Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hồ Bắc
[MINH HUỆ 18-09-2021]
1. Tuổi thơ khổ cực
Tôi sinh ra vào năm 1955, trong một gia đình nông thôn nghèo khó, có bốn anh chị em, tôi là con thứ ba. Năm 1959, tà đảng Trung Cộng tự khoe khoang là “vĩ đại, quang minh, chính trực” mà đã gây ra một nạn đói nhân tạo lớn. Hồi đó, xác người chết đói khắp nơi ở Trung Quốc đại lục, làng chúng tôi chỉ có mười mấy hộ gia đình, trong hai năm đã có 37 người chết vì đói. Trong vòng một năm, người nhà tôi lần lượt chết mất ba người: cha tôi, anh trai và em gái mới vài tháng tuổi của tôi. Trước khi qua đời, cha còn đang ôm tôi lúc đó mới 4 tuổi. Trong nhà chỉ còn lại mẹ, chị gái và tôi, cuộc sống rất chật vật.
Năm tôi lên 7 tuổi, dì thuyết phục mẹ tái giá. Cha dượng là giáo viên có tiếng, vợ ông đã mất mấy năm, để lại hai người con gái đều lớn tuổi hơn tôi và đang học tiểu học. Sau khi chúng tôi về ở cùng cha dượng, chị gái tôi cũng được đi học. Tôi ước ao được đi học như các chị, nhưng cha dượng lo gia cảnh bần hàn nên không đồng ý. Năm đó tôi 10 tuổi, tự quyết định, mang hai chiếc ghế một cao một thấp đi tới trường, học được nửa ngày, đến chiều đã không thấy ghế, cha dượng không nói gì mà mang ghế về nhà. Tôi không chịu, cha dượng bèn nói: “Ba chị của con đều đi học, con đi học nữa thì gia đình không gánh nổi, mà con gái, học để làm gì?” Lúc đó, tôi thầm nghĩ: “Hai con gái của cha và chị gái con không phải là con gái sao?” Tôi rất chua xót, oán hận cha dượng. Mẹ nói: “Con đừng giận cha dượng, nếu không phải nhờ ông ấy, con đã sớm chết đói rồi! Năm đó con đói đến nỗi người không còn sức, người lớn bế mà con ngẹo cổ trên vai, hai năm mà cổ con không duỗi thẳng ra được, cứ rũ xuống.” Sau này, tôi nghe chị gái kẻ lại rằng tôi là đứa đói nhất trong nhà, mọi người đều tưởng tôi không qua khỏi, nhưng may mà tôi vẫn sống sót.
2. Phấn đấu vì danh lợi
Năm tôi 15 tuổi, tôi được một người chú bên họ nhà cha dượng giới thiệu vào một xí nghiệp quốc doanh. Năm 1975, tôi lại được điều tới đơn vị khác, khi đó đơn vị sắp xếp cho tôi học lái xe, tôi không đi học nên khi thi bằng lái tôi phải nhờ người dạy cho ‘quy tắc giao thông, kiến thức cơ giới’. Nhờ vào nghị lực và tinh thần chịu khổ, khi người khác ngủ thì tôi học thuộc toàn bộ các kiến thức lý thuyết và huấn luyện gian khổ, cuối cùng, tôi cũng lấy được bằng lái.
