Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 18-01-2022] Khi tôi đọc bài chia sẻ “Có trách nhiệm với bản thân” viết về đệ tử Đại Pháp ở Mỹ, tôi rất cảm động, cũng muốn nói ra một chút nhận thức cá nhân.

Trong bài đề cập đến một “người quyên tặng” đã lừa cô A (người tự xưng là học viên), và A lại lừa tiền của rất nhiều đệ tử Đại Pháp, bản thân cô A cũng mắc nợ lớn.

Vậy, vì sao một số học viên Đại Pháp có thể bị lừa? Nguyên nhân ở đâu? Tôi nghĩ, ngoại trừ trong bài viết phân tích là không tinh tấn thực tu chịu khổ cứu người như một người tu luyện nên làm, vẫn còn hai nguyên nhân nữa.

1. Nặng ‘tình đồng tu’

Trong cuộc sống ở xã hội Trung Quốc Đại lục, thuận theo đạo đức xã hội trượt dốc và bại hoại, ai ai cũng coi nhau như kẻ địch, giữa người thường rất khó vay tiền của nhau, kể cả người thân, bạn bè. Học viên tu luyện Đại Pháp chúng ta ở một cảnh giới khác, trong xã hội chúng ta đều hành xử theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, đối xử chân thành với mọi người, trong tâm mang thiện niệm; nói chi đến đồng tu với nhau, chúng ta đều giúp đỡ từ tận đáy lòng, đây là kết quả tuyệt vời mà Đại Pháp mang lại cho các đồng tu.

Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định với một chuyện gì đó, một loại “tình đồng tu” đã thể hiện ra, và biểu hiện nổi bật là: Bất kể đồng tu nào gặp khó khăn gì trong cuộc sống hàng ngày (ngoại trừ những tình huống khẩn cấp), các đồng tu khác sẽ giúp đỡ mà không do dự, ngay cả khi vượt quá khả năng của bản thân cũng không thấy tiếc, nên giúp sẽ giúp, không nên giúp cũng giúp.

Ví dụ, những học viên Đại Pháp cho cô A vay tiền như đề cập trong bài viết trên, đối mặt với ý định và lời lẽ ngụy biện của A về việc vay tiền, họ đã thực sự bỏ tiền túi ra mà không phân biệt đúng sai; một số đồng tu ở Trung Quốc Đại lục đã cho các học viên khác vay tiền để đảm bảo các điều kiện sống cơ bản, dẫn đến những khó khăn và mâu thuẫn trong gia đình của bản thân, vì tình đồng tu mà khuấy động cả lên một cách không lý trí. Chúng ta biết trong tu luyện Đại Pháp là không nói đến tình, đó là tâm chấp trước phải tu bỏ.

2. Không có nhận thức thanh tỉnh đối với ‘tư nguyên Đại Pháp’ từ trên Pháp lý

Sư phụ giảng:

“Tôi nghĩ rằng, Pháp hội của chúng ta, mỗi lần, mọi người có biết vé máy bay chi tốn bao nhiêu tiền không? Một khoản rất lớn. Ăn, ở, chi phí là bao nhiêu? Tư nguyên Đại Pháp, đặc biệt là ở xã hội quốc tế, đều hết sức hữu hạn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)

Chúng ta hiểu rằng tư nguyên Đại Pháp mà Sư phụ giảng ở đây chủ yếu đề cập đến tư nguyên tài chính của đệ tử Đại Pháp. Tư nguyên tài chính của đệ tử Đại Pháp có thể phân thành hai phần, một phần dùng để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cơ bản của gia đình, phần còn lại dùng cho nhu cầu cứu người của Đại Pháp.

Đệ tử Đại Pháp là vì Pháp mà đến, gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử cứu chúng sinh, vì vậy, tất cả các chi phí của đệ tử Đại Pháp ngoại trừ để đảm bảo cuộc sống cơ bản gia đình, thì ưu tiên thứ nhất nên được xem xét và sử dụng để chứng thực Pháp, giảng chân tướng, cứu chúng sinh. Ví dụ, nhiều đồng tu dùng tiền tiết kiệm của họ để làm tài liệu giảng chân tướng, v.v., ấy là đang dùng đúng và thiện dùng tư nguyên Đại Pháp, cũng chính là dùng tốt tư nguyên Đại Pháp của mình. Rõ ràng, các học viên Đại Pháp bị “người quyên tặng” và cô A lừa hơn 80.000 đô la Mỹ đơn giản là đã không tận dụng tốt tư nguyên của Đại Pháp.

Nói thêm một chút, tư nguyên tài chính mà các đồng tu dùng để giảng chân tướng và cứu người, các đồng tu khác ở điểm tài liệu địa phương có thể dùng (nguồn ấy) để làm tài liệu chân tướng; hơn nữa tư nguyên tài chính để đảm bảo cuộc sống cơ bản không thể sử dụng tùy tiện, các học viên đã quyên góp này đều rất tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày, hiếm khi chi tiêu quá nhiều vào nhu cầu cuộc sống xa hoa hoặc thoải mái cá nhân.

Nếu do chấp vào danh lợi tình trong cuộc sống cá nhân mà trường kỳ vay hoặc cho vay nhiều tư nguyên Đại Pháp, đó chính là biểu hiện ‘vị tư’ hoặc ‘sinh trưởng tư’. Không thể coi thường biểu hiện này, nó không chỉ là vấn đề dùng sai tư nguyên Đại Pháp, mà còn rất dễ bị tà ác dùi vào sơ hở, hình thành can nhiễu, dẫn đến ảnh hưởng tu luyện và cứu người.

Cuối cùng, hy vọng các đồng tu đều có thể dùng tốt tư nguyên Đại Pháp, thực sự chịu trách nhiệm về hành động của bản thân.

Chia sẻ trên nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/18/用好大法资源-436887.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/13/199172.html

Đăng ngày 13-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share