Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hồ Bắc

[MINH HUỆ 05-06-2023] Tôi là một nữ đệ tử Đại Pháp có bằng thạc sỹ (cuộc bức hại của ĐCSTQ đã khiến quá trình học thạc sỹ và tiến sỹ của tôi bị gián đoạn). Tôi đắc Pháp và bước vào tu luyện năm 1998, khi tôi mới 22 tuổi. Thăng trầm trong tu luyện Đại Pháp đến nay đã hơn 20 năm, trong quãng thời gian đó, tôi đã mắc nhiều sai lầm vô cùng đau đớn, qua ma luyện mà dần dần trở nên thành thục, tôi ngày càng nhận thức được sự nghiêm túc của việc tu luyện, cũng càng thêm trân quý danh hiệu vĩ đại “Đệ tử Đại Pháp” vinh diệu nhất trong vũ trụ.

Nhìn lại những thăng trầm hơn 20 năm qua, đó là một loại kiên định tỉnh tỉnh mê mê. Mấy năm gần đây, tôi mới chân chính hiểu được ý nghĩa thực sự và sự vĩ đại, thù thắng của tu luyện, trong thực tu tôi nhận ra không ít chấp trước và nhân tâm thường ẩn tàng, cũng phát hiện ra những quan niệm hiện đại mà tôi luôn coi là đương nhiên. Trong bài chia sẻ này, tôi xin viết về thể hội tu luyện của bản thân khi gia đình gặp khổ nạn về tài chính trong những năm qua để hồi báo lên Sư phụ và giao lưu cùng các đồng tu.

Chồng tôi trước kia là đồng tu, tôi từng mang tâm dựa dẫm mà kết hôn với anh ấy. Sau khi kết hôn nửa năm, anh ấy không tu nữa. Vợ chồng tôi xung đột không ngừng, cả hai đều cảm thấy hoàn toàn không thể giao tiếp với đối phương, mỗi khi anh ấy tức giận liền đánh tôi, còn tôi thì xem thường và lạnh lùng với anh, gia đình tôi giống như một hầm băng vậy. Chúng tôi cứ sống với nhau dưới một mái nhà như vậy trong mười mấy năm. Hai năm trước, tôi vấp ngã trong tu luyện, không chịu nổi sự đánh đập của anh ấy, tư tưởng của tôi hoàn toàn không ở trong Pháp nên đòi ly hôn và muốn kết hôn với người khác. Sau khi bị kích động, anh ấy điên cuồng mua vé số trực tuyến để trút giận. Anh ấy dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình, vay hơn 50.000 Nhân dân tệ từ một trang web nổi tiếng trong nước, sau đó còn vay tiền trên một số trang web nhỏ ất ơ về cho vay nặng lãi, cộng thêm vay ngân hàng, lên đến hàng trăm ngàn Nhân dân tệ, tất cả đều để mua vé số. Cuối cùng gia đình tôi lâm vào cảnh túng quẫn và gánh những khoản nợ khổng lồ. Bản thân anh ấy cũng tinh thần hoảng loạn, cả ngày nằm trên giường đọc tiểu thuyết, không ăn cơm và nghĩ cách tự tử.

Sau sự việc này, tôi đã quy chính suy nghĩ muốn ly hôn, đồng thời nghiêm túc truy xét việc tu luyện của bản thân, khi tôi nhận ra một số chấp trước của mình thì bạo lực gia đình tan biến.

Ban đầu, khi anh ấy nói cho tôi biết tất cả những điều này, tôi hoàn toàn suy sụp, cảm giác đi đến đường cùng và lặng lẽ khóc. Trong lúc tuyệt vọng, tôi mở Tuần báo Minh Huệ và đập vào mắt tôi là bài viết “Tuyệt cảnh không phải là tuyệt lộ”: Một nhà thám hiểm gặp nạn và trôi dạt đến một hòn đảo biệt lập, ngôi nhà gỗ tồi tàn nơi trú thân duy nhất của anh ấy cũng bị một đám cháy không rõ nguyên nhân thiêu rụi. Khi anh hoàn toàn tuyệt vọng, một con tàu ở xa nhìn thấy đám cháy trên đảo tưởng đó là lửa cầu cứu nên đã đến cứu anh. Bài viết có lời kết rằng trong tuyệt cảnh thường ẩn chứa cơ hội sống sót, bởi vì bạn không biết được an bài của Thần. Vậy nên, các bạn ơi, xin đừng tuyệt vọng, bởi vì tuyệt cảnh thực sự không phải là tuyệt lộ.