Làm công việc vận tải, tôi rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Ban đầu, tôi lái xe xăng nhập khẩu, mỗi ngày chạy quãng đường gần 100km, cả đi và về là bốn chuyến, có khi chạy tám chuyến cả đi và về trong ngày. Sau này, tôi lái xe tải nội địa Đông Phong, lộ trình hơn 100km, còn kéo theo rơ-moóc. Tôi thường ra khỏi nhà lúc 2 giờ sáng và về tới nhà lúc 10 giờ tối. Khi lái xe sang các tỉnh lân cận để chuyển hàng, tôi thường đi một mình, tới những chỗ đường hẹp không quay đầu xe được, một cô gái hơn 20 tuổi như tôi phải tự tháo rơ-moóc để cho xe quay đầu xong, rồi mới móc vào lại, những lúc trên xe có hàng nặng không tháo được rơ-moóc, tôi phải nhờ nông dân địa phương. Đôi lúc, lốp xe hỏng, tôi lại một mình ôm bánh xe lên xuống để thay, tôi không ngại khi khắp mặt và người lấm lem bẩn. Khi vận chuyển lương thực, nửa đường bất ngờ gặp mưa to, một mình tôi trèo lên nóc xe, trùm vải che mưa nặng che cho lương thực, còn mình dầm mưa ướt sũng. Hồi đó, tôi không biết khổ, mệt là gì, lúc nào cũng vui vẻ. Một nữ đồng nghiệp cùng học lái xe với tôi, vì không chịu được khổ, đã phải bỏ làm; các đồng nghiệp nam đều nói tôi làm lu mờ cả họ và bảo tôi nên từ từ một chút. Tôi nào có nghe, vì danh lợi mà tôi dốc sức ra làm, năm nào tôi cũng được bầu chọn là công nhân gương mẫu, còn nhiều lần được danh hiệu công nhân gương mẫu của tỉnh.
Tôi cứ như vậy, ước chừng khoảng 5 năm, trong khi đạt được vinh quang thì đồng thời cũng mang tới mầm tai hoạ cho sức khoẻ của tôi. Năm 1980, sau khi kết hôn, tôi dần dần đi khám ra mười mấy thứ bệnh, như u xơ vú, cường giáp, đầu bên phải rất đau, viêm gan B, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim, lượng tiểu cầu trong máu thấp, v.v. Khi thấy đầu đau dữ dội, tôi phải dùng khăn quấn chặt đầu hoặc ấn nửa đầu bên phải vào tường để tạm thời giảm đau. Trong bụng tôi có một cục u to bằng nắm tay, từ bên ngoài cũng có thể sờ thấy; tim tôi có lúc đập rất nhanh và to đến mức nghe thấy âm thanh ‘bịch, bịch’. Khi đau dạ dày, tôi nằm trên giường dùng cả gối và chăn cuộn xuống dưới bụng để giảm cơn đau. Bác sỹ nói tôi bị lạnh bụng. Tôi bị phong thấp nặng tới mức giặt đồ cũng phải đeo găng tay, kể cả trong ngày hè nóng nực. Lượng tiểu cầu trong máu thấp gây ra nhiều đốm màu xanh, tím lớn trên da của tôi. Bệnh viêm gan B khiến tôi gầy gò, ốm yếu. Mới 30 tuổi, sức khỏe của tôi đã rất kém. Đáng lẽ ra, đó phải là những năm tháng đẹp nhất trong đời, nhưng tôi lại phải rời bỏ công việc mà tôi yêu thích.
Năm 1982, tôi phải làm phẫu thuật vú, đầu tiên loại bỏ khối u to bằng quả trứng gà bên ngực trái. Không lâu sau, lại phát hiện bên ngực phải có khối u nữa. Tôi đã trải qua tổng cộng bốn cuộc phẫu thuật trong vòng ba năm. Những cơn đau liên tục và dữ dội khắp người khiến tôi không thiết sống nữa.
Mẹ lén tìm thầy bói xem mệnh cho tôi – gọi là ‘xem hoa’. Người đó nói rằng cây hoa của tôi bên trên phủ toàn mạng nhện, tính mệnh chỉ còn cách Diêm vương một chút nữa thôi, và nói phải tìm người quét chỗ mạng nhện đó cho tôi. Tôi không tin những thứ đó, bèn tìm tới các bệnh viện lớn trên tỉnh thành để khám. Kết quả, bác sỹ nói tôi phải sống chúng với bệnh tật cả đời vì bệnh của tôi quá phức tạp, không trị được. Chín năm liền, tôi phải nằm viện, mỗi năm đơn vị phải trả viện phí cho tôi tới 5.000-6.000 nhân dân tệ, cơ thể suy nhược, cân nặng chỉ còn 40kg. Mỗi ngày, tôi phải chật vật cố gắng đi làm, về tới nhà là mệt ngã xuống giường, việc nhà do một tay chồng cáng đáng. Tôi cảm thấy đường đời phía trước của mình sao mà mịt mù. Chồng bảo tôi chạy bộ để tăng cường thể lực, nhưng thân thể tôi yếu ớt, mỗi ngày chạy vã mồ hôi mà sức khỏe không cải thiện.
