Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-03-2023] Một cư dân 59 tuổi ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh mới chỉ được phép gặp mặt người nhà một lần kể từ khi bị bỏ tù vào ngày 16 tháng 8 năm 2022 để chấp hành bản án oan sai 4,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Gia đình bà Lưu Cương Lợi đã nhiều lần yêu cầu thăm thân, nhưng vô ích.

2023-3-18-202102-0--ss.jpg

Bà Lưu Cương Lợi

Ngày 2 tháng 2 năm 2020, bà Lưu bị bắt vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công.

Ngày 10 tháng 8 năm 2021, bà bị kết án 4,5 năm tù và bị chuyển tới Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Liêu Ninh vào ngày 16 tháng 8 năm 2022.

Tháng 10 cùng năm, bà bị huyết áp cao và 1 tháng sau bà bị đưa tới khu giam giữ số 4.

Gia đình bà Lưu thường xuyên đi tới nhà tù cũng như gọi điện thoại để yêu cầu được vào thăm bà. Họ cũng gọi tới đường dây nóng của nhà tù và viện kiểm sát, nhưng lại bị cấm cản.

Thậm chí đến cuối cùng khi chồng bà Lưu được gặp bà vào ngày 12 tháng 1 năm 2023 với điều kiện đi kèm là ông phải thuyết phục bà từ bỏ Pháp Luân Công, thì thời gian của cuộc thăm thân chỉ kéo dài 10 phút. Kể từ đó họ chưa từng được phép gặp nhau thêm một lần nào nữa.

Bị từ chối thăm thân vì “có ảnh hưởng xấu” tới bà Lưu

Ngày 12 tháng 1 năm 2023, gia đình bà Lưu tới nhà tù một lần nữa để thăm bà. Họ phải đợi nửa tiếng đồng hồ thì mới thấy 3 nữ lính canh xuất hiện. Họ nói: “Bà Lưu hiện đang bị quản lý nghiêm ngặt và thông thường sẽ không được phép thăm thân. Tuy nhiên chúng tôi đã xin chỉ đạo từ giám thị nhà tù và bây giờ chúng tôi muốn biết quan điểm của các vị về việc tu luyện Pháp Luân Công của bà ấy. Các vị có phản đối điều đó không?”

Lính canh tiếp tục nói: “Theo quy đình nhà tù chúng tôi, nếu các vị có thể đóng góp tích cực vào việc chuyển hóa bà ấy (từ bỏ Pháp Luân Công), thì chúng tôi có thể phê chuẩn yêu cầu thăm thân. Nói cách khác, nếu các vị phản đối việc bà ấy tu luyện Pháp Luân Công và hy vọng bà ấy quy chính thì các vị có thể gặp bà ấy. Còn nếu các vị ủng hộ bà ấy, thì chắc chắn chúng tôi sẽ không phê chuẩn việc thăm thân bởi vì các vị sẽ gây ảnh hưởng xấu tới bà ấy”.

Cuối cùng, chỉ có chồng bà Lưu được phép gặp bà và chỉ trong 10 phút.

Những người thân không được phép gặp bà Lưu đã hỏi lính canh về cơ sở pháp lý cho việc tước quyền thăm thân. Lính canh nhắc lại lý do của họ rằng nếu gia đình không phản đối việc bà ấy luyện Pháp Luân Công thì họ sẽ không có vai trò hữu tích trong việc giúp bà Lưu “nhận ra lỗi lầm của mình”.

Gia đình chỉ ra rằng luật quản lý nhà tù Trung Quốc không có quy định nào như vậy và nhà tù đã không chấp hành theo pháp luật.

Lính canh trả lời: “Chúng tôi là một nhà tù Trung Quốc, nhưng nhà tù có quy định của nhà tù. Đó là những gì giám thị nhà tù nói.”

Sau đó, gia đình yêu cầu được xem quy định của họ.

Lính canh trả lời: “Chúng tôi không được phép tùy tiện cho mọi người xem tài liệu của nhà tù, đặc biệt là các vị.”

Gia đình hỏi lính canh: “Điều kiện mà các vị áp đặt cho chúng tôi–phản đối việc tu luyện Pháp Luân Công của bà ấy, không có liên quan gì tới việc thăm thân. Các vị có chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình không?”

Sau chuyến thăm nom ngắn ngủi của chồng bà Lưu, một thành viên gia đình đã một lần nữa hỏi lính canh tại sao lại tước quyền thăm thân của họ. Một lính canh trả tời: “Tôi là cảnh sát nhà tù, tôi phải làm theo quy định của nhà tù”. Cô ta dửng dưng khi gia đình nói sẽ đệ đơn khiếu nại họ.

