Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-03-2022] Tháng 6 năm 2001, tôi bị kết án tù vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi bị giam tại Nhà tù Kê Tây ở tỉnh Hắc Long Giang.
Ngày 20 tháng 9 năm 2002, tôi cùng 22 tù nhân đang khai thác than trong mỏ than nhà tù thì một vụ sập hầm lớn đã xảy ra vào khoảng 2 giờ chiều. Tất cả các tấm ván trần hầm đều rơi xuống. Tôi bị mắc kẹt dưới ba tảng đá lớn và không thể di chuyển. Tôi choáng váng vì tai nạn bất ngờ này. Nhiều ý nghĩ khác nhau chạy loạn trong tư tưởng tôi. Tôi nghĩ đến bố mẹ và con gái của tôi. Tôi cũng tự hỏi liệu mình có chết ở đó không.
Khi trần hầm và tường sụp đổ, các tù nhân bỏ chạy. Tôi nghe thấy một người hét lên: “Người học viên Pháp Luân Đại Pháp đó hẳn đã chết rồi!” Tôi lập tức hét lớn: “Xin kéo tôi ra!” Họ bị choáng vì tôi vẫn còn sống.
“Xin hãy đến và giúp kéo anh ta ra,” trưởng nhóm phạm nhân Lý Xuân Hổ nói. Anh ta và một người tên Cảnh đã cố gắng đẩy tảng đá lớn ra khỏi chân tôi. Nhưng nó không di chuyển.
Tôi nằm ngửa trên mặt đất, và đèn pha ở mũ của tôi chiếu lên trần hầm phía trên hai người bạn tù đang giúp đỡ tôi. Tôi thấy rõ một viên đá nhỏ từ trần rơi xuống, nghiêng theo sau là một tảng đá lớn dài khoảng 2 mét, rộng 1 mét. Các tù nhân gần đó cũng nhìn thấy nó và hét lên: “Tảng đá lớn đó đang rơi xuống!”
Tôi nghĩ: “Đừng để hai cậu thanh niên trẻ này chết vì giúp tôi.” Cậu trưởng nhóm mới 25 tuổi và Cảnh 27 tuổi. Một tuần nữa, một người trong số họ sẽ được ra tù.
“Chạy đi, cứ để mặc tôi!” Tôi hét lớn. Tôi hét lên như vậy vài lần, nhưng cả hai đều đứng yên khi nhìn lên tảng đá lớn. Tảng đá lớn đột nhiên ngừng rơi và dường như treo lơ lửng giữa không trung.
Trưởng nhóm nhanh chóng gọi thêm một vài người cùng tham gia. 7-8 người đàn ông vội vàng chạy tới. Họ cùng nhau đẩy những viên đá ra khỏi người tôi và đưa tôi đến lối chính. Đội trưởng đội khai thác đã yêu cầu quản giáo đưa tôi ra khỏi mỏ.
Vào thời điểm đó, một phạm nhân thường làm việc cho phòng Giáo dục Cải tạo của nhà tù (người trước đây đã xúc phạm tôi) bước đến gần tôi và nói: “Tôi không bao giờ nghĩ được rằng trong xã hội ngày nay, một người vẫn có thể nghĩ đến người khác khi đối mặt với cái chết.” Sự bội phục chân thành đó của anh không thể nói thành lời.
Nhiều năm sau, khi tôi chia sẻ trải nghiệm này với các đồng tu, một người nói: “Tảng đá lớn lơ lửng trên không và không rơi xuống, là vì anh đã nghĩ đến người khác vào thời điểm then chốt và từ bỏ niệm sinh tử – Anh biết hậu quả nếu một tảng đá nặng như vậy rơi trúng mình. Niệm thuần tịnh và thiện lương của anh là vị tha, vì vậy Sư phụ đã giúp anh.”
Sau vụ tai nạn, lính canh đồng ý đưa tôi lên trại giam. Khi tôi lên tới mặt đất, chỉ đạo viên trung đội tên Tống Kiện nói: “Phạm nhân như này đưa lên làm gì?” Có lẽ anh ta nghĩ rằng tôi không bị thương nặng và có thể ra khỏi mỏ sau khi hoàn thành công việc. Nhà tù đã không xem việc tay chân tù nhân bị thương là nghiêm trọng.
Tôi được đưa đi kiểm tra sức khỏe. Mắt cá chân của tôi bị gãy rất nặng. Tôi được đưa đến bệnh viện nhà tù và được bó bột bằng thạch cao. Sau khi nằm viện 6 ngày, tôi được đưa trở lại nhà tù.