3. Được Đại Pháp tái sinh
Một ngày năm 1997, một đồng nghiệp bảo tôi, ngày nào cũng chạy mệt thế mà không có tác dụng, chi bằng luyện công cùng cô ấy sẽ tốt hơn. Tôi không tin, cảm thấy cô ấy nói thật huyền hoặc. Một hôm đi làm, giờ nghỉ trưa còn vài chục phút nữa, cô ấy nói đang có thời gian rảnh, muốn dạy tôi luyện công. Tôi cũng đồng ý thử. Khi cô ấy dạy tôi bài công pháp thứ nhất, tôi luyện luyện và nhận thấy thân thể có một cảm giác dễ chịu mà lâu nay không có, từ đó tôi bước vào tu luyện Đại Pháp. Ngày hôm sau, tôi vứt hết toàn bộ số thuốc mấy chục nghìn tệ. Bởi vì tôi là người bệnh có tiếng ở đơn vị, nhờ học Pháp luyện công mà trở nên khỏe mạnh, con người cũng trở nên lạc quan, nên trong vòng nửa năm ở nơi tôi làm đã có hơn 30 người bước vào tu luyện Pháp Luân Công.
Vì tôi không biết chữ, ban đầu, tham gia học Pháp nhóm, tôi không đọc được sách, khi tới lượt tôi đọc, tôi thường chuyển cho người khác, còn mình ở bên cạnh chăm chú nghe. Về nhà, tôi chăm chỉ đọc, tới chữ nào không biết lại nhờ chồng dạy. Đại Pháp siêu thường đã khai mở trí huệ cho tôi, sau này, tôi đã có thể thông đọc tất cả các sách của Sư phụ, còn học thuộc “Tinh tấn yếu chỉ”, “Hồng Ngâm” và đã thuộc được hai lần bảo thư “Chuyển Pháp Luân”. Ban đầu, học Pháp, tôi cảm thấy những Pháp lý Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân” thật là tốt, sau khi tu Đại Pháp lại khiến tôi có cảm giác siêu phàm thoát tục.
4. Đối diện áp lực lớn, kiên định như bàn thạch
Pháp Luân Đại Pháp đã tái sinh tôi. Tuy nhiên, năm 1999 Đại Pháp cao đức tốt như thế lại phải chịu sự bức hại của tên đầu sỏ tội ác Giang Trạch Dân. Sau khi bức hại bắt đầu, do đơn vị công tác của chồng tôi khá đặc biệt, đã gây áp lực, kiên quyết phản đối tôi luyện công, tôi không nghe, vẫn kiên trì tu luyện.
Năm 1999, tôi cùng các đồng tu đi Bắc Kinh thỉnh nguyện, đòi trả lại công đạo cho Sư phụ Đại Pháp và Pháp Luân Công. Mấy hôm sau, tôi bị công an địa phương đưa về, giam giữ 15 ngày. Tháng 9, tôi cùng đồng tu lại lên Bắc Kinh thỉnh nguyện lần hai, sau khi bị bắt trở về tôi đã bị giam giữ phi pháp 72 ngày.
