Bài của Trần Tĩnh, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-01-2022] Ghi chú của biên tập viên: Cô Trần Tĩnh, một sinh viên tài năng tốt nghiệp đại học, đã bị bức hại khi mới 20 tuổi, chỉ vì kiên định đức tin của cô đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Cô bị quản thúc tại gia ở trường đại học và bị đe dọa đuổi học và bỏ tù. Sau khi tốt nghiệp, cô đã bị sa thải khỏi một công việc tốt trong bệnh viện. Cô buộc phải di chuyển khắp nơi để tránh bị bức hại và sống trong sợ hãi trong nhiều năm. Năm 37 tuổi, cô bị bắt, sau đó bị kết án 5 năm tù. Cô đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn dã man trong các trại tạm giam và nhà tù.

2022-1-18-jiamusi-chen-jing_01.jpg

Cô Trần Tĩnh

Cô Trần đã kể lại chi tiết việc cô bị bức hại cả về thể xác lẫn tinh thần.

Hoãn phiên xét xử đầu tiên

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2016, từ 9 đến 11 giờ sáng, Tòa án quận Giao ở Giai Mộc Tư đã tổ chức phiên tòa đầu tiên xét xử tôi trong phòng xử án ở tầng một của trại tạm giam.

Trước khi vào phòng xử án, một nhân viên hỗ trợ tòa án lại dẫn tôi sang một căn phòng nhỏ bên cạnh. Lý Trung Nghĩa, và Lý Thái Hồng, chủ tọa phiên tòa hình sự của Tòa án quận Giao, và hai chị gái của tôi bước vào.

Lý Trung Nghĩa nói với tôi: “Tôi sẽ cho cô một cơ hội cuối cùng. Vẫn chưa muộn để nhận tội và nhận mức án nhẹ hơn”. Ông ta nói với chị tôi rằng luật sư đầu tiên của tôi đã bị bắt. Gia đình tôi đã bỏ ra 60.000 nhân dân tệ để thuê một luật sư khác, nhưng vô ích. Tiền của họ đã bị lãng phí. Lý Thái Hồng tiếp lời ông ta và nói với tôi rằng thật buồn khi thấy tôi, một sinh viên tốt nghiệp đại học, với học phí do đất nước chi trả và chi phí sinh hoạt do bố mẹ tôi trả, cuối cùng lại rơi vào hoàn cảnh như này. Chị cả của tôi nói rằng sức khỏe kém của mẹ hoàn toàn là lỗi của tôi.

Tôi nói: “Tu luyện Pháp Luân Công không phải là bất hợp pháp. Hiến pháp Trung Quốc quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Nếu bố mẹ tôi có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ làm đơn kiện công an và tòa án. Chính ông đã bắt tôi và kết án tù, điều đó khiến bố mẹ tôi đau lòng”.

Sau khi phiên xét xử bắt đầu, công tố viên Dương Kính Quyên đã đọc bản cáo trạng. Bà ta đề nghị mức án mà cảnh sát đưa ra.

Tôi tuyên bố trước tòa rằng tôi đã bị tra tấn trong khi thẩm vấn và chỉ ra Lý Trung Nghĩa ở ngồi phía dưới tòa là thủ phạm. Luật sư Hoàng của tôi đã hỏi tên của ông ta, và tôi nói rằng ông ta tên là Lý Trung Nghĩa. Thẩm phán Phác Tuyết Mai ngắt lời tôi ngay lập tức, nói rằng điều này sẽ được giải quyết sau trong vòng tranh luận. Công tố viên Dương Kính Quyên cũng đã nhắc nhở thẩm phán ngắt lời tôi nhiều lần.

Sau đó, luật sư Lận, luật sư bào chữa khác của tôi đã yêu cầu hoãn phiên xét xử. Ông chỉ ra rằng việc tổ chức phiên tòa trong trại tạm giam là không phù hợp và tôi đã không nhận được thông báo trước ba ngày theo luật.