Sau khi đọc bài viết ngắn này, tôi cảm giác như thể Sư phụ đang điểm ngộ cho tôi, mặc dù bề ngoài tôi như đang ở trong tuyệt cảnh, nhưng đồng thời tại đó còn có sự cứu độ của Sư tôn. Vốn dĩ trong tâm tôi muốn trốn chạy trước khó khăn, còn có tư tâm cứ lởn vởn trong đầu tôi, muốn rời xa anh và đưa con về nhà bố mẹ đẻ. Nhưng tâm trí tôi biết rằng tôi là đệ tử Đại Pháp, không thể làm điều đó, mặc dù lúc ấy tôi cũng không biết phải làm sao.

Cùng ngày hôm đó, tôi viết một bức thư về chuyện gia đình của mình cho vợ chồng đồng tu A và B, và họ đã gửi cho tôi bài chia sẻ “Đại Pháp nâng đỡ gia đình tan vỡ của tôi trong biển khổ nhân sinh”. Sau khi đọc bài viết, tâm tôi bình tĩnh lại. Sáng sớm hôm sau, hai đồng tu ấy đã đến nhà tôi, khi tôi mở cửa và nhìn thấy họ, tôi rất xúc động. Điều càng làm tôi cảm kích chính là khi tôi đang gặp khổ nạn, các đồng tu đã không an ủi tôi như người thường, cũng không nói một câu nào không tốt về chồng tôi trước mặt tôi. Họ nói, Sư phụ giảng: “‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009), tất cả là do tâm tính của tôi có vấn đề nên mới tạo thành ma nạn.

Nhưng ở trong ma nạn thống khổ mà tôi không oán trách anh ấy lại còn có thể hướng nội tìm thì thực sự không dễ. Tôi biết ơn các đồng tu vì sự nhắc nhở kịp thời và sự giúp đỡ vô tư của họ. Dưới đây tôi viết một chút về điểm ngộ của Sư tôn và sự giúp đỡ của các đồng tu, tâm tính của tôi qua sự việc này đã được thăng hoa.

Lúc đầu, các đồng tu A và B nói rằng tôi chấp trước vào tiền. Tôi không đồng ý với điều đó vì tôi chưa bao giờ có nhiều tiền và cũng không lo lắng về tiền như người khác. Nhưng họ hỏi tôi tại sao hai năm trước tôi phải lên thành phố lớn làm việc? Để tôi tìm xem tâm gì ẩn tàng đằng sau việc đó? Tôi phát hiện ra, bề ngoài việc tôi đi nơi khác làm việc là điều đương nhiên, nhưng ẩn giấu đằng sau là chấp trước vào tiền bạc. Trước đây tôi đã không nhận ra điều đó vì nó được che đậy bởi suy nghĩ tôi chẳng có gì và thờ ơ với cuộc sống của chính mình. Thực ra, lý do cơ bản khiến tôi đi làm ở thành phố lớn là vì lương ở đó cao hơn rất nhiều, đây là tâm lợi ích, lại vừa rất có thể diện, đây là tâm cầu danh; đồng thời, tôi cũng chưa buông bỏ trình độ và chuyên môn của mình, còn cảm thấy rất phù hợp nên cũng không thể bỏ lỡ. Đây đều là những tâm mà tôi chưa bao giờ phát hiện ra. Dần dần, tôi bắt đầu biết cách tìm ra chấp trước của mình.