Trong khi tôi bị giam giữ, lãnh đạo đơn vị của chồng và của tôi cùng rất nhiều các đồng nghiệp đã tới khuyên tôi từ bỏ tu luyện. Có người nói: Chị cứ viết cam kết không luyện nữa, sau được về nhà thì cứ luyện, không có ai quản chị. Lại có người nói: bảo chồng chị mang sách Đại Pháp tới trại giam, nói rõ chị đã giao sách, không luyện nữa là được. Cho dù họ có ‘chính sách nới lỏng’ với tôi thế nào, dù đã có vài trăm người tới khuyên, tôi không hề động tâm. Một lần, chồng đưa hai con trai và người nhà cùng tới trại giam khuyên nhủ tôi, họ quỳ trước mặt cầu xin tôi viết cam kết từ bỏ tu luyện. Tôi nói tôi không muốn họ quỳ, họ quỳ thì tôi cũng không viết. Em rể nói, chị chỉ cần giao cuốn sách ra, em có nhiều lắm, em sẽ đưa cho chị một cuốn, muốn có bao nhiêu cũng được. Cậu ấy làm ở Cục An ninh Quốc gia vùng khác. Nhưng tôi đều từ chối. Bị giam 72 ngày, tôi mới được thả ra.
Sau khi trở về nhà, chồng trông chừng tôi nghiêm ngặt, không cho tôi ra khỏi nhà. Khi không thuyết phục được tôi, ông ấy thường đánh tôi.
Một hôm ông ấy lấy một thanh thép vằn dài hai thước, đường kính 18 ly, đánh vào cẳng chân tôi. Tôi rất đau, vừa lùi lại một bước, ông ấy lại đánh vào chân phải, vừa đánh vừa hung ác nói: Tôi muốn đánh gẫy chân cô, xem cô có còn chạy ra ngoài nữa không; Hai chân tôi đều chảy máu, quần lót và quần len đẫm máu, dính cả vào da. Lúc đó, ông ấy cũng rất sợ hãi, nói rằng chân tôi bị gãy, lập tức gọi cho chị gái và anh rể tôi tới đưa tôi đi bệnh viện. Mẹ chồng tôi cũng sợ hãi, lớn tiếng nói: “Xảy ra án mạng rồi! Thật khủng khiếp! Con trai tôi phải ngồi tù rồi! Làm sao bây giờ!” Chị gái và anh rể tới nhà, nhất quyết bảo tôi đi viện, tôi nói không sao, không cần đi viện. Chồng tôi nói: “Bị đánh nặng như thế, xương đùi chắc chắn bị gãy, nếu không thì cô là yêu quái!” Khi đó, vì để chứng thực sự siêu thường của Đại Pháp và từ bi của Sư phụ, tôi đã đồng ý cùng họ tới bệnh viện. Khi lên tầng hai chụp kiểm tra, tôi không để mọi người đỡ tôi, mà tự mình đi lên. Nhưng bác sỹ mới nhìn tình hình, đã lập tức đoán tôi bị gãy chân, mãi tới khi có kết quả chụp X-quang, bác sỹ mới nói: “Luyện Pháp Luân Công thật quá thần kỳ! Thanh thép 18 ly quất vào chân mà xương không hề bị gãy!”
Năm 2002, tôi một mình tới văn phòng tiếp nhận thư kiến nghị của thành phố, mang theo lá thư giảng chân tướng tự viết để gửi cho họ. Trong bức thư có trích dẫn hai đoạn Pháp của Sư phụ, tôi ghi chú rõ là Sư phụ viết. Vị giám đốc và phó giám đốc ở đó đều đọc lá thư, nói rằng viết rất tốt, họ hỏi những lời đó có đúng là Sư phụ viết không? Tôi trả lời rằng đương nhiên, tôi không bao giờ bóp méo Pháp của Sư phụ.
Họ nghi ngờ lá thư không phải do tôi viết, và nói Pháp Luân Công các chị nói lời chân, tại sao chị lại bịa đặt? Chị nói không được đi học, không có học vấn mà có thể viết được những điều này? Tôi trả lời rằng đây chính là điều thần kỳ của Pháp Luân Công! Cuối cùng, văn phòng thoái thác không quản được các việc của Pháp Luân Công, có tổ chức chuyên làm việc này rồi, bảo tôi đi tìm Phòng 610.