Nhưng khi gia đình cố gắng đệ đơn khiếu nại, cửa của văn phòng quản lý nhà tù lại bị đóng và họ không thể tìm được số điện thoại của người phụ trách.

Em trai bị cấm cản thăm bà

Ngày 14 tháng 2 năm 2023, gia đình bà Lưu tới phòng thăm thân của nhà tù và yêu cầu thăm bà lẫn nữa. Tình cờ là lính canh Na Vũ của trung tâm dịch vụ nhà tù đang ở đó. Sau khi nhìn thấy em trai bà Lưu, Na hỏi: “Chúng tôi đã bảo ông tới gặp bà ấy chưa? Chúng tôi đã gọi điện cho ông chưa?”

Em trai bà trả lời rằng ông đã không được gặp chị mình hơn 6 tháng và tới thăm chị gái là quyền của ông.

Na Vũ nói: “Chẳng phải bà ấy mới gặp chồng đó sao? Mỗi tháng chỉ được gặp một lần. Chúng tôi có yêu cầu và quy định về thăm thân, ông phải nhận được thông báo là ngày nào được tới thì mới được tới và mới có thể được gặp. Không có thông báo hẹn trước thì không được phép gặp”.

“Vậy chúng tôi có thể sẽ cứ mãi mãi chờ thông báo của các cô sao?”

Na khăng khăng rằng cô ta sẽ không cho ông gặp bà Lưu. Cô ta còn hướng dẫn ông tới trung tâm dịch vụ nhà tù, nói rằng trung tâm thăm thân chỉ dành cho những người có hẹn trước.

Em trai bà Lưu yêu cầu được nói chuyện với trưởng khu giam giữ, nhưng một nam lính canh nói rằng trưởng khu giam giữ không có nghĩa vụ phải gặp ông và anh ta còn bảo em trai bà đi tới trung tâm dịch vụ nhà tù.

Em trai bà Lưu nói kể từ khi chị gái ông bị đưa tới nhà tù, ông và gia đình đã đi tới trung tâm dịch vụ nhà tù nhiều lần, nhưng Na tìm đủ mọi lý do để từ chối họ.

Lính canh nhà tù phớt lờ pháp luật, chỉ làm theo “quy định nội bộ”

Ngày 23 tháng 2 năm 2023, ngày thăm thân của khu số 4, gia đình bà Lưu quay lại nhà tù để thăm bà. Họ nói với lính canh của khu giam giữ rằng việc nhà tù tước quyền thăm thân của phạm nhân là hành vi phi pháp. Bất kể nhà tù có quy định như thế nào thì vẫn cần phải tuân theo pháp luật.

Một lính canh nói với họ: “Các vị phải ý thức được thân phận của mình trong khi nói chuyện với chúng tôi. Nếu các vị nói bà ấy bị oan uổng thì tôi xin lỗi, các vị đã tới nhầm chỗ rồi. Các vị nên tìm tới tòa án mà nói chuyện. Còn nếu bà ấy đã vào trong tù rồi, điều đó có nghĩa là bà ấy đã bị tuyên án và chúng tôi với tư cách là nhà tù, thì chúng tôi có quyền quản lý bà ấy”.

Một lính canh khác là Triệu Xương Như (người này trước đó đã bị liệt vào danh sách thủ phạm bức hại học viên Pháp Luân Công) đã hống hách nói rằng lần trước họ đã cho phép chồng bà Lưu gặp bà rồi.

Lính canh khẳng định họ chắc chắn sẽ không cho phép gia đình gặp bà Lưu vào ngày hôm đó và họ nói rằng luật pháp không quy định rõ là tù nhân phải được thăm thân.

Gia đình đã đưa ra hai văn bản. Một là danh sách các tổ chức tà giáo do Bộ Công an ban hành vào năm 2000, trong đó không bao gồm Pháp Luân Công; một văn bản khác là thông báo của Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc về việc dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công vào năm 2011.

Triệu nói: “Nếu các vị nghĩ bà ấy bị oan uổng thì các vị có thể tiếp tục nộp đơn kiến nghị tòa án xem xét vụ án của bà ấy. Nếu các vị nói với chúng tôi về Pháp Luân Công, thì có phải là các vị có muốn tạo thêm rắc rối cho bà Lưu không? Nếu các vị thực sự lo cho bà ấy, thì tốt nhất các vị đưa những tài liệu này ra”.