Thẩm phán rất ngạc nhiên khi biết điều này, nhưng bà ta đồng ý hoãn phiên xét xử và chỉ thông báo một phiên xét xử khác sáu ngày sau đó tại cùng một địa điểm. Bà ta tuyên bố rằng tòa án đang được cải tạo, nhưng hồ sơ tòa án chỉ ra rằng tòa án tổ chức một số phiên xét xử khác cùng thời điểm. Bà ta cũng nói với các luật sư của tôi: “Không dễ dàng gì để ông có thể di chuyển đến đây tham dự phiên xét xử. Trần Tĩnh đang gây ra quá nhiều rắc rối cho ông.”

Khi Lý Thái Hồng đi từ phía sau phòng về phía tôi, ông ta nói rằng tôi đã gây rắc rối cho mọi người, đặc biệt là chị gái tôi đã phải đi một quãng đường xa đến như vậy.

Phác yêu cầu thư ký in bản ghi chép và để tôi ký tên. Tôi đã từ chối ký tên vì không được đọc. Công tố viên Dương nổi giận. Lý Thái Hồng nói: “Tốt thôi, hãy lấy ảnh của cô ấy làm bằng chứng và nêu rằng cô ấy đã từ chối ký.”

Sau khi tôi bị đưa trở lại phòng giam, Lý Trung Nghĩa lao đến và lấy chai nước đập vào người tôi. Ông ta nói: “Làm thế nào cô có thể nói những điều vô nghĩa như vậy. Tôi đánh cô khi nào?” Tôi ngay lập tức chỉ vào chai nước trên tay ông ta và nói: “Nhìn kìa, ông đang đánh tôi trước mặt rất nhiều người. Làm sao có thể nói là ông không đánh tôi?” Lý Trung Nghĩa vô cùng tức giận và đặt ngay chai nước sau lưng ông ta.

Phiên xét xử thứ hai

Vào ngày 19 tháng 12, tòa án đã tổ chức phiên xét xử thứ hai với tôi trong phòng xử án tạm thời ở tầng một của trại tạm giam.

Trước khi phiên xử bắt đầu lúc 9 giờ 30 sáng, nhân viên hỗ trợ tòa án đưa tôi đến một căn phòng nhỏ. Lý Trung Nghĩa, Lý Thái Hồng, chị gái tôi và một nữ nhân viên hỗ trợ toàn án đều có mặt. Lý Trung Nghĩa lại tranh cãi với tôi, và khẳng định rằng ông ta không đánh tôi và không biết gì về việc tra tấn. Tôi chỉ ra rằng cả ông ta và Dương Ba đều ở đó và ông ta đã xúi giục các cảnh sát tra tấn tôi. “Dù hai cánh tay tôi bị tra tấn đến thương tật nhưng đôi mắt của tôi vẫn rất tinh anh. Khi họ bắt đầu đánh tôi, ông trốn trong phòng gần đó, nhưng sau đó ông đã đi ra. Tôi đã thấy ông ở đó. Dương Ba cũng ở đó”. Ông ta nghe xong liền im lặng.

Sau đó Trương Vĩ Minh, đội trưởng Đội An ninh Nội địa quận Giao, đến và nói: “Trần Tĩnh, cô vẫn không chịu thừa nhận những thứ đó là tài sản của cô sao?”

Tôi nói: “Ông đã đột nhập vào nhà tôi khi không có ai ở đó. Không ai nhìn thấy những gì ông đã làm trong nhà của tôi. Tôi không làm bất cứ điều gì phạm pháp.”

Lý Thái Hồng ngăn tôi lại và nói: “Đừng nói về những điều này. Nó vô nghĩa.“

“Mọi thứ chúng tôi (các học viên) làm là vì lợi ích của mọi người” tôi nói.

“Nào, cô đang cố gắng giúp ai vậy? Cô thậm chí không thể tự giúp mình!” Lý Thái Hồng đáp lại.

Một nữ nhân viên hỗ trợ của tòa án liên tục gây sức ép với tôi: “Cô học đại học một cách vô ích. Tại sao cô không hiểu câu hỏi của họ? Chỉ cần trả lời chúng. Cứ nhận tội đi. Đừng nói nhiều điều vô nghĩa. Làm thế nào chúng tôi có thể bắt đầu phiên xét xử nếu cô tiếp tục nói như vậy?”