Ngày hôm sau, tôi đến gặp một đồng tu khác, đồng tu C, khi đó cô ấy đang ở cùng đồng tu D đang bị nghiệp bệnh. Đồng tu C liên tục kể cho tôi nghe rằng trong khi cô ấy giúp đỡ đồng tu D thì tìm được những chấp trước của bản thân và trạng thái lặng lẽ hướng nội tìm của cô ấy làm tôi cảm động. Đồng thời tôi cũng phát hiện ra những chấp trước của mình một cách kỳ tích: thứ nhất là tâm ỷ lại, tôi luôn muốn phụ thuộc tài chính vào chồng để có thể tu luyện dễ dàng, hệ quả là tôi không những không thể dựa vào anh ấy mà tôi phải hỗ trợ anh ấy và khiến anh ấy ỷ lại vào tôi; thứ hai, tôi đối với chồng bằng tâm thái lạnh lùng, tuy bề ngoài đối xử tử tế với anh nhưng vì trong tâm tôi không coi trọng anh nên tà ác mới dám thao túng anh ấy mua vé số, để anh ấy muốn làm gì thì làm; thứ ba, mặc dù tôi bề ngoài không ly hôn nhưng trong lòng tôi cảm thấy chuyện của anh ấy không liên quan gì đến tôi, còn nếu thực sự xảy ra chuyện gì, cùng lắm thì ly hôn, tôi vẫn có cái tâm này. Cho nên tà ác liền khiến anh ấy gặp chuyện không hay, cũng khiến anh ấy đòi ly hôn với tôi. Nhìn bề ngoài, chuyện đồng tu C hướng nội tìm không liên quan gì đến tôi nhưng việc thuần tịnh hướng nội tìm của cô ấy đã giúp tôi, tu luyện thực sự kỳ diệu.

Sau này, khi tôi học Pháp, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi: chấp trước thứ tư là tôi nhát gan, ngại phiền phức, chỉ muốn không có chuyện gì, hễ có chuyện lớn là sợ hãi, kết quả là tôi đã chiêu mời chuyện lớn. Chấp trước thứ năm là dường như trong tôi suy nghĩ phụ diện đã thành hệ thống, chính suy nghĩ phụ diện đã gây ra khổ nạn này.

Tôi cho rằng chồng tôi không học Pháp thì nhất định bị cựu thế lực thao túng làm những chuyện xấu như thế như thế, quả đúng như vậy. Đồng thời việc tôi coi khổ nạn này là tuyệt cảnh cũng là suy nghĩ phụ diện, những khổ nạn mà người tu luyện gặp phải là để tiêu nghiệp, đề cao tâm tính, hướng đến viên mãn, đều là hảo sự. Lúc này, tôi ngước lên và thấy đồng tu D đang bị nghiệp bệnh nghiêm trọng lại vui vẻ rạng rỡ, nụ cười tỏa nắng ấy khiến tôi lập tức thoát khỏi những suy nghĩ phụ diện. Tôi cảm nhận được Pháp quang chiếu vào nội tâm tôi, khiến tôi không còn cảm giác bị kìm hãm trong khổ nạn nữa mà tôi đã nhảy ra và coi đó là chuyện bình thường. Khi học Pháp, tôi thấy những chấp trước đó đều là những đống đá đang được thanh lý đi.

Trên đường về, vì hiểu được cần phải đối xử vô tư và vị tha với chồng nên tâm trí tôi bắt đầu hiện lên suy nghĩ làm thế nào đối mặt với những rắc rối của chồng một cách vô điều kiện và tôi bắt đầu liên tục có niệm đầu: “Mình thật vĩ đại”, cảm thấy tâm cầu danh của mình lại xuất hiện, tôi đã bài xích nó nhưng cảm giác không có tác dụng.

Về đến nhà, tôi nghe các bài chia sẻ và khi nghe bài “Đừng để Văn hóa đảng ngăn trở con đường chúng ta trở về nhà – Nhận thức cảnh giới người tốt trong văn hóa truyền thống” thì tôi lập tức ý thức được việc “cảm thấy bản thân thật vĩ đại” không phải là tâm cầu danh mà là văn hóa Đảng. Trung Cộng khi người dân gặp thiên tai thì luôn cố gắng thể hiện sự vĩ đại, quang minh, chính trực của nó. Chẳng phải tôi cũng có tâm tương tự vậy sao? Khi chồng gặp hoàn cảnh khó khăn tôi giúp đỡ anh ấy một chút, vậy có cần chứng tỏ mình thật vĩ đại không? Khi tôi hiểu ra, loại trạng thái văn hóa Đảng này lập tức được Sư phụ gỡ bỏ.

