Bài viết của Vô Hình tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-07-2022] Gần đây tôi đã đọc một bài chia sẻ trên Minh Huệ Net liên quan tới việc đệ đơn kiện các cơ quan chính phủ và những cá nhân bức hại Pháp Luân Công. Tác giả bài viết khuyến nghị các học viên Pháp Luân Công không nên trực tiếp kiện từng cá nhân thủ phạm vì làm như vậy thì sau này sẽ khó cứu họ hơn.

Là một cựu cảnh sát bị mất việc vì tu luyện Pháp Luân Công, tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm và nhận thức của bản thân về việc chúng ta có nên kiện từng cá nhân vi phạm, trong đó có cả cảnh sát hay không.

Tuân thủ trình tự pháp lý

Sau khi bị sở cảnh sát sa thải, tôi bắt đầu quá trình khởi kiện mà không nêu tên của bất kỳ ai liên quan đến việc buộc tôi chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng sau đó, đơn kiện của tôi bị chuyển thành cáo buộc Sở cảnh sát tội lạm dụng chức quyền, nên tôi phải nêu rõ tên của người phạm tội theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, tôi đã đệ đơn kiện giám đốc Sở cảnh sát và sao chép thành 10 bản để gửi đến 10 cơ quan ban ngành trung ương, cũng như Ủy ban Kiểm tra cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện. Ủy ban kiểm tra cấp huyện không quản sự việc này nhưng đã chuyển đơn kiện đến chủ tịch huyện (trong đó có bốn phó chủ tịch) và ba bí thư huyện ủy (trong đó có hai phó bí thư). Ngoài ra, tôi còn gửi đơn kiện cho 19 quan chức cấp huyện và thị trấn với mục đích chính là giúp các quan chức nhận thức về cuộc bức hại, trong đó cũng bao gồm việc sở cảnh sát tự ý cho tôi thôi việc là không có cơ sở pháp lý.

Đúng là giám đốc Sở cảnh sát không thích đơn kiện của tôi chống lại anh ta. Nhưng sự việc này vẫn rất đáng làm vì có nhiều quan chức và nhân viên chính quyền đã biết về những gì xảy ra với tôi trong suốt quá trình này. Trên thực tế, sau khi gửi tài liệu đến Sở cảnh sát để yêu cầu phục hồi vị trí công tác, tôi đã gọi điện cho Phòng tổ chức cán bộ và họ thừa nhận là không có cơ sở pháp lý để sa thải tôi.

Một khía cạnh khác là tự mình cần tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan. Trên Minh Huệ Net từng có một bài chia sẻ về việc yêu cầu khôi phục việc chi trả lương hưu. Tác giả bài viết đề xuất các học viên Pháp Luân Công nên trích dẫn các luật có liên quan và nộp các tài liệu cần thiết khi yêu cầu phục hồi việc chi trả lương hưu bị đình chỉ bất hợp pháp. Tôi cũng làm giống như vậy. Ví dụ, ban đầu tôi nhận được thông báo rằng nguyên nhân tôi bị sa thải là dựa trên một thông báo từ Bộ Nội Vụ tuyên bố Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Vì vậy tôi đã viện dẫn Điều 90 của Hiến Pháp vào đơn kiện:

“Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban Quốc Vụ viện chịu trách nhiệm về công tác bộ phận của mình. Triệu tập và chủ trì Hội nghị Bộ trưởng hoặc Hội nghị Uỷ ban, Hội nghị thường vụ, thảo luận quyết định những vấn đề quan trọng của công tác ở bộ mình.

“Các Bộ, Uỷ ban căn cứ theo pháp luật và các văn bản pháp quy, quyết định, mệnh lệnh hành chính của Quốc Vụ viện, ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị và văn bản trong phạm vi quyền hạn của mình”.

Rõ ràng Điều 90 Hiến Pháp không đề cập đến bất cứ điều gì liên quan đến việc chấm dứt công việc của một người vì tín ngưỡng của họ vào Pháp Luân Công. Vì vậy, những lãnh đạo đơn vị nơi tôi công tác, những người quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của tôi, đã phạm tội lạm dụng chức quyền. Khi ghé thăm Sở cảnh sát, tôi tình cờ gặp một số đồng nghiệp cũ. Họ rất ngạc nhiên khi biết chuyện tôi bị buộc thôi việc bất hợp pháp. Hiển nhiên, sự việc này đã giúp họ hiểu cuộc bức hại là vô căn cứ, cũng như việc nhắm mục tiêu vào các học viên vì tín ngưỡng của họ là bất hợp pháp.