Sự thay đổi thái độ của các tù nhân
Trở lại nhà tù, tôi cảm thấy bầu không khí khác hẳn trước đây. Các tù nhân không còn nhìn tôi dửng dưng nữa. Thay vào đó, họ chủ động chào hỏi và cười với tôi. Trong bữa trưa, các tù nhân khác chia sẻ thức ăn mà người nhà của họ mang từ nhà cho trưởng nhóm.
Trưởng nhóm mời tôi ăn cùng và nói: “Tôi xin lỗi vì đã không bảo vệ tốt cho anh.” Anh ta dõng dạc tuyên bố: “Các tù nhân trong toàn đội phải chia sẻ đồ ăn ngon từ nhà với học viên Pháp Luân Đại Pháp này.”
Tôi đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn của mình và từ chối. Tôi thấy bối rối vì họ cư xử hoàn toàn khác trước đây. Họ từng chửi bới và đánh đập tôi khi chúng tôi làm việc dưới lòng đất.
Bạch Kim Bảo, một tay giang hồ khét tiếng về việc đánh tù nhân cho các lính canh. Khi tôi mới đến Nhà tù Kê Tây, anh ta đã đánh đập tôi thậm tệ. Anh ta thường đánh và mắng mỏ tôi dưới chỉ đạo của Khương Chấn Anh, trưởng phòng Giáo dục Cải tạo. Hành vi của anh ta đã thay đổi sau khi được nghe kể về vụ tai nạn của tôi.
Khi tôi trở về từ bệnh viện, anh ta đến thăm tôi và sắp xếp các tù nhân khác lấy cơm cho tôi và giúp tôi đi vệ sinh. Sau đó, khi tôi bị tra tấn ép từ bỏ đức tin và tiến hành tuyệt thực, anh ta đã bí mật đưa cho tôi một túi bánh hấp.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là một tù nhân tên Khang Tam đã bí mật đưa cho tôi một số thức ăn sau khi trung đội trưởng Lưu Nhã Kiệt vừa thông báo rằng không ai được phép nói chuyện với tôi hoặc cho tôi đồ ăn. Anh ấy kể cho tôi những gì mà trung đội trưởng nói, và nhắn tôi: “Bảo trọng.” Khi các tù nhân trở về sau bữa ăn, họ đối xử với tôi như bình thường, không theo yêu cầu của trung đội trưởng.
Có vẻ như chỉ cần các học viên có thể làm theo yêu cầu của Sư phụ, vị tha và đặt lợi ích của người khác lên trước, thì môi trường tự nhiên sẽ thay đổi. Nếu chúng ta hành động ngay chính, chúng ta có thể cải biến môi trường. Nếu chúng ta không tu tốt, thì môi trường có thể thay đổi chúng ta.
Sư phụ giảng rằng:
“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả. Đó là điều, mà trước đây Thích Ca Mâu Ni, hoặc những người tu luyện khác cũng vậy, đều chưa từng giảng. Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)
Sư phụ giúp tôi vượt qua khổ nạn
Mỏ sập và ba tảng đá đè lên người tôi. Người ta cho rằng tôi có thể đã tử vong trong vụ tai nạn, nhưng tôi chỉ bị gãy xương mắt cá chân. Nếu không có Sư phụ bảo hộ, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Như thể khi xương mắt cá chân của tôi bị gãy, Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều cho tôi. Mắt cá chân của tôi không bị đau nhiều.
Hai tháng rưỡi sau, tôi tự tháo băng bột. Theo bệnh viện, băng bột có thể được gỡ sau ba tháng. Khi tôi đi lấy nước, chỉ đạo viên trung đội Tống Kiện nói: “Thật tuyệt vời! Chân anh ấy lành quá nhanh. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong trại giam.”
Bất cứ ai có chút lương tâm đều có thể bị lòng tốt của các học viên làm lay động. Nhưng bức hại vẫn không chấm dứt. Mặc dù hành động của tôi đã làm thay đổi thái độ của nhiều tù nhân đối với các học viên, nhưng nhiều lính canh đã bị thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, nên cố gắng ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của mình.