Về sau tôi nghĩ, trong vấn đề này tôi còn có văn hóa đảng nào nữa không? Đột nhiên, một ý niệm tiến nhập vào trong đầu tôi – “thờ ơ với cuộc sống”, rồi tôi lại phát hiện ra tôi luôn “giả tình giả ý” với anh. Một lúc sau, trong tư tưởng tôi lại xuất hiện một niệm đầu: “Tự cao tự đại, coi thường người khác”. Sau khi tôi phát hiện ra những văn hóa Đảng này, chúng lập tức bị giải thể. Tôi nhận ra rằng tôi thường không dụng tâm truy tìm chúng nhưng chỉ cần động chân niệm thì Sư phụ lập tức giúp tôi nhận ra và loại bỏ chúng. Tôi cũng phát hiện ra rằng nếu tìm không đúng thì sẽ không tìm được gốc rễ, nếu là văn hóa Đảng mà tôi lại coi đó là chấp trước, thì không thể loại bỏ chúng được.

Hai đồng tu A và B tuần nào cũng đến nhà tôi để cùng nhau học Pháp và chia sẻ những thiếu sót của bản thân trong Pháp. Đồng thời, qua một thời gian dài phát chính niệm, chồng tôi cũng thay đổi rất nhiều, anh thoát khỏi trạng thái nằm trên giường không ăn không uống mà chỉ một lòng muốn chết. Anh bắt đầu ăn uống sinh hoạt bình thường, cũng bắt đầu đối mặt với những khó khăn trước mắt của gia đình.

Trong quãng thời gian đó, bất kể đi đâu, tôi đều học Bài giảng thứ tư, sách Chuyển Pháp Luân, và đều đọc đến đoạn:

“Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tâm tôi chấn động và cảm nhận được Sư phụ đang khích lệ mình, chỉ cần tôi nghĩ có thể vượt qua là sẽ vượt qua được.

Tôi tự hỏi chính mình có tín Sư tín Pháp vô điều kiện không? Nếu tín, tại sao tôi còn có tâm bất bình? Cứ như thế, nhờ sự điểm ngộ ở trong Pháp của Sư phụ hết lần này đến lần khác mà tâm tôi dần dần trở nên trong sáng.

Một ngày, khi đang chia sẻ sau khi học Pháp xong, đồng tu B trích dẫn một đoạn trong Chuyển Pháp Luân của Sư phụ về việc phân nhà. Đồng tu B nói, nếu chúng ta gặp sự việc này, có mấy người có thể thản nhiên nói: “Vậy thì ông lấy đi”?

Những lời của đồng tu B đã thức tỉnh thôi và làm tôi nhớ lại một sự việc trong quá khứ cách đây vài năm: Khi tôi kết hôn với chồng vào năm 2007, vì bố chồng tôi đã qua đời và mẹ chồng tôi đã gần 80 tuổi, anh thứ hai cùng mấy anh em khác của chồng tôi làm việc ở vùng núi đã dùng 5.000 Nhân dân tệ kiếm được để mua cho chúng tôi một căn nhà tồi tàn ở địa phương. Vì căn nhà quá dột nát, cảm thấy không cần thiết phải sang tên nên chồng tôi đã ký hợp đồng riêng với chủ nhà và không sang nhượng quyền sở hữu. Không ngờ mấy năm sau, ngôi nhà cũ bị giải tỏa và được đổi sang nhà mới. Người anh thứ hai muốn sang tên căn nhà cho mình nhưng vẫn để cho chúng tôi ở. Chồng tôi miễn cưỡng đồng ý nhưng tôi kiên quyết không, cảm thấy anh hai của anh ấy quá ích kỷ. Cuối cùng, ngôi nhà được chuyển nhượng dưới tên chúng tôi. Về sau, mỗi khi nhắc đến chuyện này tôi vẫn cảm thấy mình có công. Lần này học Pháp, tôi liền ngộ ra căn nhà mà tôi sở hữu vài năm trước thực sự là một quan trong tu luyện của tôi, khi anh hai yêu cầu, lẽ ra tôi nên nói: “Vậy thì anh lấy đi”. Thực ra căn nhà vốn không phải của chúng tôi, là Sư phụ giúp đỡ mới cấp cho chúng tôi một căn để ở tạm, nhưng vì không nhận ra tâm lợi ích ẩn giấu rất sâu nên tôi đã lấy những thứ không phải của mình, đây là lý do tại sao tôi phải gặp khổ nạn tài chính ngày hôm nay. Khi ấy, mặc dù trong tâm tôi chắc chắn rằng những gì tôi ngộ ra là đúng nhưng tôi vẫn chưa thông tỏ các Pháp lý.

