Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương Quốc Anh

[MINH HUỆ 18-04-2022] Hôm Chủ nhật, ngày 16 tháng 4 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động tại bốn địa điểm ở trung tâm thành phố London để kỷ niệm Cuộc Thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khi đó 10.000 học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa cho quyền được thực hành Pháp Luân Đại Pháp.

Hôm đó là một ngày nắng đẹp và đường phố London tấp nập người dân cùng du khách. Từ buổi chiều kéo dài đến chập tối, các học viên đã nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra tại các địa danh sầm uất nhất ở London, bao gồm Quảng trường Leicester, Quảng trường St. Martin, Khu phố Tàu và bên ngoài Bảo tàng Anh. Hoạt động của họ đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường.

5043541185d122ab929b30595698cd44.jpg

e303c9c64201ffdf9446becf795293c5.jpg

81256dcd0355b44130bacf109efeb452.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp và giới thiệu môn tu luyện tới người dân tại Quảng trường St. Martin, ngày 16 tháng 4 năm 2022

0c0e145254089e3097d799b00b816bb5.jpg

Người qua đường ký bản kiến nghị để ủng hộ các học viên trong việc phản bức hại

Ông Shraean từ Ấn Độ đã dừng chân tại Quảng trường Leicester để đọc thông tin. Ông nán lại khá lâu và xem các học viên trình diễn các bài công pháp. Ông đã dùng điện thoại di động để chụp ảnh từng bảng trưng bày. Ông nói với các học viên: “Tôi muốn chuyển thông tin này cho một người bạn của mình ở Ấn Độ, cậu ấy là nhà báo. Cuộc bức hại này thật khủng khiếp và vô nhân đạo. Tôi muốn nhiều người hơn nữa biết đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.”

700bd74d8c7ed6e82ab30fac32ad620e.jpg

Cô Chira nói với các học viên: “Tôi nghĩ đây là một pháp môn tuyệt vời.”

Cô Chira sinh sống tại London và cô cho biết cô đã thấy các học viên ở Khu phố Tàu trong nhiều năm qua. Cô nói: “Tôi nghĩ đây là một pháp môn tuyệt vời.”

17038c825e28259bc35a9afa4bf41e7d.jpg

Người dân ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt những hành động tàn bạo sau khi biết chân tướng về cuộc bức hại

Bà Maria là một du khách đến từ Hy Lạp. Sau khi bà và người thân đọc thông tin và xem các học viên trình diễn các bài công pháp, bà đã ký bản kiến nghị để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các học viên. Bà cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã đọc thông tin trên các bảng trưng bày. Dù tôi chưa biết nhiều về môn tu luyện nhưng tôi khẳng định rằng một tín ngưỡng truyền thống như thế không đáng bị đàn áp. Tôi nghĩ Pháp Luân Đại Pháp có nội hàm rất sâu sắc, uyên thâm và thiêng liêng. Môn tu luyện này đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.”

Trong nhiều năm, các học viên đã duy trì một điểm giảng chân tướng tại Khu phố Tàu ở London để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra. Cô Erona Namani là sinh viên sau đại học và cô đã từng thấy hoạt động của các học viên ở đó. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc. Cô nói: “Việc phơi bày cuộc bức hại này là vô cùng quan trọng. Những hoạt động như thế này rất trọng yếu vì nó có thể giúp toàn thế giới hiểu được cuộc sống ở Trung Quốc ra sao. Người dân Trung Quốc cần có nhân quyền, tự do và bình đẳng hơn. Tôi muốn chia sẻ bản kiến nghị của các bạn trên phương tiện truyền thông xã hội của mình để giúp nhiều người hơn biết đến việc này.”

Bối cảnh: Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào năm 1992. Gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc đã sớm bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi trải nghiệm những chuyển biến cả về tâm tính và sức khỏe.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố phụ cận Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Đại Pháp tập trung bên ngoài văn phòng của một tạp chí để phản ánh và thảo luận về những sai sót trong một bài báo công kích Pháp Luân Đại Pháp đăng trên tạp chí này gần đây. Khi tin tức về vụ bắt giữ được truyền rộng và ngày càng có nhiều học viên tìm hỏi các quan chức, họ nhận được chỉ dẫn rằng hãy đến Bắc Kinh kháng cáo.

Trong ngày tiếp theo, ngày 25 tháng 4, theo sự chỉ dẫn của các quan chức ở Thiên Tân, một cách tự phát, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung Ương ở Bắc Kinh. Việc tập trung diễn ra ôn hòa và trật tự. Một số học viên đại diện đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các nhân viên của ông. Tối ngày hôm đó, những quan ngại của các học viên đã được giải quyết. Các học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả và tất cả mọi người bình lặng ra về.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/18/441427.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/20/199984.html

Đăng ngày 21-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share