Sau khi phiên xét xử bắt đầu, công tố viên Dương Kính Quyên đã đưa ra nhiều tài liệu Pháp Luân Công làm bằng chứng truy tố, bao gồm lịch, tệp sách mỏng, đĩa CD, thẻ, đồ hình và sách Pháp Luân Công. Nữ nhân viên hỗ trợ tòa án lại giơ từng cái một lên cho họ xem. Dương nói rằng tổng cộng có hơn 500 bằng chứng.

Tôi phản đối và nói: “Đầu tiên, cảnh sát đột nhập vào nhà khi không có ai ở nhà, vì vậy bằng chứng của họ không thể được xác nhận là thuộc về tôi. Thứ hai, công tố viên tính mỗi trang của một cuốn lịch hoặc tập sách mỏng là một phần bằng chứng riêng lẻ, và một tấm thẻ có nhiều trang cũng được tính là nhiều bằng chứng. Thứ ba, là một học viên Pháp Luân Công, sở hữu những tài sản này là hợp pháp vì Hiến pháp cho phép công dân tự do tín ngưỡng.

Luật sư Hoàng cũng lập luận rằng bằng chứng thu thập được là không hợp lệ vì cảnh sát lục soát nơi ở của tôi mà không có mặt tôi hoặc người thân. Thẩm phán Phác Tuyết Mai đã đồng ý.

Công tố viên Dương cho rằng bà ta có thêm bằng chứng để hỗ trợ cáo buộc. Bà ấy nói rằng luật pháp cho phép điều tra viên vào nhà của nghi phạm mà không có ai xung quanh làm chứng trong những trường hợp khẩn cấp.

Luật sư Hoàng hỏi tôi tại sao biên bản khám xét lại có chữ ký của tôi, điều này cho thấy tôi đã đồng ý cho việc lục soát.

Tôi nói, “Tôi bị bắt vào khoảng 2 giờ chiều ngày 21 tháng 1 năm 2016. Tôi đã không ở nhà kể từ đó. Tôi bị giam giữ tại đồn công an đường Hữu Nghị khi việc lục soát diễn ra. Vì vậy tôi không có mặt chứ đừng nói đến việc ký tên đồng ý vào những tài sản bị thu giữ tại chỗ. Trong cuộc thẩm vấn sau đó, một cảnh sát nói với tôi rằng họ đã khám xét mọi ngóc ngách trong nhà, từ trần giả cho đến các vật dụng bên trong tủ lạnh. Tôi đã nhiều lần cảnh báo họ rằng tất cả những thứ bị tịch thu là tài sản riêng của tôi và phải trả lại cho tôi. Cảnh sát đã lập một danh sách các tài sản bị thu giữ và yêu cầu tôi ký vào giữa tháng 5. Họ nói nếu tôi ký, họ sẽ trả lại tài sản cho tôi. Tôi đã tin và đã ký nó. Nhưng họ không cho phép tôi điền ngày. Một người nào đó sau đó đã điền ngày đó là ngày 22 tháng 1 năm 2016.”

Luật sư Hoàng chỉ ra rằng tôi đã bị cảnh sát giam giữ khi việc lục soát xảy ra, vì vậy việc coi như một tình huống khẩn cấp được loại trừ. Luật sư Lận cũng nói thêm rằng công tố viên đã tính toán số lượng các bằng chứng một cách không công bằng với ý định rõ ràng là để có thể kết án mức án nặng hơn.

Sau đó công tố viên lấy ra một đống giấy tờ và nói rằng chúng là những lá thư khiếu nại của tôi đối với các thủ phạm. Tôi đã nói rằng chúng không phải từ nhà tôi và tôi chưa bao giờ in các giấy tờ này. Thay vào đó, tôi nhớ rất rõ rằng Dương Ba đã mang chúng đến cho tôi trong một cuộc thẩm vấn và nói với tôi rằng ông ta đã in giấy tờ từ trên mạng. Tôi nói thêm rằng đó là quyền hợp pháp của tôi khi gửi đơn khiếu nại đối với các thủ phạm và họ nên điều tra họ chứ không phải tôi.

Công tố viên tiếp tục đọc các tài liệu bằng văn bản của một số học viên, trong đó mô tả cách họ đến các sở ngành liên quan của tỉnh vào năm ngoái để nộp đơn khiếu nại đối với cuộc bức hại. Bà ấy thậm chí còn cho xem nhật ký của những vị khách đến Hội đồng Nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát tỉnh để cho thấy rằng những học viên này đã thực sự đến đó.