Ngày hôm đó, tôi lại đến gặp học viên C để học Pháp, tình cờ chúng tôi lại học Bài giảng thứ tư của Chuyển Pháp Luân. Khi ấy trong tâm tôi chấn động, đồng tu đã đổi một Nhân dân tệ lấy chiếc xe đạp cao cấp dành cho trẻ em. Nếu lấy được thứ không nên có thì phải lấy đức mà đổi, mà tôi dùng 5.000 Nhân dân tệ để đổi lấy một căn nhà mới trị giá hơn 100.000 Nhân dân tệ, chẳng phải tôi đã lấy những thứ đáng ra không phải của mình sao? Đây chẳng phải là trúng giải độc đắc sao? Đó cũng là thất đức! Hơn nữa, lúc đó chúng tôi chưa chuyển nhượng quyền sở hữu, về mặt pháp lý ngôi nhà vẫn thuộc về chủ sở hữu ban đầu. Nếu là người tu luyện tâm tính rất cao, lúc này cần đến gặp chủ cũ của ngôi nhà để nói rõ tình huống và hỏi ý kiến của vị ấy. Tôi nghĩ vào những năm 1950, 1960 hoặc khi người xưa có đạo đức cao thượng thì họ đương nhiên sẽ nghĩ xem ngôi nhà mới có nên thuộc về chủ cũ không? Tôi có nên chỉ nhận lại số tiền mà tôi đã trả cho căn nhà không? Nhưng là người tu Đại Pháp trong xã hội bại hoại này, chúng ta không nhận ra điều đó. Hoặc ít nhất, việc mua căn nhà này là do anh hai và chủ nhà cũ thương lượng, quyền chủ động mua căn nhà này nằm trong tay anh hai. Nếu anh hai sang tên ngôi nhà thuộc sở hữu của người chủ cũ, thì xét từ góc độ Pháp lý, có thể người chủ kiếp trước đã từng nợ anh hai nên đã hoàn trả bằng cách này. Tuy nhiên, tôi đã dùng quan niệm hiện đại biến dị để nghĩ rằng ngôi nhà mới là do chúng tôi đã phá bỏ ngôi nhà cũ mà có được, tôi đã sớm quên lời dạy “mất và được” của Sư phụ rồi.

Giờ đây tôi tĩnh tâm suy nghĩ, Sư phụ đã an bài rất tốt cho tôi, nếu căn nhà do anh hai đứng tên, anh ấy đã lo liệu hôn lễ cho chúng tôi, anh ấy không những làm tròn nghĩa vụ của một người anh mà còn cho vợ chồng tôi một căn nhà để ở, đồng thời giúp tôi đề cao tâm tính, buông bỏ tâm lợi ích. Thật là một điều tốt! Nhưng vì khi ấy tôi không thực tu nên đã bỏ lỡ cơ hội được Sư phụ an bài để đề cao tâm tính, lại còn thường xuyên mừng thầm vì mình đã giữ được căn nhà. Việc sai trái tôi đã làm dạo đó đã gây ra cho tôi khó nạn tài chính to lớn ngày hôm nay.

