Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-11-2011]

2011-11-7-minghui-persecution-201226-0--ss.jpg
Một tấm hình được chụp gần đây của em Trương Duyệt Kỳ

Cuối tháng 8 năm 2000, các em Trương Hiểu Linh, Trần Như Trân, Trương Thiểu Hoa, Lưu Thiểu Sơn và Lưu Quỳnh Quyên, cùng đi xe đạp đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Họ đi từ quê nhà tại thị trấn Cốc Nhiêu, quận Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Tất cả các em đều bị bắt giữ. Lúc đầu em Trương Hiểu Linh bị giam tại Trại cai nghiện Mai Hoa trong 25 ngày, sau đó em bị giam cầm một cách cưỡng ép tại Đội Thượng Bảo. Trương Trạch Dân đã đánh em dã man. Cả hai chân của em đều bị thâm tím và sưng tấy, khiến cho việc đi lại rất khó khăn. Sau đó, em Trương được thả và trở về nhà. Nhà em bị giám sát và công an thường xuyên tới nhà bắt giữ em.

Trương Hiểu Linh thường rất hoảng sợ khi ở nhà. Em thường ôm lấy gối và khóc. Công an đến túm lấy hai tay, chân của em, rồi kéo em đi cùng với quần áo. Hai tay của em chảy máu từ những vết xước. Em bị bắt đến Đội an ninh Cốc Nhiêu, và bị giam trong một phòng tối có nhiều chuột. Mẹ em, bà Đặng Tú Anh, một góa phụ, đã mang cô con gái mới 4 tuổi, Trương Duyệt Kỳ đến thăm Trương Hiểu Linh. Bà biết em Trương Hiểu Linh rất sợ hãi, nên bà đã đưa Duyệt Kỳ cho Hiểu Linh qua khung cửa sổ nhà tù, để em có thêm động viên từ em gái mình. Trương Hiểu Linh được ở cùng với em gái Duyệt Kỳ trong ba ngày đêm ở trong căn phòng giam tối tăm, ẩm thấp. Mẹ em không thể chịu đựng được khi nhìn thấy những gì con gái Hiểu Linh của bà trải qua ở trong tù, nhưng công an không cho bà ở cùng với Hiểu Linh. Vì vậy bà đã để lại cô con gái Duyệt Kỳ ở cùng với chị gái một thời gian, để em có thể an ủi chị gái mình.

Mười một năm sau, Duyệt Kỳ một lần nữa lại ở trong tù với chị gái Trương Hiểu Linh. Em bị kết án một năm lao động cưỡng bức, và chị gái Hiểu Linh bị kết án hai năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu ở thành phố Quảng Châu, là nơi khét tiếng bức hại học viên Pháp Luân Công.

Bắt giữ

Mùa hè năm 2011, em Trương Duyệt Kỳ tốt nghiệp trường trung học và đến Quảng Châu để thăm chị gái. Em cũng đang tìm một trường cấp ba. Chiều ngày 3 tháng 8, Trương Duyệt Kỳ và Trương Hiểu Linh bị tố giác với chính quyền trong lúc phát tài liệu về Pháp Luân Công ở nơi công cộng bên trong một quán ăn ở quận Hoàng Bộ. Họ bị bắt đến Đồn công an Đại Sa ở quận Hoàng Bộ.

Ngày 4 tháng 8 năm 2011, em Trương Lệ Linh đã đến đồn công an yêu cầu trả tự do cho em gái và chị gái. Sau đó cô cũng bị bắt giữ. Công an ép em Trương Lệ Linh phải chỉ cho họ nơi em sống và sau đó đến lục soát nhà em. Họ đã lấy đi hai máy tính xách tay, nhiều điện thoại di động cùng các tài sản cá nhân khác. Sau đó họ giam em Trương Lệ Linh cả đêm.

Sau khi được thả, Trương Lệ Linh yêu cầu được gặp em gái Trương Duyệt Kỳ cùng với chị gái Trương Hiểu Linh. Công an đã nói với em trước đó là em sẽ được vào thăm họ, nhưng đó là một sự lừa đảo, và công an không cho em được vào gặp chị và em của em. Thay vào đó, họ nói với em quay lại lúc 3 giờ chiều để vào thăm. Khi em đến, em phải ngồi chờ trong nhiều tiếng và sau đó em mới được vào thăm em gái Trương Duyệt Kỳ. Em không được vào gặp chị gái, và Trương Duyệt Kỳ đã nói với em rằng chị gái Trương Hiểu Linh đã bị công an tra tấn.