Tôi nói: “Hành động của họ không liên quan gì đến tôi. Việc Hội đồng Nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát tỉnh tiếp nhận họ chỉ ra những việc họ làm là hoàn toàn có cơ sở. Việc sử dụng điều đó làm bằng chứng để chứng tỏ tôi có tội sẽ không có ý nghĩa gì”.

Công tố viên đã đọc một đoạn trong bản ghi chép thẩm vấn của tôi, trong đó đề cập đến những học viên đó. Tôi giải thích rằng tôi buộc phải trả lời các câu hỏi của các cảnh sát trong khi tôi gần như bất tỉnh sau khi bị treo lên. Nhưng tôi chưa bao giờ đề cập đến tên cụ thể của bất kỳ học viên nào. Cuối bản ghi này, cảnh sát Lý Cường cũng yêu cầu tôi trả lời “Không” về câu hỏi rằng tôi đã bị tra tấn. Tôi quá yếu để tranh luận với họ. Họ đe dọa tôi và nói rằng họ sẽ tiếp tục tra tấn tôi nếu tôi im lặng. Sau khi tôi buộc phải trả lời trái với ý muốn của mình, họ đã phá lên cười. Tôi cảm thấy đó là một sự xúc phạm rất lớn. Sau đó, tôi nhiều lần yêu cầu làm rõ về việc lập biên bản không đúng sự thật, nhưng họ từ chối trả lời.

Luật sư Hoàng nói thêm rằng điều đó giải thích cho việc một câu hỏi bị buộc phải đồng ý tại sao tôi từ chối ký ba bản sao của danh sách tịch thu, trong khi tôi đồng ý ký ba bản khác, tất cả đều được đề ngày 22 tháng 1 năm 2016.

Luật sư Lận hỏi tại sao tài liệu vụ án không bao giờ đề cập đến địa điểm thẩm vấn trong bốn tháng qua và liệu các cảnh sát có cố tình bỏ qua điều đó để che giấu sự thật rằng tôi bị tra tấn hay không. Ông yêu cầu thẩm phán điều tra bằng chứng truy tố và bác bỏ bất cứ thứ gì thu được thông qua tra tấn.

Thẩm phán hoãn phiên tòa sau 11 giờ sáng. Tôi bị đưa trở lại phòng giam vào khoảng 11 giờ 30 sáng, tức là sau giờ ăn trưa trong trại tạm giam. Tôi nói với nhân viên hỗ trợ tòa án rằng tôi chưa ăn gì nhưng ông ta vẫn đẩy tôi vào buồng giam và khóa cửa lại.

Khoảng 12:30 chiều, tôi được đưa trở lại phòng xử án tạm thời. Vì tôi chưa ăn gì nên huyết áp của tôi rất thấp. Tôi cảm thấy lạnh khi ngồi trên chiếc ghế kim loại và run rẩy trong suốt phần còn lại của phiên xét xử.

Thẩm phán Phác Tuyết Mai muốn đẩy nhanh phiên tòa vào buổi chiều và đề nghị diễn ra đồng thời phần đối chấp và tranh luận.

Luật sư Hoàng đã yêu cầu Trương Vĩ Minh và Vu Hải Dương, những người đã tham gia khám xét nhà và thẩm vấn tôi, có mặt tại tòa để trả lời các câu hỏi. Nhưng Phác đã từ chối yêu cầu của luật sư và nói rằng hai cảnh sát chỉ có thể xuất hiện tại tòa với tư cách điều tra viên, theo yêu cầu từ công tố viên.

Trương Vĩ Minh ngồi ở phía sau phòng xử án, khoanh chân ngồi trên ghế. Thẩm phán vừa định hỏi ông ta một câu thì Luật sư Hoàng yêu cầu ông ta ngồi lên phía trước.

Trương Vĩ Minh không vui khi ngồi cạnh tôi. Ông ta nói rằng họ đã nhận được lệnh của cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương để khám xét nơi ở của tôi, và mọi việc họ làm trong quá trình này là đúng theo quy định của pháp luật. Ông ta nói rằng ông ta không thể nhớ ngày cụ thể của cuộc lục soát hoặc thời gian, nhưng có thể là vào buổi chiều.