Sau này tôi chợt nhận ra căn nhà vốn dĩ là để cho tôi ở. Tại sao tôi cứ nhất quyết phải đứng tên giấy tờ nhà? Chẳng lẽ tôi muốn sở hữu những thứ thế gian sao? Tôi nhận ra bản thân có tâm tham lam, có chấp trước mạnh mẽ vào vật chất nơi thế gian. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni yêu cầu các đệ tử của Ngài buông bỏ đến cả cái bát để xin cơm, còn tôi thì vẫn còn quá tham lam tài sản thế gian!

Đồng thời, tôi lại nghĩ tới cửa hàng trực tuyến Taobao mà vợ chồng tôi điều hành cách đây mấy năm. Khi ấy, mỗi người chúng tôi mở một cửa hàng trực tuyến, anh ấy bán quần áo nam, còn tôi bán quần áo nữ, tôi chỉ kiếm được vài nghìn Nhân dân tệ qua Taobao trong khi anh ấy kiếm được hàng trăm nghìn. Dạo ấy, cả hai chúng tôi đều tự viết những đánh giá tích cực cho cửa hàng của mình bằng những giao dịch giả để tăng doanh số bán hàng. Giao dịch là giả nhưng tôi cho rằng những đánh giá tích cực mà tôi viết không phải là không chính xác. Chất lượng quần áo quả thực rất tốt nên tôi đã dùng điều này để an ủi bản thân, tôi không bóp méo sự thật, không phải là không tu “Chân” của người tu luyện. Tuy nhiên, sau khi bán hàng được một thời gian, tôi bán được kiện hàng này thì bị trả lại kiện hàng kia, hầu như kiện hàng nào cũng bị trả lại, tôi thấy rất kỳ lạ. Một đêm trong giấc mơ, tôi được Sư phụ điểm hóa rằng việc tôi bán được kiện hàng này lại bị trả lại kiện hàng kia là để tôi hoàn trả những giao dịch giả sai trái trước đây. Sư phụ cũng điểm hóa cho tôi rằng chồng tôi thì không quản bởi vì anh ấy không tu luyện. Khi ấy tôi đã kể với chồng về giấc mơ này và tôi liền đóng cửa hàng trực tuyến. Nhưng chồng tôi không coi trọng điều đó vì anh ấy căn bản không tu luyện, anh vẫn tiếp tục kiếm được 10.000 đến 20.000 Nhân dân tệ mỗi tháng từ cửa hàng này. Nghĩ lại tâm thái của tôi lúc đó, tuy tôi đã đóng cửa hàng nhưng từ nội tâm không hy vọng chồng tôi cũng đóng cửa hàng trực tuyến, sâu thẳm nội tâm tôi ẩn tàng suy nghĩ dù sao thì cũng là anh ấy làm, không phải tôi làm, tôi còn tự mãn đắc ý với thu nhập cao của anh ấy, còn cho rằng tôi có thể không cần đi làm và dùng toàn bộ tinh lực để làm ba việc, dựa vào thu nhập bất chính của anh ấy. Giờ đây nghĩ lại, mặc dù toàn bộ Taobao đều thực hiện giao dịch giả để viết đánh giá tích cực và mọi người đều cho đó là chuyện bình thường, nhưng điều này là do đạo đức trượt dốc làm cho các tiêu chuẩn đạo đức hoàn toàn băng hoại, bất kể mọi người nghĩ như thế nào là bình thường, thì tất cả những việc đó đều là dùng thủ đoạn bất chính để tiêu thụ sản phẩm và xâm phạm lợi ích của người bán khác. Tất cả những người bán hàng tham gia giao dịch giả đều phải mất đức, chứ đừng nói đến người tu luyện.

Sau khi ngộ ra điều này, tôi chợt nhận ra tổng số tiền chồng tôi kiếm được từ cửa hàng trực tuyến và số tiền có được từ việc phá dỡ nhà đúng bằng số tiền anh ấy mất khi mua vé số. Trong Pháp có chuyện gì là ngẫu nhiên chăng? Làm sao tôi có thể oán giận anh ấy được? Tôi quyết định buông tâm và cùng anh ấy làm việc để trả nợ.

