Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-09-2023] Gần đây, tôi đã có một thể ngộ sâu sắc hơn về việc duy trì tâm thái khiêm nhường vào mọi lúc trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Một khi trong đầu thoáng qua cái suy nghĩ rằng chúng ta tốt hơn người khác, hoặc người khác không có khả năng đến thế, hoặc là khi người khác hết lời khen ngợi chúng ta, thì chúng ta nên cảnh giác và hướng nội xem liệu chúng ta có đang thích thú với suy nghĩ rằng mình tốt hơn người khác hay không. Chúng ta phải chú ý và tu bỏ tâm hiển thị và tâm hoan hỷ để tránh bị tự tâm sinh ma.
Để cứu người, các Giác Giả đã chọn cách đầu thai xuống nhân gian và sinh sống trong một tình cảnh mà họ phải đi xin ăn để sống sót. Chúng ta không bao giờ có thể nói ra nguồn gốc của bất kỳ sinh mệnh nào chỉ bằng cách nhìn họ. Thậm chí nếu ai đó biểu hiện ra là có địa vị xã hội thấp hoặc có kỹ năng và năng lực kém cỏi, họ đều có thể đến từ một tầng thứ cao. Chúng ta không thể đánh giá mọi thứ dựa trên bề ngoài hoặc dùng tâm người thường để xác định ra ai là sinh mệnh tầng cao hay tầng thấp. Một người tu càng tốt thì càng biết phải khiêm nhường và tôn trọng người khác.
Giống như Sư phụ dạy chúng ta rằng:
“Mà đó là Sư phụ bảo chư vị cứu trợ lẫn nhau, cùng nhau cứu người mà đồng thời độ chính mình, đó là chúng sinh thời mạt hậu cứu nhau.” (Tránh xa hiểm ác)
Mọi người trên thế gian đều đến vì Pháp. Chỉ là các đệ tử Đại Pháp có cơ hội đắc Pháp sớm hơn mà thôi. Chỉ khi chúng ta tu luyện bản thân cho tốt thì chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu trợ giúp Sư phụ cứu người và trở về thế giới thiên quốc của mình. Những ai còn đang tu luyện thì không có gì để huênh hoang hoặc hiển thị.
Tương tự như thế, tâm oán hận và những lời than phiền là những suy nghĩ tiêu cực mà người tu luyện không được ôm giữ. Oán hận thường đến từ tâm truy cầu. Ví dụ, nếu ai đó không đạt được điều họ mong muốn và dựa trên những tiêu chuẩn người thường để than phiền, thì người đó có thể sinh tâm oán hận.
Bất kỳ sự truy cầu nào trong tu luyện cũng sẽ không thực hiện được. Giống như Sư phụ đã giảng trong Pháp rằng:
“…vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney)
Nếu một người đối đãi với mọi người và hết thảy mọi thứ bằng tâm từ bi và không mong báo đáp, thì họ không thể nào sinh tâm oán hận.
Chúng ta tu luyện bản thân, hết thảy mọi thứ chúng ta tiếp xúc đều là để tu luyện, dù là tiêu trừ nghiệp lực cho chúng ta hoặc giúp chúng ta đề cao. Làm sao chúng ta có thể mong muốn hoàn cảnh bên ngoài thay đổi thuận theo mình được? Chẳng phải đó là làm loạn mọi thứ? Chẳng phải đó là từ chối cơ hội dành cho chúng ta để đề cao hay sao?
Hoàn cảnh bên ngoài sẽ tự nhiên thay đổi khi chúng ta đề cao và thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Đây là điều Sư phụ đã giảng:
“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
“Tu nội mà an ngoại.” (“Tu nội mà an ngoại”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi gặp sự phản kháng trong lúc cố gắng giảng chân tướng cho người khác, chúng ta đầu tiên cần hướng nội. Chúng ta có thể thấy đối phương đột nhiên thay đổi nếu chúng ta có tâm thái thuần tịnh. Những nỗ lực của chúng ta có thể là vô ích nếu chúng ta không tu bản thân trước mà chỉ một mực đòi người khác lắng nghe. Nếu chúng ta buông bỏ tâm chấp trước truy cầu và thái độ đòi hỏi, những nỗ lực của chúng ta sẽ có thể cải biến tình hình. Nếu không, chúng ta có thể đi lệch khỏi con đường chân chính và bước sang phía đối lập.
Do đó, khi chỉ một chút oán hận khởi lên, chúng ta nên cảnh giác, hướng nội ngay lập tức để tìm ra gốc rễ của tâm chấp trước và thanh trừ nó. Chúng ta nên đánh giá sự việc từ góc độ tu luyện và không để quá nhiều ma nạn tích tụ lại đến một mức độ nguy hiểm.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/12/465190.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/17/211366.html
Đăng ngày 23-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.