Hiệu ứng răn đe

Như tôi đã đề cập ở phần đầu của bài chia sẻ, một số học viên có xu hướng kiện các cơ quan, tổ chức tham gia bức hại, mà không phải một cá nhân cụ thể nào, bởi họ cho rằng nếu làm như vậy thì những người tham gia bức hại sẽ không chịu nghe chân tướng và khó cứu được họ. Mặc dù tôi hiểu được cách làm này, nhưng tôi nghĩ nó không hoàn toàn tuyệt đối đúng. Chúng ta có thể xem xét khởi kiện một số cá nhân trong những trường hợp nhất định, để cho cá nhân đó thấy được những hành vi mà anh ta làm để bức hại đệ tử Đại Pháp, xét trên phương diện đạo đức hay từ cơ sở pháp luật mà giảng đều là sai.

Lấy ví dụ, một cảnh sát đã lục soát nhà một học viên và tịch thu đồ đạc cá nhân, bao gồm một máy tính cá nhân của một thành viên trong gia đình. Dù không tìm thấy thông tin nào liên quan đến Pháp Luân Công được lưu trữ trong máy, nhưng viên sĩ quan cảnh sát vẫn từ chối trả lại. Gia đình người học viên đã yêu cầu cảnh sát hoàn trả máy tính nhiều lần nhưng đều không có kết quả. Khi các học viên khác giảng chân tướng Pháp Luân Công cho anh ta thì anh ta không chịu tiếp thụ. Cuối cùng, người học viên bị bắt giữ đã kiện viên sĩ quan cảnh sát và gửi đơn kiện đến cơ quan thanh tra thành phố, viện kiểm sát và cả bản thân vị cảnh sát này. Tôi tin cách làm này sẽ giúp các cơ quan nhà nước và chính người cảnh sát đó hiểu rằng việc đàn áp Pháp Luân Công như thế là sai trái.

Một ví dụ tương tự khác là có trường hợp học viên bị bắt giữ, một sĩ quan cảnh sát đã lục soát nhà (điều này là bất hợp pháp) và lấy đi 10.000 nhân dân tệ của gia đình người học viên cùng các đồ đạc cá nhân khác. Khi người nhà học viên yêu cầu trả lại số đồ đạc bị tịch thu, viên cảnh sát không chịu thừa nhận đã lấy. Cuối cùng, người học viên đã đệ đơn kiện viên cảnh sát. Các bằng chứng khởi kiện cũng được gửi đến nhiều cơ quan ban ngành khác nhau. Những người nhận được tài liệu đều biết viên sĩ quan cảnh sát bức hại người học viên chỉ vì niềm tin của anh ấy vào Chân–Thiện–Nhẫn.

Với những cá nhân bị đệ đơn kiện, mặc dù họ cảm thấy bất mãn với đơn kiện, hoặc không tiếp thụ chân tướng Pháp Luân Công, nhưng họ có thể biết những hành vi của bản thân là bất hợp pháp, và tôi tin rằng sau này họ sẽ chú ý hơn trong công tác, biết cân nhắc đến nhân quả. Nên xét về tổng thể thì việc làm này là tốt.

Sư phụ giảng:

“Vạch trần cảnh sát tà ác và kẻ xấu, công bố ở xã hội những hành vi ác của họ, cách làm đó là có tác dụng làm những kẻ ác không còn lý tính kia phải kinh hãi vô cùng, đồng thời giảng chân tướng tại địa phương [của tà ác] cũng khiến cho dân chúng thấy rõ và nhận thức một cách trực tiếp được bức hại của tà ác, đồng thời cũng là biện pháp rất tốt để cứu độ dân chúng bị vu khống đầu độc và lừa dối. Hy vọng toàn thể đệ tử Đại Pháp cũng như học viên mới ở Trung Quốc đều làm thật tốt việc này.” (Lời bình, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Khi nhiều đặc vụ từ sở cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án và các cơ quan chính phủ khác biết về các vụ kiện chống lại những thủ phạm cụ thể, họ sẽ hiểu cuộc bức hại là sai trái và có thể ngừng tham gia đàn áp. Họ có thể được cứu và hoàn cảnh cũng sẽ được cải biến.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/15/446246.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/4/202620.html

Đăng ngày 05-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share