Tôi cầm lá thư tới tìm ‘610’, họ không đọc thư, tôi liền giảng chân tướng, họ sợ hãi yêu cầu tôi nói nhỏ giọng xuống một chút, và bảo: “Tốt thì hãy luyện ở trong nhà, không được chạy đi khắp nơi”. Tôi nói: “Chúng tôi đều quang minh chính đại, không thể sống tạm bợ trong bóng tối” Tôi yêu cầu họ thả hơn 30 học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp trong trại giam của thành phố. Nhân viên ‘610’ nói: “Làm sao có thể, vẫn đang còn bắt tiếp, không thể thả được.” Tôi dùng những trải nghiệm của bản thân giảng chân tướng cho họ, họ đều không ngắt lời tôi, yên lặng lắng nghe, nghe xong, bảo tôi nhanh về nhà. Tôi nói: “Các anh không thả học viên Pháp Luân Công thì tôi không đi”. Họ thấy tôi không có ý định rời đi, nên lén gọi điện cho chồng tôi. Hơn một tiếng sau, cơn phẫn nộ của chồng tôi xung lên, ông ấy tới tát tôi hai cái, sau đó túm lấy cổ áo tôi nói: “Cô làm tôi mất hết mặt mũi!” Ông ấy vừa nói vừa kéo tôi đi, tôi ra khỏi cửa vẫn ngoái đầu lại nói với nhân viên 610: “Tôi sẽ còn tới!” Từ tầng 8 xuống tầng 1, chồng tôi sợ có người nhìn thấy nên không đi thang máy, cứ một mạch kéo cổ áo tôi lôi đi, tới khi rời xa tòa nhà đó mới chịu thả tay, bản thân ông ấy mệt đến nỗi thở hồng hộc.
Ngày hôm đó, thị trưởng tới Phòng 610, nhân viên 610 kể về tôi cho ông ấy, ông ấy hỏi: “Bà ấy đâu?”. Họ trả lời rằng vì chồng tôi nên đã thả tôi đi. Thị trưởng lập tức thét lên: “Ông ta dưới quyền tôi hay là tôi dưới quyền ông ta? Tối nay đi bắt vợ ông ta!”. Tối hôm đó, tôi bị bắt tới đồn công an, ngày hôm sau, họ hỏi tôi: “Luyện hay không luyện, không luyện thì thả về; luyện thì lên xe đưa tới trại giam.” Tôi bị đưa đến trại giam, 5 tháng sau họ kết án phi pháp tôi một năm trong trại lao động cưỡng bức và đưa tôi vào trại lao động. Khi kiểm tra sức khỏe không đạt nên họ lại đưa tôi trở lại trại giam và giam tôi ở đó cho tới hết thời gian kết án.
Sau khi trở về nhà, lo sợ tôi tiếp tục kêu oan, vừa không để tôi luyện công, chồng tôi bảo tôi chạy bộ. Vì thời gian bị giam giữ phi pháp dài, cùng với việc chồng ngày ngày để mắt không cho tôi luyện công, tôi đã cùng ông ấy chạy bộ vài hôm. Sau đó, tôi nói không muốn chạy, ông ấy nói: ‘Cô không chạy cũng không được luyện công’, tôi không để ý tới lời ông ấy. Một tối, khi ở trong phòng, tôi đứng bên giường luyện bài công pháp số hai, vừa bão luân được nửa giờ, chồng tôi đột nhiên bước vào, thấy tôi đang luyện công, liền đánh mạnh vào lưng tôi, cả người tôi lập tức bắn sang phía bên kia giường, nếu không có sự bảo hộ của Sư phụ, e rằng lúc đó lưng tôi đã bị gãy.
