Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Đại Lục

[MINH HUỆ 04-04-2022] Năm 2021, khi vừa hết Tết không lâu, vào lúc 6 giờ tối một ngày nọ có một người tới gõ cửa nhà tôi. Tôi vừa mới chuyển đến khu phố này không lâu và gần như cũng không biết ai ở đây. Hơn nữa khách tới chơi đều phải quẹt thẻ để vào tòa nhà, ngay cả khi đến thăm người quen thì cũng phải gọi điện trước, vì vậy tôi băn khoăn không biết người đó là ai.

Tôi mở cửa thì thấy hai cảnh sát mặc cảnh phục đang đứng đó, một người trông có vẻ lớn tuổi hơn người còn lại. Họ nói rằng họ đến từ đồn công an ở khu dân cư nơi tôi sống trước đây. Tôi nhận ra rằng họ đến vì cái gọi là “Chiến dịch Xóa sổ”, một hành động gây áp lực để ép các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải từ bỏ đức tin của họ.

Tôi có chút bực bội và lớn tiếng chất vấn họ: “Ai nói với các anh là tôi chuyển đến đây? Ai cho các anh vào?”

Viên cảnh sát lớn tuổi nói: “Vào trong rồi nói, vào trong rồi nói, để hàng xóm của chị nghe thấy thì không hay.”

Tôi đáp: “Giờ không còn sớm nữa, mà tôi đang ở nhà một mình. Các anh vào đây là không thích hợp đâu?”

Viên cảnh sát đó lầm bầm: “Đừng lo lắng về điều đó.” Sau đó, họ xông vào nhà tôi.

Người cảnh sát lớn tuổi hơn cho tôi xem phù hiệu cảnh sát nhưng lại che ảnh và tên lại, nên tôi muốn xem kỹ nó.

Anh ta ngay lập tức đóng túi phù hiệu của mình lại và nói rằng họ chỉ nói vài ba câu thì sẽ rời đi. Tôi thấy viên cảnh sát trẻ hơn đang ghi hình bằng camera gắn trên người anh ta, vì vậy tôi yêu cầu anh ta tắt nó đi. Anh ta từ chối, và khi người cảnh sát lớn tuổi yêu cầu anh ta tắt nó đi thì anh ta mới tắt.

Sau đó không cần tôi mời, họ đã ngồi xuống. Người cảnh sát lớn tuổi nói: “Chúng tôi biết chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chị cứ tu luyện ở nhà là được rồi và đừng có phản Đảng.”

Tôi hỏi anh ta: “Cái gì gọi là phản Đảng?”. Anh ta nói: “Ừm, tôi cũng không biết. Nói chung là đừng nói lời không tốt về Đảng.”

Tôi nói: “Một người dù tốt đến mấy thì cũng không tránh được việc có người nào đó nói rằng anh ta không tốt. Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm điều xấu mà lại không cho người ta nói về nó chứ?”

“Pháp Luân Đại Pháp đối với dân với nước chỉ có trăm phần lợi mà không có một phần hại, nhân dân toàn quốc đều nên phản đối nó [ĐCSTQ] bức hại Pháp Luân Đại Pháp.”

Anh ta không trả lời thẳng vào câu nói của tôi, mà hỏi: “Chồng con chị có ủng hộ chị không?” Tôi nói: “Ai đó thái độ gì thì là việc riêng của họ, không phải việc mà tôi cần quan tâm.”

Anh ấy xen vào: “Vậy chị có ảnh hưởng đến họ không?”

Tôi nói: “Có ảnh hưởng chứ!”

Sau đó anh ta thốt lên: “Đấy! Thấy chưa!”

Anh ta nghĩ rằng môn tu luyện của tôi đã ảnh hưởng đến sự nghiệp, học hành và tương lai của chồng con tôi, nên tôi đã giải thích cho anh ta hiểu rằng toàn thể gia đình tôi đã thụ ích từ Đại Pháp.

Tôi nói: “Hiện nay họ đều đang rất khỏe mạnh. Cả chồng và con tôi đều được thăng quan phát tài.”

Họ có vẻ ngạc nhiên, vì họ không nghĩ tôi nói “ảnh hưởng” là theo nghĩa này. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy ngôi nhà lớn với đồ đạc sang trọng trong nhà tôi, họ đã tin những lời tôi nói là sự thật. Thực ra ngay khi họ vừa bước vào, tôi đã nghe thấy người cảnh sát lớn tuổi hơn lẩm bẩm: “Ngôi nhà đẹp thật!”

Tôi nói xong họ đứng dậy và khách khí nói: “Đến giờ chị đi chuẩn bị bữa tối rồi”. Sau đó, họ rời đi.

Nhưng ngay sau khi họ bước ra ngoài, tôi nhớ ra người sỹ quan lớn tuổi nói họ của ông ta là Dương, và anh ta là phó giám đốc sở cảnh sát.

Vì vậy, tôi chạy đến và hỏi ông ta: “Ông là ông Dương, và là phó giám đốc sở cảnh sát, phải không?”. Ông ta trông hơi khiếp sợ: “Chị đã nhớ số cảnh sát của tôi rồi sao?”

Ông ta đã để ý khi tôi nhìn chằm chằm vào số hiệu cảnh sát trên vai ông ta trong một lúc khi chúng tôi nói chuyện. Nhưng thực ra tôi đã quên mất nó.

Tôi không trả lời ông ta và chỉ nói: “Ông đã nghe nói về ‘Danh sách những kẻ bức hại’ chưa?”. Ông ấy sợ hãi và nói: “Xin đừng! Đừng ghi tên tôi vào ‘Danh sách những kẻ bức hại’ đó. Tôi không phải là thủ phạm”.

