng Phật, hàng ngày đốt hương cho tượng; vậy mà chư vị dám làm hư hại Đại Pháp vốn thật sự có thể chỉ đạo chư vị tu luyện.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Có những gì tôi viết hoặc là tôi nói, mọi người đừng vạch lên. Đặc biệt là cuốn sách «Chuyển Pháp Luân», chúng ta có rất nhiều người đã khai thiên mục nhìn thấy, nói rằng tỏa ra ánh vàng kim, từng chữ đều là Pháp thân của tôi.” (“Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu”, Chuyển Pháp Luân Pháp giải)

“Mọi người nghĩ thử xem, lúc trước tôi cứ nhấn mạnh chư vị phải trân quý cuốn sách này. Khi chư vị không biết Ông trân quý cỡ nào, đối với Ông chư vị không chú ý, đương nhiên cũng không tính là chư vị sai. Thế nhưng khi chư vị đã biết Ông có nội hàm lớn cỡ nào, lại không tôn kính Ông, tùy ý không xem trọng Ông, tôi nói thế lại là chuyện khác, thế thì không nên. Đương nhiên, nói ngược lại, khi chư vị biết Ông có nội hàm lớn cỡ nào, thì chư vị sẽ có thể tự giác trân quý Ông.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu)

“Vì Đại Pháp quá to lớn, nên người mà hơi chỉ có một chút bất kính với Ông thì đã nguy hiểm rồi.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, Giảng Pháp tại các nơi XII)

Khi chia sẻ với các đồng tu, tôi phát hiện nhiều người trong số họ vẫn chưa nhận thức được cuốn Chuyển Pháp Luân thực sự là một sinh mệnh; theo quan niệm của họ, đó chỉ là một cuốn sách. Dưới ảnh hưởng của văn hóa Đảng và các quan niệm hiện đại, sách Đại Pháp không khác gì các cuốn sách tầm phào, sách kinh điển, kinh thư. Vậy nên tùy đâu để đó, tùy tiện lấy ra, có khi quẳng vào ngăn kéo đầy những thứ linh tinh khác. Có đủ loại hành vi bất kính như vậy.

Tôi hy vọng các đồng tu có thể tĩnh tâm đọc kỹ các bài viết liên quan trên Minghui.org. Mong rằng tất cả chúng ta có thể đối chiếu bản thân và chính lại những hành xử không đúng đắn, có thể buông bỏ các loại chấp trước và kiên định tiếp bước đến tu thành viên mãn trong Đại Pháp.

Tôi có một số đề xuất như sau để các đồng tu tham khảo:

1) Đừng tùy tiện để bất kỳ thứ gì trong các cuốn sách Đại Pháp, bao gồm cả việc sử dụng các tấm thẻ không thích hợp để đánh dấu sách. Tôi đề xuất chỉ sử dụng thẻ đánh dấu sách chuyên dùng cho sách Đại Pháp, và tốt hơn, hãy sử dụng thẻ đánh dấu sách có in dòng chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’.

2) Đặt riêng các cuốn sách Đại Pháp trên giá hoặc ngăn tủ sạch sẽ, và không để bất cứ thứ gì bên trên các cuốn sách Đại Pháp.

3) Rửa tay trước khi đọc sách để các cuốn sách không bị dính mồ hôi. Lật trang sách một cách cẩn thận, không kéo hoặc vuốt sách quá mạnh, vì dùng lực quá mạnh có thể làm biến dạng cuốn sách. Trong khi học Pháp không tiện tay để vật dụng trên sách, như kính mắt .v.v..

4) Tháo bỏ bọc sách bẩn đi. Một số đồng tu viết tiêu đề của cuốn sách trên bọc sách để tìm cho dễ. Mặc dù bạn không viết trực tiếp trên cuốn sách, nhưng chúng vẫn là bao quanh cuốn sách. Nếu bạn muốn dùng bọc sách cho cuốn Chuyển Pháp Luân, hãy dùng loại bọc bằng nhựa trong.

5) Nếu điều kiện cho phép, chúng ta có thể đặt pháp tượng của Sư phụ tại vị trí thích hợp để bày tỏ sự tôn kính. Nếu không có điều kiện thích hợp, thì xin đừng làm. Không được đặt pháp tượng của Sư phụ và các cuốn sách Đại Pháp ở ban công hay tầng hầm. Theo tôi, cũng không được đặt pháp tượng của Sư phụ trong phòng ngủ.

Tôi đã nghĩ đến việc viết bài chia sẻ này từ lâu, cũng đã nhiều lần cầm bút lên rồi lại đặt bút xuống. Cho đến khi một số đồng tu quanh tôi lần lượt qua đời, và tôi đã nhìn thấy tình trạng của các cuốn sách Đại Pháp mà họ để lại, tôi mới quyết tâm viết ra. Muốn chân chính tu luyện, chúng ta phải tôn kính Pháp.

Có điểm gì không phù hợp, mong các đồng tu chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/13/479617.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/27/219235.html

Đăng ngày 18-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share