Có một hôm, ông ấy chạy bộ về nhà, thấy tôi đang đả toạ, liền kéo giật tôi từ trên giường xuống, tôi bị ngã xuống đất, hai chân vẫn đang song bàn. Rồi ông ấy thở hổn hển lấy một cái mắc áo bằng gỗ trong tủ quần áo ra, đánh mạnh vào lưng tôi, cái mắc áo bị gãy làm 3 đoạn rơi ra, ông ấy lại lấy một đoạn đánh tiếp cho tới khi nó bị gãy thành mấy đoạn, đánh đến mệt thì ông ấy mới nghỉ tay. Tuy nhiên, tôi lại không thấy đau. Ông ấy hỏi tôi: ‘Có còn luyện nữa hay không?’. Tôi nói: ‘Luyện’. Ông ấy hung tợn nói: ‘Còn luyện thì tôi đánh cô tới chết! Dù sao người luyện công các cô bị đánh chết cũng đều không có ai truy cứu trách nhiệm’. Tôi hỏi ông ấy rằng nếu như lời ông ấy nói là đúng thì hãy cho tôi xem văn bản nhưng ông ấy không đưa ra được văn bản nào cả. Tôi nói: ‘Tôi đi tìm thị trưởng hỏi có văn kiện đó hay không’ Và tôi thực sự đã tìm tới nhà phó thị trưởng, giảng chân tướng Pháp Luân Công cho bà ấy, tôi nói, tôi làm người tốt nhưng bị chồng đánh đập tàn nhẫn, và hỏi bà ấy có văn bản nào nói rằng đánh chết học viên Pháp Luân Công thì không bị truy cứu trách nhiệm không? Tài xế của bà ấy nói: ‘Chắc chắn là có, nếu không, làm sao chúng tôi thường nghe nói cai tù đánh đập tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công được?’ Bà phó thị trường hạ giọng, nói với tôi: ‘Không có, ở đâu ra cái văn bản đó?’ Đương nhiên không có, bởi vì tà ác sợ bị xử lý nên các biện pháp bức hại tàn khốc học viên Pháp Luân Công chúng chỉ luôn truyền miệng.
Chồng tôi thường xuyên ra tay đánh đập tôi, tôi nghĩ mình không thể chịu đựng một cách tiêu cực, cũng không thể để ông ấy phạm tội với Đại Pháp, như thế cũng không tốt cho ông ấy, cần phải dùng trí huệ ngăn ông ấy. Một hôm, tôi từ bi và nghiêm túc nói với ông ấy: ‘Người tu luyện không tự sát. Nếu tôi chết, nhất định là do bị ông đánh chết. Cho nên, tôi đã viết sẵn di thư để ở chỗ bạn tôi. Nếu tôi có gặp vấn đề gì, thì ông sẽ không thoát được.’ Chồng tôi đã rất sốc, từ đó trở đi không dám đánh tôi nữa.
Ủy ban Chính trị và Pháp luật của thành phố và Phòng 610 tiếp tục gây áp lực với chồng tôi, họ đình chỉ công tác và yêu cầu ông ấy ở nhà viết kiểm điểm, đồng thời cưỡng ép tôi từ bỏ tu luyện, khi nào đạt được mục đích thì ông ấy mới được đi làm. Ở nhà, chồng tôi dùng đủ mọi cách mềm rắn nhưng tôi không khuất phục. Tôi nói với ông ấy, trước kia tôi mắc đủ thứ bệnh, ở nhà không làm được gì, thậm chí tôi phải nằm viện chín năm ròng, mỗi năm mất 5.000-6.000 tệ tiền viện phí, thuốc men, quốc gia chịu tổn thất, bản thân tôi vô cùng khống khổ, nếu như không luyện công, mạng sống của tôi sớm đã không còn. Chồng tôi nói: ‘Trước kia cô không làm được việc nhà, chẳng phải đều do tôi làm sao? Thà cô không làm, tôi gánh vác việc nhà cũng được chứ không để cô luyện công.’ Tôi kiên định nói sẽ không từ bỏ. Cuối cùng, ông ấy đưa vấn đề ly hôn ra đe doạ tôi. Ông ấy yêu cầu tôi lựa chọn: ‘Gia đình hay tu luyện, rốt cuộc muốn cái nào?’. Tôi đáp: ‘Cả hai tôi đều cần, không thể bỏ cái nào được. Tôi không để người khác nói vì mình tu luyện mà chia rẽ gia đình, trừ khi ông muốn ly hôn vì lừa dối tôi, và viết ra lý do thật đó thì tôi đồng ý ký’. Khi đó, tôi đã biết một số lời đồn đại về chồng mình có mối quan hệ bên ngoài, nhưng ông ấy chưa đến mức quá xấu xa, và tôi xuất phát từ tâm từ bi muốn cứu ông ấy, tôi biết ông ấy vốn sĩ diện và sẽ không viết.