Trương Lệ Linh kêu gọi công chúng giúp đỡ

Trong nỗ lực để giải cứu em gái và chị gái, em Trương Lệ Linh đã đi đến nhiều nơi để kêu gọi dư luận quan tâm về sự an toàn của chị gái Trương Hiểu Linh, đặc biệt là cho cô em gái 16 tuổi Trương Duyệt Kỳ, vẫn là trẻ vị thành niên. Dưới đây là lời kể của em Trương Lệ Linh:

Chị gái Trương Hiểu Linh và em gái Trương Duyệt Kỳ đều tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Cả hai đều là những người tốt, muốn cố gắng trở thành những người tốt và trở về bản tính thực sự của mình. Trong quá trình tu luyện, họ đã trải qua nhiều phiên xử, khổ cực, nhưng không oán hận. Ở họ có lòng trắc ẩn và muốn được chia sẻ sự mỹ diệu của Pháp Luân Đại Pháp cho tất cả mọi người. Hai người đã nói với mọi người sống theo các tiêu chuẩn của Chân–Thiện–Nhẫn để có một tương lai tốt đẹp. Họ nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp và mọi người đã bị ĐCSTQ lừa gạt, việc tuân theo những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp sẽ giúp nâng cao các tiêu chuẩn về đạo đức cho những người tập luyện. Họ cố gắng truyền đạt cho mọi người đây là một điều tốt để có lòng tin và tín ngưỡng, và cuộc bức hại là một tội ác.

Hai chị em của tôi kêu gọi lương tâm và công lý. Tuy nhiên, họ hiện đang bị giam tại Trại giam quận Hoàng Bộ và đang chịu bức hại chỉ vì nói chuyện với những người khác rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Cha tôi đã qua đời trước đó một thời gian dài, và mẹ tôi đã nuôi dạy ba chị em tôi. Điều đó thật khó khăn, và bà đã sống một cuộc sống cần kiệm. Hiện giờ người bà rất yếu và dễ suy sụp vì lo lắng cho hai con gái đang bị giam cầm.

Gần đây, các viên chức chính quyền trấn Cốc Nhiêu đã tới nhà tôi với lý do “tìm hiểu tình hình”. Mẹ tôi hàng ngày đều lo lắng cho sự an toàn của các con gái. Tôi ước rằng tôi có thể giúp đỡ và hỗ trợ họ với lương tri của mình.

Mẹ tôi đã đi hàng trăm kilomét để đến thăm con gái, đồn công an Đại Sa đã từ chối và đe dọa bà

Không ai trong gia đình biết được thông tin về hai chị em gái của tôi kể từ lúc họ bị bắt. Ngày 16 tháng 8 năm 2011, bà Đặng Tú Anh cùng với ba người bạn ở Sán Đầu đi đến Đồn công an Đại Sa ở Hoàng Bộ để yêu cầu trả tự do cho hai con gái của bà. Trưởng đồn công an đã từng được trao tặng “Đồn công an cấp 1 toàn quốc” năm 2007 bởi Phòng công an trung ương ĐCSTQ, đã thông báo rằng hai chị em gái của tôi không bị giam ở đó, nhằm chối bỏ trách nhiệm. Ông ta cũng gọi một đội an ninh nội địa đến bao vây chúng tôi để âm mưu bắt họ. Họ ngay lập tức rời đi. Mẹ tôi phải quay trở về mà không có thông tin gì của con gái.

Ngày 28 tháng 8, có ba công an ở Đồn công an Quảng Châu và viên chức Phòng 610 ở Triều Dương, Sán Đầu đã đến nhà bà Đặng Tú Anh để điều tra. Một người có họ là Hứa nói rằng ông ta phụ trách các vụ án hình sự. Ông ta đã bảo bà Đặng Tú Anh làm việc với họ. Ông ta nói với bà rằng trường học chuẩn bị khai giảng và trước hết bà nên làm việc với họ để sớm trả tự do cho cô con gái út. Sau đó bà có thể nộp đơn để cô con gái lớn được thả. Ông ta theo đuổi, lừa lọc, cố gắng thuyết phục bà Đặng ký và một vài biên bản. Gia đình đã không có bất kỳ thông tin nào từ công an, không có tin gì về con gái. Cả gia đình đều lo lắng.

