Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông

[MINH HUỆ 25-04-2024] Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Văn phòng Khiếu nại Trung ương gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Họ kêu gọi chính quyền trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giữ phi pháp. Trước thềm kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4, một số học viên Pháp Luân Công tại Hồng Kông đã căng biểu ngữ và chụp ảnh tập thể để kỷ niệm sự kiện này.

Video các học viên Hồng Kông kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

d7acc9ed2449b8c7420d92a3128c422f.jpg

Các học viên tại các điểm luyện công Mỹ Phu và Lệ Chi Giác ở Hồng Kông căng biểu ngữ để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

59813a4ad2758740e0a9c0b2883f6f05.jpg

Các học viên tại điểm luyện công Hoàng Đại Tiên ở Hồng Kông căng biểu ngữ để kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

3e83290f1a97f3a968ca53e2f09d2d42.jpg

Các học viên tại điểm luyện công Vịnh Đồng La ở Hồng Kông kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

25b3cccb542f7fdb5417914450278225.jpg

Các học viên tại điểm luyện công Đại Bộ ở Hồng Kông kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

e3815f6588bc2a2c6f6dbd0e807f7f33.jpg

Các học viên tại điểm luyện công Công viên Cửu Long ở Hồng Kông kỷ niệm 25 năm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Các học viên tham gia hoạt động kỷ niệm cho biết Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 cho thấy tinh thần kiên định của các học viên Pháp Luân Công trong cuộc đấu tranh phản bức hại một cách ôn hòa và điều đó có ý nghĩa to lớn đối với xã hội ngày nay. Trước đây, cứ vào dịp 25 tháng 4, các học viên đều tổ chức các buổi mít-tinh và diễu hành ở Hồng Kông. Mặc dù hiện giờ rất khó để tổ chức các sự kiện quy mô lớn ở Hồng Kông, nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ qua nhiều hình thức khác nhau.

Cảnh sát Bắc Kinh: Tôi thật sự khâm phục Sư phụ của các chị

Bà Lâm, một học viên Pháp Luân Công 74 tuổi, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Bà kể lại trải nghiệm của mình khi đến Bắc Kinh thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4 năm 2000, ngày kỷ niệm đầu tiên của Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4.

Bà Lâm kể lại rằng bà và hai học viên khác ở Hồng Kông đã bắt chuyến bay tới Bắc Kinh. “Khi đến gần Văn phòng Khiếu nại Trung ương, tôi thấy hơn 100 công an và cảnh sát an ninh nội địa đã bao vây văn phòng và đưa những người khiếu nại đi.” Ba người bèn đi lối khác đến Văn phòng Khiếu nại, nhưng họ lại bị cảnh sát đưa vào những căn phòng nhỏ để thẩm vấn. Bà Lâm nói với cảnh sát rằng họ đi từ Hồng Kông đến Bắc Kinh chỉ để lên tiếng cho Pháp Luân Công.

Đêm đó, họ bị đưa đến một phòng họp và bị canh gác. Họ đã ngồi thiền trong phòng họp. Bà Lâm nhớ rõ rằng một cảnh sát phụ trách việc canh gác đã nói với bà: “Tôi thực sự khâm phục Sư phụ của các chị. Ông ấy quá giỏi. Học viên các chị ngồi thiền trông thật đẹp.”

Bà Lâm nói với cảnh sát: “Sư phụ Lý dạy chúng tôi sống theo Chân-Thiện-Nhẫn. Chân có nghĩa là nói sự thật và làm những việc chân thật, Thiện có nghĩa là từ bi và đối xử tử tế với mọi người; Nhẫn là không đáp trả khi bị đánh hoặc bị la mắng. Chúng tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và chúng tôi không làm điều gì xấu cả. Tại sao chính phủ lại muốn đàn áp người tốt?” Như vậy thì có công bằng không?

Bà cũng khuyên cảnh sát không nên tham gia vào cuộc bức hại: “Các anh là cảnh sát và công việc của các anh là duy trì luật pháp và trật tự. Hiện giờ các anh đang bức hại một nhóm người tốt, anh không cảm thấy bứt rứt sao?” Viên cảnh sát không biết nói gì, đành bảo: “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.”