Luật sư Hoàng chỉ ra rằng sự khác biệt về thời gian lục soát khi thời điểm trong hồ sơ là 8:30 sáng đến 9:30 sáng. “Vì Trương là người phụ trách vụ việc, thật khó tin rằng ông ta không thể nhớ được thời gian, coi đây là vụ án quan trọng do cơ quan công an tỉnh ra lệnh”, luật sư nói.

Công tố viên Dương Kính Quyên đã lấy đĩa cứng và CD-ROM nén từ máy tính của tôi ra làm bằng chứng. Tôi yêu cầu bà ấy cho xem nội dung trong đó.

Dương cắm nó vào máy tính và mở một vài thư mục. “Nhìn kìa, có rất nhiều. Ở đây chúng tôi có tên của mọi người, trang web Minh Huệ và Pháp Luân Đại Pháp trên tên tệp.”

Tôi nói, “Nhưng nó không có nghĩa gì cả. Không có luật nào quy định rằng những từ như ‘Minh Huệ’ hoặc ‘Pháp Luân Đại Pháp’ là bất hợp pháp.”

Công tố viên Dương đã gọi cảnh sát Vu Hải Dương đến làm chứng. Ông ấy nói đã nhận được lệnh của cấp trên yêu cầu xử lý vụ việc của tôi. Chính ông ta đã trích xuất nội dung từ máy tính của tôi và gửi chúng đến Công an thành phố Giai Mộc Tư cùng với Trương Vĩ Minh.

Tôi chỉ vào Vu và nói: “Tôi biết người này. Ông ta là người của Văn phòng An ninh Nội địa quận Giao. Ông ta là một trong những cảnh sát đã tra tấn tôi bằng cách treo tôi lên”.

Dương cũng đã gọi một cảnh sát từ Phòng An ninh mạng của Công an thành phố Giai Mộc Tư để làm chứng. Tên anh ta là Vương Trạch. Anh ấy là người đã tập hợp tất cả dữ liệu do Vu và Trương gửi về và làm một đĩa CD cho họ.

Luật sư Hoàng đã chất vấn Vương và hỏi làm thế nào anh ta quyết định giữ những hồ sơ nào. Vương khẳng định rằng anh ta đã trích xuất mọi thứ từ máy tính mà không tuân theo bất kỳ thủ tục nào.

Luật sư Hoàng nói: “Những thứ trên máy tính của tôi cũng có thể có những từ như Pháp Luân Đại Pháp hoặc trang web Minh Huệ. Mọi người cũng có thể nhận được các tệp như vậy qua email hoặc trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng chưa có luật nào quy định những từ này là bất hợp pháp”.

Dương cũng phát đoạn video cho thấy việc lục soát nhà tôi. Nhưng cảnh quay bị rung lắc mạnh và chỉ chiếu được sàn nhà nên không thể xác nhận họ lấy những thứ gì hay có bị cảnh sát giấu đi hay không.

Tôi cũng nhận thấy rằng căn phòng được chiếu sáng mạnh cho thấy rằng việc lục soát không thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 8:30 sáng đến 9:30 sáng như đã nêu trong tài liệu vụ án. Có một dãy nhà ở phía đông nơi ở của tôi, nơi chắn ánh sáng sớm ban ngày. Tôi nói với họ rằng họ đã ghi lại cảnh sau khi việc lục soát kết thúc.

Dương đã phát một video khác mà bà ấy khẳng định là do tôi thú tội. Trong video, tôi gục đầu xuống và trông tôi rất yếu và không có âm thanh.

Tôi hỏi bà ấy: “Tại sao không có âm thanh? Tại sao đây là đoạn video duy nhất trong bốn tháng qua của cuộc thẩm vấn? Điều này xảy ra sau khi tôi bị tra tấn. Họ bắt tôi phải ghi lại một tuyên bố mà họ đã chuẩn bị sẵn. Họ bắt tôi đọc nó nhưng tôi không muốn. Đây là những gì đã xảy ra.“

Luật sư Hoàng cũng chỉ ra rằng biểu hiện của tôi trong video hoàn toàn khác so với biểu hiện của tôi trong phòng xử án. Nó giống như hai người khác nhau. Điều này bổ trợ cho lời khai của tôi rằng tôi bị ép buộc phải quay video dưới sự tra tấn và cưỡng chế.