Không biết làm thế nào nữa, chồng tôi bèn nhờ mọi người tới nhà thuyết phục tôi. Họ là lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè của tôi và ông ấy, tất cả người thân, còn có cả Ủy ban Chính trị Pháp luật của thành phố, nhân viên Phòng 610, cục công an. Ngày nào cũng có người tới thuyết phục tôi. Lãnh đạo đơn vị chồng khuyên tôi nghĩ tới sự nghiệp của chồng tôi và tương lai của con gái tôi. Tôi nói: ‘Mỗi người có mệnh của họ, nếu là phúc phận của họ thì không mất, huống chi tôi tu luyện, một người luyện công, cả nhà thọ ích’. Nhân viên Phòng 610 nói: ‘Nếu chị không hối hận, thì chúng tôi sẽ xem xét lại quyền lợi hưu trí của chị.’ Tôi nói: ‘Tôi đã làm việc rất chăm chỉ từ lúc mười mấy tuổi, dựa vào cái gì mà không cho tôi hưởng trợ cấp hưu trí? Hồi đó, các lãnh đạo của tôi đều nói rằng nếu mọi người làm việc chăm chỉ như các học viên Đại Pháp thì đơn vị chúng ta sẽ luôn vững mạnh đó thôi.’ Lời của tôi khiến họ không nói lại được lời nào. Một nữ cán bộ là đồng nghiệp cũ của chồng tôi đã đến nói chuyện với tôi. Dù cô ấy nói gì, tôi cũng không động tâm, tôi chỉ chân tâm thành ý giảng chân tướng cho cô ấy. Cuối cùng, cô ấy nói: ‘Tôi đã làm công tác tư tưởng hơn 30 năm, chưa bao giờ không thuyết phục được ai. Chị là người đầu tiên. Ngược lại, tôi đang bị chị thuyết phục. Chứng tỏ những gì chị nói thực sự có đạo lý.’
Bạn bè nói tôi luyện công thành ra không còn tình cảm. Tôi nói: ‘Không phải tôi không có tình cảm. Trước hết, tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm của các bạn, nhưng người xưa có câu “Chịu ân một giọt, báo ân cả dòng”. Đến giờ, tôi còn chưa báo đáp được Sư phụ tôi. Sư phụ không cần một xu nào của tôi, mà tôi nói một lời công đạo cũng không được sao?’ Thư ký Ủy ban Chính trị Pháp luật thấy thái độ kiên quyết của tôi, bèn tỏ thái độ để chồng tôi ly hôn với tôi, nhưng ông ấy bảo chồng tôi trước tiên đừng đề cập tới việc đó, đợi ông ấy nói chuyện với tôi trước đã. Sau khi ông ấy gặp tôi, tôi thể hiện rõ lập trường của mình. Ông ấy hỏi vì sao tôi si mê Pháp Luân Công đến vậy, đến cả gia đình cũng không cần? Tôi nói, tôi chưa bao giờ nói không cần gia đình. Trong gia đình, tôi tuân theo đạo đức truyền thống, hiếu kính người già, chăm sóc mẹ chồng bị bệnh lâu năm, mọi người đều công nhận điều này. Tám năm qua đã đổi tới hơn chục người giúp việc, ai mẹ chồng cũng không thích mà mà chỉ muốn tôi ở bên cạnh chăm sóc, quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp của chúng tôi cũng được mọi người công nhận. Đó đều là do tôi tu luyện Pháp Luân Công rồi mới làm được như thế. Trước kia, các bác sỹ của các bệnh viện lớn khắp tỉnh thành đều bó tay với bệnh của tôi, bệnh tật dày vò tôi mười mấy năm, nếu không phải nhờ luyện Pháp Luân Công, tôi đã chết từ lâu rồi, các anh không cho tôi luyện công, chẳng phải là muốn tôi chết sao? Sau đó, tôi giảng cho ông ấy rất nhiều chân tướng Đại Pháp. Cuối cùng, ông ấy nói riêng với chồng tôi: “Những gì bà ấy nói đều rõ ràng, rành mạch, có lý. Anh còn làm được gì? Thôi đừng quản nữa, kệ bà ấy!”