Phòng Giáo dục Cải tạo đã lên kế hoạch cưỡng bức cải tạo bốn học viên trong Tết Nguyên đán 2003. Nhưng họ không thực hiện được vì một tù nhân đã trốn thoát trước thời điểm giao thừa. Họ đã nói chuyện với chúng tôi để thuyết phục chúng tôi từ bỏ đức tin của mình. Sau nhiều lần cố gắng không thành công, họ quyết định buộc chúng tôi phải tuân thủ.
Vào tháng 3 năm 2003, Khương Chấn Anh, người đứng đầu phòng Giáo dục Cải tạo, lệnh cho tôi phải “phản tỉnh.” Tôi buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ từ 4 giờ sáng tới 9 giờ tối. Vài ngày sau, tra tấn leo thang: Tôi không thể ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ mà phải để chân trần ngồi xổm trên nền gạch lạnh. Tôi chỉ có thể ngủ hai giờ đồng hồ mỗi ngày vì không được phép ngủ từ 4 giờ sáng tới 2 giờ sáng ngày hôm sau. Bốn tù nhân được chỉ định theo dõi tôi.
Biết rằng mắt cá chân của tôi bị thương nặng, lính canh muốn xúc phạm tôi và làm suy yếu ý chí của tôi để ép tôi phải nhượng bộ. Một tù nhân nói: “Nếu anh đi chân trần hàng ngày, thận của anh sẽ bị tổn hại. Hãy hối lỗi ngay đi, ít nhất anh cũng có thể giữ sức khỏe của mình.” Nhiều tù nhân đã nói những lời tương tự và tôi biết họ nói điều này vì họ nghĩ rằng đang giúp tôi. Nhưng tôi không bị dao động.
Điều họ không biết là mắt cá chân của tôi không hề bị đau, tôi biết Sư phụ đang bảo hộ mình. Dù lính canh lệnh cho bốn tù nhân đánh tôi, nhưng không ai trong số họ làm cả. Chỉ có một người bị bệnh tâm thần đã đá tôi. Bản thân anh ta cũng bị kẻ gian đánh đập thậm tệ trong một đêm. Trưởng phòng Giáo dục Cải tạo yêu cầu các tù nhân đập nát chân bị thương của tôi, nhưng không ai làm cả.
Các phạm nhân không tham gia bức hại vì họ hiểu vẻ đẹp của Đại Pháp và lòng tốt của các học viên qua lời nói và việc làm của tôi. Những lính canh tà ác không thể bức hại tôi vì Sư phụ đang bảo hộ tôi.
Để liên tục tẩy não các tù nhân, lính canh đã ra lệnh cho tất cả tù nhân xem tin tức trên đài truyền hình trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các lính canh biết rằng tôi đã đọc niệm Pháp của Sư phụ. Bất cứ khi nào đến giờ xem TV, họ sẽ hướng dẫn các tù nhân kéo tôi ngồi bên cạnh chiếc TV ở hành lang. Các tù nhân ngồi trên ghế dài để xem TV, và yêu cầu tôi ngồi xổm chân trần trên sàn gạch để nghe.
Trước tình huống này, tôi cảm thấy nỗ lực của lính canh nhằm hủy hoại ý chí của chúng tôi thật nực cười. Tôi cảm thấy rằng họ và những người khác bức hại chúng tôi thật đáng thương vì tương lai họ sẽ bị đưa ra trước công lý.
Trưởng phòng Giáo dục Cải tạo cũng vấp phải sự cương quyết của ba học viên khác. Anh ta đã cố gắng hủy hoại ý chí và làm xói mòn sức chịu đựng của chúng tôi. Anh ta không biết rằng Sư phụ đã liên tục gia trì cho tôi để chân bị thương của tôi không đau chút nào! Không một tù nhân nào nghe lời anh ta bức hại chúng tôi. Sư phụ đã giúp tôi nhớ lại những lời dạy của Ngài. Tôi ngủ rất ít mỗi ngày, nhưng tràn đầy năng lượng. Tống Kiện, chỉ đạo viên trung đội, nói: “Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao anh lại có nhiều năng lượng hơn vậy?!”
Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, hơn 20 năm đã trôi qua. Tôi đã phải đối mặt với rất nhiều trở ngại và khó khăn trên con đường tu luyện. Chính nhờ có sự chăm sóc từ bi của Sư phụ mà tôi đã từng bước đi đến ngày hôm nay. Tôi không thể diễn tả hết lòng biết ơn của mình trước ân cứu độ từ bi của Sư phụ. Tôi sẽ quyết tâm tinh tấn tu luyện.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/12/439955.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/13/199517.html
Đăng ngày 13-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.