Thẩm phán Phác đã không giải quyết câu hỏi của luật sư, nhưng đã đi đến tuyên bố cuối cùng. Công tố viên Dương đã đọc đoạn cuối cùng của bản cáo trạng và mức án được đề nghị đối với tôi.

Tôi lấy ra bản bào chữa của mình và bắt đầu đọc nó, nhưng Thẩm phán Phác đã cố gắng ngăn tôi lại sau khi tôi đọc một đoạn. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục đọc. Khi tôi đọc được gần 1 nửa, bà ấy hét lên yêu cầu tôi dừng lại và ra lệnh cho nhân viên hỗ trợ tòa án giật bản bào chữa của tôi. Luật sư Lận phản đối và nói rằng bà ấy không nên ngăn cản tôi.

Luật sư Hoàng tiếp tục: “Ngay cả theo luật mà bà đã tham chiếu, nhiều bản sao của tài liệu đã được phân phối và chỉ thân chủ của tôi sở hữu chúng, vì vậy cô ấy không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Luật sư Lận cũng nêu rõ: “Tự do tín ngưỡng là quyền hợp pháp được hiến pháp bảo vệ cho công dân, … Pháp Luân Công không được liệt kê trong số mười bốn tà giáo, … Vì vậy, thân chủ của tôi không có tội và không phải chịu trách nhiệm hình sự. … Điều 300 của Luật Hình sự bị áp dụng sai đối với Pháp Luân Công …”

Sau khi phiên xét xử kết thúc, tôi cảm ơn cả hai luật sư đã tận lực bào chữa cho tôi.

Sau khi hai luật sư rời phòng xử án, thư ký Hứa Thịnh đã in bản ghi chép phiên tòa ra và yêu cầu tôi ký tên. Nhưng tôi nhất quyết đọc nó trước để chắc chắn rằng nó phản ánh đúng sự thật. Hứa trở nên mất kiên nhẫn. Sau khi đọc một vài trang, tôi thấy một số chỗ cần được điều chỉnh, nhưng Hứa từ chối. Công tố viên Dương và Chủ tọa phiên tòa Lý Thái Hồng cũng từ chối. Lý Thái Hồng nói tôi sẽ bị chụp ảnh nếu tôi từ chối ký. Cuối cùng, tôi đã ký sau khi chỉ đọc một vài trang vì tôi sợ rằng họ sẽ thay đổi nội dung nếu tôi từ chối.

Tôi cúi đầu trước chị gái và cầu xin sự giúp đỡ của chị ấy để chăm sóc cha mẹ của chúng tôi. “Hãy biết rằng em gái của chị vô tội và em sẽ cố gắng về nhà sớm,” tôi nói với chị ấy.

Lý Trung Nghĩa ngay lập tức nói: “Đừng nghĩ đến việc về nhà.”

Vào ngày 16 tháng 1 năm 2017, Lý Trung Nghĩa và Trương Đức Cương đã đưa chị gái tôi đến trại tạm giam. Họ trả lại hợp đồng mua nhà và cung cấp khí đốt của tôi đã bị tịch thu trong khi lục soát nhà. Tôi đã đưa chúng cho chị gái tôi.

Lý nói rằng tôi có một cơ hội cuối cùng để nhận tội trong phiên phúc thẩm để tôi có thể được quản chế và được phép thụ án tại nhà. Nhưng tôi đã nói với ông ấy rằng “Không.”

Chị gái tôi nói: “Có vẻ như em không muốn về nhà.” Tôi đã nói với chị ấy rằng tôi mong muốn như vậy nhưng họ đang bức hại tôi.

Ngay sau đó, Thẩm phán Phác tới và tuyên án tôi 5 năm tù giam. Tôi cũng bị phạt 10.000 nhân dân tệ. Tôi nói tôi không phạm tội gì và sẽ không trả một xu nào. Phác nói rằng ngay cả khi tôi từ chối trả tiền, tòa án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế và rút tiền từ tài khoản ngân hàng của tôi mà không cần sự đồng ý của tôi.

(Còn tiếp)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/19/437008.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/21/199998.html

Đăng ngày 01-06-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share