Lãnh đạo đơn vị chồng yêu cầu ông ấy viết kiểm điểm tư tưởng và giao nộp, nhưng tôi tuyệt đối không từ bỏ tu luyện nên mong đợi của họ không thành, kiểm điểm không viết được. Vậy nên, ông ấy bèn viết ra tình huống thực này, và lại giải thích thêm rằng: Bà ấy thực sự là bệnh toàn thân không trị được thì luyện công đều khỏi, nên kiên quyết không từ bỏ tu luyện. Tôi đã dùng tất cả các cách mà không làm được gì, đã đánh, chửi bà ấy, thậm chí đề cập tới việc ly hôn, bà ấy đều không sợ. Tôi cũng không còn cách nào, không quản nổi bà ấy. Lãnh đạo đọc kiểm điểm chồng tôi viết, nói đây chẳng phải ông đang giúp bà ấy hồng dương Pháp Luân Công sao? Thôi, ông không cần viết nữa, cuối cùng cũng để chồng tôi đi làm trở lại.
Kể từ khi tà đảng bắt đầu cuộc bức hại cách đây hơn 20 năm, con đường tu luyện của tôi đã trải qua bao mưa gió, nhưng vô luận đối diện khảo nghiệm thế nào, đều không thể động được tín tâm vững như bàn thạch của tôi. Trong thời gian bị giam giữ phi pháp tại trại tạm giam, Ủy ban Chính trị Pháp luật thành phố, nhân viên Phòng 610 và cục công an thường tìm tới tôi, họ nói tôi càng luyện càng ngu, càng si mê, đến chết cũng không sợ. Tôi đáp: ‘Tôi sẽ không từ bỏ, tâm của tôi thuộc về Pháp Luân Công, thân thể tôi thuộc về Pháp Luân Công, đến từng tế bào của tôi đều thuộc về Pháp Luân Công!’ Nhân viên Phòng 610 thấy kinh sợ, nói: ‘Được, đừng nói nữa, bà nói mỗi tế bào thân thể bà đều thuộc về Pháp Luân Công, chúng tôi còn quản được bà nữa sao?’ Từ đó, họ không tìm tới tôi nữa. Cho tới giờ, trưởng phòng công an vài lần gặp tôi đều biểu thị sự áy náy với tôi, mong tôi không thù oán ông ấy vì chuyện xảy ra trước kia.
Nhờ vào chính tín kiên định với Sư tôn và Đại Pháp, đối diện trước bức hại tàn khốc, tôi vẫn bất động như kim cương, từng bước vượt qua. Sư phụ giảng:
“Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiêu, thì có uy lực lớn bấy nhiêu” (Cũng một đôi lời, Tinh tấn yếu chỉ II)
“Đệ tử Đại Pháp thật vĩ đại; bởi vì chư vị tu theo Pháp căn bản của vũ trụ; bởi vì chư vị dùng chính niệm mà chứng thực Đại Pháp; bởi vì chư vị ngay trong nạn lớn mà chẳng hề quỵ ngã. Đệ tử Đại Pháp [tham gia việc] Chính Pháp; [đó là điều] trong lịch sử chưa từng có. Dùng lý trí mà chứng thực Pháp, dùng trí huệ mà giảng rõ sự thật, dùng từ bi mà hồng Pháp và cứu độ thế nhân; [từ những việc ấy] mà nêu cao sự vĩ đại, mà hoàn thiện con đường viên mãn của từng cá nhân đệ tử Đại Pháp.” (Sự vĩ đại của đệ tử, Tinh tấn yếu chỉ II)
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi đã bảo hộ đệ tử suốt chặng đường!
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/16/427447.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/4/199391.html
Đăng ngày 06-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.