Khi biết họ đến từ Hồng Kông, ngày hôm sau, cảnh sát không đưa các học viên vào tù mà chở họ đến sân bay và thu mỗi người 3.000 Nhân dân tệ cho “tiền vé”.

Bà Lâm tiếp tục tham gia các hoạt động vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Bà từng rước di ảnh của các học viên Đại lục bị bức hại đến chết trong cuộc diễu hành, tham gia kháng nghị trước Văn phòng Liên lạc Ban Chấp hành Trung ương, và thường phân phát tài liệu chân tướng trên khắp Hồng Kông.

Hồi tưởng lại quá trình phản bức hại trong 25 năm qua, bà Lâm cho biết hiện nay ngày càng có nhiều người biết rằng Pháp Luân Công đã bị đối xử sai trái, rằng Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 là chính đáng, và rằng ‘Vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn’ là giả.

Hướng dẫn viên du lịch: Những gì họ nói đều là sự thật

Bà Quan bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công tại Hồng Kông vào năm 1998. Sau năm 1999, bà thường tham gia các cuộc kháng nghị và phân phát tài liệu phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.

Năm 2000, bà giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho một nhóm du khách tại một đài quan sát trên núi. Có rất nhiều đoàn du lịch đại lục đi ngang qua vào thời điểm đó. Một người trưởng đoàn đã chỉ vào những bức ảnh Cuộc thỉnh nguyện “25 tháng 4” và nói với du khách: “Tôi cũng có mặt khi đó. Những gì họ nói đều là sự thật. Họ không bao vây Trung Nam Hải – khu phức hợp chính quyền trung ương rất yên tĩnh. Các học viên đều rất ôn hòa.”

Hồi đó, nhiều đoàn khách du lịch bị ĐCSTQ gây áp lực và hướng dẫn viên không cho du khách xem các bảng trưng bày Pháp Luân Công. Bởi vậy, bà Quan rất cảm động trước những lời nói chân chính của người hướng dẫn viên đó.

Giờ đây, sau 25 năm, bà Quan nói rằng ngày càng có nhiều người biết ĐCSTQ đang bức hại Pháp Luân Công. Một số người còn nói: “Chúng tôi rất ngưỡng mộ Pháp Luân Công. Các bạn thật tuyệt vời”. Thậm chí bà còn kết bạn với một số người mà bà đã giảng chân tướng. Bà cho biết, ngày nay, ngày càng có nhiều người trẻ tìm hiểu về Pháp Luân Công.

Xã hội ngày nay cần tinh thần của Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Bà Vương cho biết vào năm 1999 bà chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công. Năm 2007, khi bà và chồng đang làm việc tại Kosovo, Châu Âu, bà thường xem các chương trình của Đài truyền hình Tân Đường Nhân như Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản và đọc các bài viết về Đảng Cộng sản của các học viên Pháp Luân Công, nên bà bắt đầu tu luyện.

Nhìn lại quá trình các học viên phơi bày cuộc bức hại trong hơn 20 năm qua, bà nói rằng tinh thần ngày “25 tháng 4” và phản bức hại ôn hòa đặc biệt quan trọng đối với xã hội ngày nay. Ngày nay xã hội đầy rẫy thù địch; và một số người quay sang trả thù xã hội sau khi bị đối xử bất công. Trong 25 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại tàn bạo, nhưng họ vẫn kiên trì kêu gọi công lý và lương tâm bằng các biện pháp ôn hòa và hợp lý, và chưa bao giờ dùng đến bạo lực.

Khi bà và các học viên khác chụp ảnh tập thể để kỷ niệm sự kiện “ngày 25 tháng 4”, một cô gái trẻ đứng lại trên con đường đối diện để quan sát. Sau đó, cô đi vòng qua lan can sắt sang phía bên kia đường và chủ động đề nghị giúp các học viên chụp ảnh. Bà Vương nói: “Tôi rất cảm động khi thấy có rất nhiều người ủng hộ và vui mừng khi gặp các học viên Pháp Luân Công.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/25/475582.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/27/216757.html

Đăng ngày 02-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share