Ngày 26 tháng 9, bà Đặng tiếp tục đến Đồn công an Đại Sa ở Hoàng Bộ để hỏi thêm thông tin liên quan đến hai con gái. Phó đồn Lô Anh Bằng nói với bà rằng con gái bà đã bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức vào ngày 2 tháng 9. Em Trương Hiểu Linh đã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và em gái Trương Duyệt Kỳ bị kết án một năm. Ông ta cũng âm mưu lừa bà Đặng ký vào một số giấy tờ; tuy nhiên, bà đã không còn tin vào công an và đã từ chối ký bất kỳ cái gì. Bà chất vấn ông ta:” Ông không thông báo gì cho người nhà tôi, chỉ đưa con tôi đến trại lao động cưỡng bức. Ông có biết ông vi phạm điều luật gì không? Đứa bé nhất mới chỉ 16 tuổi, là một học sinh giỏi, nó có kế hoạch vào trường cấp ba vào tháng 9. Ông đang cướp đi cơ hội đi học của nó.

Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu ở Quảng Châu từ chối không cho gia đình vào thăm

2011-11-7-minghui-persecution-201226-1--ss.jpg
Bức hình Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu ở thành phố Quảng Châu

Chiều ngày 1 tháng 10, bà Đặng Tú Anh, cùng với họ hàng và bạn bè, đã đến Đồn công an Đại Sa lần thứ ba để yêu cầu được gặp Trương Hiểu Linh và Trương Duyệt Kỳ. Họ nộp đơn kháng cáo cho công an trực ban. Công an này nói rằng họ có thể đến thăm hai con gái tại Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu.

Ngày 2 tháng 10, bà Đặng cùng với bạn bè và gia đình, đi đến Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu ở thành phố Quảng Châu để yêu cầu được gặp hai con gái. Viên công an trực ban ở đó đã không cho họ vào, nói rằng họ phải quay lại vào ngày 11 tháng 10 để vào thăm.

Ngày 11 tháng 10, bà Đặng lại đến Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu. Hai viên công an trực ban ở trại nói rằng lãnh đạo không cho bà vào thăm con gái. Bà Đặng hỏi vị lãnh đạo nào mà anh đang nói đến. Công an không trả lời và cũng không tiếp tục nói chuyện với họ nữa. Cảnh hiệu của hai viên công an là: 4422103 và 4422262.

Đồn công an Đại Sa ở quận Hoàng Bộ trốn tránh mọi trách nhiệm

2011-11-7-minghui-persecution-201226-2--ss.jpg
Đồn công an Đại Sa ở quận Hoàng Bộ

Ngày 12 tháng 10, bà Đặng lại đi cùng với bạn bè và gia đình, đi đến Đồn công an Đại Sa lần thứ tư để yêu cầu được gặp con gái. Một lần nữa bà không được phép vào thăm, họ cũng không giải thích cho bà. Sau đó, họ đã đến Đồn công an quận Hoàng Bộ và phòng công an thành phố để kháng cáo và yêu cầu được gặp con gái. Tất cả cơ quan chính quyền đều chối bỏ mọi trách nhiệm. Họ đưa bà Đặng cùng nhiều người thân đi cùng bà đến phòng kháng cáo cấp thành phố gần đó. Bà Đặng đã nộp một đơn kháng cáo yêu cầu được vào thăm con gái và phải trả tự do cho hai con. Viên chức ở phòng kháng cáo đã đồng ý điều tra và trả lời cho bà sớm.

Ngày 31 tháng 10, bà Đặng đi đến phòng kháng cáo và phòng công an cấp thành phố một lần nữa. Nhưng bà vẫn không được gặp mặt hai con gái. Sau đó, bà đi đến Đồn công an Đại Sa. Công an Trần Triệu Vinh (cảnh hiệu 032394) đã rất giận dữ. Bà Đặng hỏi “Ai đã đánh con gái nhỏ của tôi? Tại sao các ông làm việc đó?” công an Trần trả lời “Chúng tôi đánh nó đấy, thì sao nào?” Ông ta cũng âm mưu đưa bà Đặng đi.