Gia đình yêu cầu được xem họ đã dựa vào quy định nào của nhà tù để liệt bà Lưu vào diện quản lý nghiêm ngặt. Triệu nói rằng tài liệu đó là bí mật, nhưng bà ta xác nhận rằng họ đã đưa ra quyết định này vì bà Lưu từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Khi gia đình nói tháng sau họ sẽ lại đến, Triệu đáp: “Tôi không kiến nghị các vị đến vào tháng sau. Các vị nên đợi điện thoại thông báo về việc thăm thân.”

Trong cuộc đối thoại, một người thân của bà Lưu cố gắng thuyết phục lính canh giúp đỡ học viên Pháp Luân Công nếu họ có thể, nhưng giám sát viên khu 4 Tôn Vĩ Tĩnh đã đe dọa sẽ báo họ với cảnh sát.

Bốn cảnh sát mặc cảnh phục luôn đứng trực trong suốt cuộc nói chuyện, như thể họ sẵn sàng bắt giữ người thân của bà Lưu bất cứ lúc nào có lệnh.

Gia đình yêu cầu nhà tù tiết lộ thông tin chính về bà Lưu

Lo lắng cho bà Lưu, gia đình bà đã viết thư cho giám thị Mã Kiêu, giám đốc của Cục Quản lý Nhà tù Tỉnh Liêu Ninh Cao Trường Sinh và giám đốc của Sở Tư pháp Tỉnh Liêu Ninh Lâm Chí Mẫn yêu cầu họ công khai văn bản mà họ dùng làm căn cứ pháp lý để xác định bà Lưu là một “tù nhân bị quản lý nghiêm ngặt”, cá nhân nào chịu trách nhiệm chuyển hóa bà, cũng như ai là người đưa ra quyết định tước quyền thăm thân hoặc quyền gọi điện cho thân nhân của bà Lưu.

Gia đình cũng yêu cầu được biết liệu bà Lưu có bị tra tấn ở trong nhà tù hay không, nhà tù đã xử lý những thủ phạm tra tấn bà ấy như thế nào, cũng như được xem báo cáo sức khỏe của bà kể từ khi bị cầm tù.

Nhà tù và cục quản lý nhà tù không phản hồi gia đình. Sở tư pháp từ chối yêu cầu của họ với lý do rằng thông tin mà họ yêu cầu cung cấp là “bí mật quốc gia”.

Gia đình đã khiếu nại quyết định của phòng tư pháp. Họ chỉ ra rằng cơ quan này đã phớt lờ hành vi phạm pháp xảy ra trong nhà tù. Việc họ gọi đó là “bí mật quốc gia” cho thấy họ đã biết về sự tra tấn ở trong nhà tù. Gia đình yêu cầu sở tư pháp bảo vệ sự an toàn cá nhân của bà Lưu và quyền thăm thân của gia đình. Họ thề sẽ tận lực để đòi công lý cho bà Lưu.

2023-3-18-202102-1--ss.jpg

Nhà tù Nữ Số 2 Tỉnh Liêu Ninh

Thông tin liên lạc của các thủ phạm tham gia bức hại bà Lưu:

Mã Kiêu (马骁), giám đốc nhà tù
Vương Úy (王蔚), chính ủy
Lang Lãng (郎朗), trưởng khu giam giữ số 4
Tôn Vĩ Tĩnh (孙玮静), giám sát viên khu số 4: +86-18040085165
Triệu Xương Như (肇昌茹), lính canh tù

Bài liên quan:

Tỉnh Liêu Ninh: Một phụ nữ phải nhập viện khi đang thụ án tù vì kiên định đức tin của mình, gia đình không được vào thăm

Liêu Ninh: Một người phụ nữ đang thụ án tù vì tu luyện Pháp Luân Công liên tục bị tẩy não và tra tấn

Liêu Ninh: Một phụ nữ bị kết án vì kiên định đức tin, gia đình đệ đơn kiện những người có trách nhiệm liên quan đến vụ việc

Liêu Ninh: Một người phụ nữ bị kết án 4,5 năm vì tu luyện Pháp Luân Công

Liêu Ninh: Từng bị cầm tù ba năm, một phụ nữ lại đối mặt với sự truy tố vì đức tin vào Pháp Luân Công

Bị cầm tù vì đức tin, một phụ nữ ở tỉnh Liêu Ninh bị ngược đãi liên tục

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/19/457894.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/3/207930.html

Đăng ngày 04-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share