Tôi trả lời: “Tôi cũng tin ông không phải là thủ phạm. Nhưng nếu tôi không vạch trần ông, ông lại tiếp tục đến quấy nhiễu tôi.”

Ông ta la lên: “Đừng, đừng vạch trần! Tôi sẽ không đến nữa đâu!”. Sau đó, họ nhanh chóng rời đi.

Tôi không có ý hù dọa ông ấy. Tôi không biết ông ta sẽ sợ hãi như vậy. Trên thực tế, trong thời kỳ Chính Pháp, kẻ thực sự nên sợ hãi chính là tà ác. Mặc dù ông ấy không làm những điều xấu xa với tôi, nhưng ông ấy vẫn bị các nhân tố tà ác thao túng khi ông ấy tham gia “Chiến dịch Xóa sổ” và quấy rối các học viên Đại Pháp.

Dĩ nhiên, những ai thực sự làm điều tà ác đến các học viên thì chắc chắn phải bị vạch trần.

Trước sự kiện đó, cảnh sát đã quấy rối tôi hai lần khác. Lần đầu tiên là trong chiến dịch gọi là “Gõ cửa”, ba cảnh sát thường phục đến, hai nam và một nữ.

Hai cảnh sát nam nhìn có vẻ căng thẳng, nhưng người phụ nữ lại có thái độ rất kém và nói với giọng như thẩm vấn. Cô ta muốn hỏi xem tôi có còn tu luyện hay không.

Tôi nói: “Cô có cách cư xử tồi tệ như vậy. Cô không đủ tư cách để nói chuyện với tôi, và tôi không có nghĩa vụ phải trả lời cô”.

Sau đó, họ cầm tài liệu đặt trên bàn mà ban đầu họ định để tôi ký, và giận dữ bỏ đi. Họ biết rằng không còn có cơ hội để tôi ký nó.

Lần thứ hai cảnh sát đến là vì tôi đã khiếu nại lên văn phòng giám sát công ty của tôi về sự ngược đãi mà tôi phải chịu trong công việc.

Có khả năng ai đó đã báo tôi đến đồn cảnh sát. Người phụ nữ lần đầu đến thăm tôi lại đến cùng với một nam sỹ quan.

Lần này họ rất lịch sự và hỏi tôi rằng họ có thể giúp đỡ thế nào. Người phụ nữ hỏi: “Chị vẫn đang tu luyện (Pháp Luân Đại Pháp) chứ?”

Tôi trả lời: “Cô không cần phải hỏi. Tôi đã tu luyện hơn 20 năm nay. Làm sao tôi có thể từ bỏ chứ?”

Nhìn quanh và thấy pháp tượng của Sư phụ, họ hỏi: “Chị cũng có cả chân dung của Sư phụ chị hả?”. Tôi nói: “Đúng vậy.”

Người phụ nữ xen vào: “Vậy chắc cô cũng có cuốn Chuyển Pháp Luân chứ?”. Tôi nói: “Tất nhiên. Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi phải học Pháp mỗi ngày. Tôi có mọi thứ mà một học viên Đại Pháp phải có”.

Sau đó các sỹ quan yêu cầu được xem bức Pháp tượng, sau đó tôi gỡ nó xuống từ trên cao. Họ hỏi tại sao tôi lại đưa bức chân dung lên cao như vậy, tôi nói: “Hồ Cẩm Đào (cựu Chủ tịch Trung Quốc) đã làm như vậy khi nhìn thấy cuốn sách. Ông ấy cũng biết đó là để tu luyện theo Phật gia”.

Cuối cùng, nam cảnh sát xin số điện thoại của tôi nhưng tôi nhất quyết không cho. Anh ấy nói: “Có số của chị, chúng tôi không cần phải đến nữa. Khi chúng tôi cần nói chuyện với chị, chúng tôi có thể gọi điện thoại”.

Tôi đã nói với anh ấy rằng anh ấy không cần gọi cho tôi. Anh ấy nói: “Thế nếu chúng tôi muốn học Pháp Luân Đại Pháp thì sao?!”

Tôi xen vào: “Thật tuyệt! Vậy để lại cho tôi tên và số của anh, và tôi có thể đến đồn cảnh sát để gặp anh. Dù sao chúng ta cũng rất gần nhau mà”.

Anh ấy viết thông tin lên một mảnh giấy. Tôi thấy anh ta viết tên là Thịnh, và số là 110 (số điện thoại khẩn cảnh sát ở Đại lục).

Tôi hỏi: “Tôi nhớ lúc vào anh đã tự giới thiệu mình là Lưu, và đồng nghiệp của anh là cô Châu. Bây giờ anh đổi tên thành Thịnh, và con số anh đã viết là 110. Điều đó thật vô nghĩa”.

“Cô có thể tìm tôi ở đồn công an. Nhưng làm ơn đừng nói cho người khác về chủ đề của cuộc thảo luận giữa chúng ta.”

Tôi xen vào: “Tôi sẽ giảng chân tướng cho tất cả mọi người ở đồn công an vì chúng tôi muốn mọi người biết chân tướng. Anh không cần lo lắng gì đâu.” Thế là họ rời đi.

Tôi tin rằng chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để giảng chân tướng cho các cảnh sát mà đến nhà mình.

Đối với những người đã bị nhiễm độc sâu và không chịu lắng nghe chân tướng, việc giảng chân tướng trang nghiêm của chúng tôi có thể khiến họ khó tham gia vào các tội ác chống lại Đại Pháp hơn. Nó cũng có thể giúp họ dễ dàng hiểu rằng những gì họ đang làm là tội lỗi.

Họ cũng sẽ nhận ra rằng họ có thể bị vạch trần trước cộng đồng quốc tế về những tội ác đó, và chịu trách nhiệm về những gì họ đang làm.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/4/440872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/13/200704.html

Đăng ngày 10-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share