Dưới những yêu cầu ngay chính của bà Đặng cùng bạn bè và họ hàng, đồn công an đã phải đưa họ hai bản sao của “Quyết định lao động cưỡng bức của Ban quản lý trại lao động cưỡng bức thành phố Quảng Châu

Kháng cáo yêu cầu điều tra lại

Bởi điều này là không công bằng, nên bà Đặng ngay lập tức nói rằng bà sẽ kháng cáo để điều tra lại. Những cơ quan chính quyền có trách nhiệm điều tra lại các vụ việc là Chính quyền thành phố Quảng Châu hoặc Ủy ban quản lý lao động cưỡng bức tỉnh Quảng Đông (địa chỉ là Phòng quản lý luật pháp, Phòng công an tỉnh Quảng Đông tại số 97 đường Hoàng Hoa, thành phố Quảng Châu)

Với những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, Trại lao động cưỡng bức nữ Tra Đầu ở thành phố Quảng Châu cuối cùng cũng cho bà Đặng và con gái Trương Lệ Linh được vào gặp con gái út Trương Duyệt Kỳ vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2011.

Những cá nhân liên quan:

1. Phòng 610 thành phố Quảng Châu
Dương Minh Đức: Trưởng Phòng 610 thành phố Quảng Châu, phó bí thư Ủy ban chính trị và lập pháp ĐCSTQ thành phố Quảng Châu

2011-11-7-minghui-persecution-201226-3.jpg
Dương Minh Đức

2. Đồn công an Đại Sa ở quận Hoàng Bộ, thành phố Quảng Châu
Lãnh đạo Đặng Hướng Quần, người chỉ đạo bức hại: 86-18922219622(di động)
Đội trưởng Trương Nguyện Quần: 86-13602841863(di động)

3. Ủy ban chính trị và lập pháp ĐCSTQ quận Hoàng Bộ ở thành phố Quảng Châu và Phòng công an quận Hoàng Bộ
Dương Tân: thường ủy ĐCSTQ quận Hoàng Bộ, bí thư ủy ban chính trị và lập pháp quận Hoàng Bộ, lãnh đạo đội xử lý giáo phái quận Hoàng Bộ

2011-11-7-minghui-persecution-201226-4.jpg
Dương Tân

Dương Tân, nam, sinh tháng 7 năm 1965. Ông ta sống ở thành phố Tra Đầu. Ông ta là sinh viên tại chức tốt nghiệp của Học viên nghiên cứu xã hội tỉnh Quảng Đông và là trợ lý kinh tế.

4. Ủy ban quản lý lao động cưỡng bức thành phố Quảng Châu và phòng công an thành phố Quảng Châu
Lãnh đạo: Ngô Sa

5. Trại lao động cưỡng bức Tra Đầu thành phố Quảng Châu
Từ Hiển Kiền, lãnh đạo và là bí thư, nam: 86-13802950304 (di động), 86-20-81730790 số máy lẻ. 8888
Lương Huệ Bình, lãnh đạo, nữ: 86-13925148561(di động), 86-20-81730790
Đội trưởng Từ ở đội hai: 86-20-81730621

Hoàng Dục, nguyên chính trị viên đội ba, hiện là chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc bộ phận giáo dục. Bà ta tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công trong suốt 12 năm qua và được thăng chức vì điều này. Bà ta rất tàn nhẫn và không hối hận.
Đội hai (chuyên dùng để giam giữ học viên Pháp Luân Công): 86-20-81730621
Nguyễn Linh, chính trị viên đội hai (bà ta được thăng chức vì tích cực tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công. Bà ta rất độc ác và không ăn năn.

Để biết thêm thông tin và số điện thoại của những cá nhân tham gia bức hại hai em Trương Hiểu Linh và Trương Duyệt Kỳ, xin xem thêm tại bản tiếng Hán.

Thông tin liên quan:

https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/19/127562.html

Thông tin ở bản tiếng hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/12/广东张晓玲、张悦琪姐妹被绑架-家人吁关注-245277.html

https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/22/128914.html

Thông tin ở bản tiếng hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/17/少女姐妹俩被广州槎头劳教所非法关押-247981.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/8/十六岁女中学生再陷冤狱(图)-248865.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/25/129688.html
Đăng ngày 15-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share