Sau này, sau khi học Pháp, tôi còn phát hiện ra anh ấy mắc một món nợ nước ngoài nhưng trong tâm tôi không có áp lực gì nặng nề, không phải vì tâm tính của tôi đạt đến tiêu chuẩn của Pháp mà là vì tôi vẫn che đậy một đường lui cho mình. Nếu một ngày nào đó có chuyện gì xảy ra với anh ấy thì tôi sẽ về nhà bố mẹ đẻ, nhà bố mẹ tôi có phòng và bố mẹ tôi lại là đồng tu. Thế nên trước mắt tôi cứ đỡ đần anh ấy như vậy, còn nếu chèo chống không được nữa thì tôi bỏ chạy. Tôi đang đùa giỡn với cuộc hôn nhân mà Thần đã quy định cho con người, khi gặp khổ nạn thì tôi hướng ngoại tìm và có tâm ỷ lại.

Khi nhận ra tâm này, tôi tự nhủ rằng con đường tu luyện của mình nhất định phải do tự mình đi, những khổ nạn trên con đường tu luyện không thể đẩy sang cho người khác, tôi sẽ không trở về nhà bố mẹ đẻ, cũng không trốn tránh, tôi sẽ chèo chống gia đình này, tôi sẽ ở trong Pháp mà vượt qua, hóa giải khổ nạn này, đường đường chính chính bước đi trên con đường tu luyện của bản thân và làm một đệ tử Đại Pháp chân chính.

Sau đó, tôi động viên chồng thành tâm trả hết nợ, đầu tiên tôi bán căn nhà mới của chúng tôi và trả được hơn một nửa. Đối với các khoản vay nặng lãi, tôi chưa biết phải làm sao thì lúc này đã có chính sách rằng cho vay nặng lãi là vi phạm pháp luật và không cần phải trả. Tôi bàn với chồng là chúng tôi không thể không trả, chúng tôi sẽ trả tiền vốn và tiền lãi theo pháp luật quy định, vậy là vấn đề các khoản vay nặng lãi đã được giải quyết. Khi tôi tìm ra chấp trước ẩn sâu, loại bỏ chúng và dũng cảm đối mặt với khoản nợ gia đình thì thu nhập của chúng tôi đột nhiên tăng lên, mỗi tháng kiếm được hơn 10.000 Nhân dân tệ. Nhờ vậy, chúng tôi có thể sống, tu luyện và trả nợ mà không mắc sai lầm.

Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là trong thời gian đó, người thân của tôi đều thắc mắc làm thế nào tôi có thể dưới áp lực quá lo lớn như vậy mà vượt qua được thử thách cùng chồng. Họ thường nói: “Sao cô giỏi thế nhỉ? Nếu là người khác thì họ đã ly hôn từ lâu rồi.” “Tôi biết gia đình cô đều do một tay cô chèo chống.” Tôi liền nói với họ về vẻ đẹp của môn tu luyện và họ dần dần thay đổi sự hiểu lầm đối với Đại Pháp. Trước đây, gia đình chồng tôi luôn nhìn tôi với ánh mắt dò xét, bây giờ họ cảm nhận được uy đức của Pháp Luân Đại Pháp, nội tâm họ cảm thấy chấn động, họ bắt đầu có cái nhìn chính trực về người tu luyện Đại Pháp và tiếp nhận chân tướng Đại Pháp.

Tôi cũng dần dần hiểu được rằng trong tu luyện hết thảy mọi việc đều là hảo sự. Chúng ta chỉ có thể thực tu chính mình, tâm tính chân chính đề cao thì mới có thể chạm đến trái tim của chúng sinh và cứu độ họ. Nếu chỉ làm tốt ở bề ngoài thì chúng sinh tuy khẩu phục mà tâm không phục, căn bản không cứu được họ. Tôi cũng ngộ ra rằng khi sinh mệnh buông bỏ lợi ích của chính mình, tâm tính vô tư thì sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc không ngôn từ nào diễn tả được. Khi tôi thấy chúng sinh đều có tương lai, trong tâm tôi cảm thấy vui mừng, cũng là niềm vui mà tôi chưa từng cảm nhận được.

Trên đây là một số thể hội tu luyện của tôi, có điều gì không phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/5/451158.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/14/211316.html

Đăng ngày 02-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share