Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 23-12-2021] Cạnh điểm luyện công của chúng tôi có một hàng cây xoài lớn. Hàng năm, cứ đến tháng Năm, tháng Sáu, chúng tôi lại nghe thấy tiếng quả chín rơi xuống đất khi luyện công. Vào những ngày mưa gió, mặt đất phủ đầy xoài chín.

Tôi đã đến điểm luyện công này được hơn 10 năm, vậy mà mãi tới năm ngoái tôi mới để ý đến những trái xoài này.

Tỉnh ngộ

Năm ngoái, tôi tham gia hạng mục Gọi điện Giải cứu Toàn cầu. Sau khi tôi bắt đầu gọi điện thoại giảng chân tướng cho cảnh sát, công tố viên và nhân viên tư pháp ở Trung Quốc được hai tháng, một sự cố đã xảy ra.

Một hôm, sau khi luyện công nhóm, tôi đi bộ về phía xe của mình như thường lệ. Tôi thấy một quả xoài lớn nằm trên mặt đất. Tôi cúi xuống và nhìn kỹ nó. Quả xoài hình như vừa rớt khỏi cây. Nó còn rất tươi, sạch sẽ và nứt nhẹ sau khi chạm đất.

Tôi nhặt nó lên và mang về nhà. Quả xoài rất ngon! Ngon hơn xoài tôi mua ở chợ.

Sáng hôm sau, tôi đến muộn, khi các học viên khác đã ngồi thiền. Ngay sau đó tôi nghe thấy một tiếng “bịch” lớn. Một quả xoài vừa mới rụng nằm trước mặt tôi. Tôi nhặt nó lên và bỏ vào xe của mình. Rồi tôi vội vã tham gia cùng mọi người.

Buổi sáng thứ ba, tôi cố tình đến sớm hơn một chút. Ngay khi tôi vừa bước ra khỏi xe, tôi bắt đầu nhìn quanh xem có quả xoài nào rụng không.

Và gần như ngay lập tức, một quả xoài rơi ngay trước mặt tôi. Tôi nghĩ thật may mắn làm sao! Tôi liền nhặt nó lên. Một quả khác lại rơi trên mặt đất. Sau đó lại một quả khác nữa. Tôi đã rất vui. Chẳng bao lâu tôi đã không thể cầm được tất cả chúng. Tôi quay lại xe và lấy một chiếc khăn. Tôi nhặt khoảng 12 quả và gói chúng trong khăn. Tôi gần như quên mất việc luyện công.

Trong vài buổi sáng tiếp theo, khi tôi đến điểm luyện công, suy nghĩ đầu tiên của tôi là về những quả xoài . Đôi khi đèn pha ô tô chiếu rõ một quả xoài trong bãi đậu xe. Tôi sợ xe chạy đè lên nó nên xuống xe nhặt trước rồi mới đậu xe.

Tôi thường đọc Pháp trong một tiếng sau khi luyện công nếu không có lớp học buổi sáng lúc 8 giờ. Tôi đọc Chuyển Pháp Luân khi đi dọc theo những cây xoài. Kể từ khi bắt đầu nhặt xoài, tôi đã chú ý đến âm thanh rơi của xoài trong khi đọc.

Một hôm tôi đọc được:

“Bởi vì làm một người thực sự có quyết tâm tu luyện, họ có thể nhẫn chịu được vững, có thể với lợi ích các loại trước mặt, [mà] có thể buông bỏ tâm chấp trước kia, có thể coi nó rất nhẹ;” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Tế Nam, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

“Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng thứ cũng không khó gì cả, chính là không buông bỏ được nhân tâm nên họ mới nói là khó. Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó buông nó xuống, lợi ích kia đã đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm này họ vứt bỏ sao đây?” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Tế Nam, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi thấy sốc. Chẳng phải Sư phụ đang nói về tôi sao? Tôi nghĩ, mình không nên nhặt những quả xoài đó nữa.

Ngay lúc đó, tôi nghe thấy một tiếng “bịch” rất lớn. Tôi nghĩ: “Hẳn phải là một quả xoài lớn!” Tôi đọc lại đoạn Pháp đó, và tự nhủ: “Không nhặt xoài!”

Sau đó, tôi nghĩ: “Đây sẽ là lần cuối cùng.” Cứ như thể tôi bị bỏ bùa. Tôi bước đến và nhẹ nhàng nhặt nó lên. Tôi bỏ nó vào xe như thể nó là một báu vật. Tôi tự an ủi mình: “Mình thường không chú ý đến thức ăn. Nếu không ai nhặt, quả này sẽ thối mất.” Vì vậy, tôi nhìn quanh và nhặt thêm một vài quả nữa. Khi tôi ăn xoài ở nhà, tôi thấy chúng không có mùi vị gì cả! Cuối cùng tôi cũng tỉnh ngộ, và nhận ra mình đã sai.

Sư phụ giảng:

“người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng:

“Nhìn không thấy thì mới gọi là ‘tu’. Trong mê, trong các chủng các dạng dụ dỗ về lợi ích nơi thế gian này, chư vị vẫn có thể chiểu theo tiêu chuẩn người tu luyện và bước đi con đường [thành] Thần, điều đó không đơn giản đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Tôi liên tục nhẩm lại hai đoạn Pháp này. Tôi không chắc liệu mình có thể cưỡng lại việc nhặt thêm xoài vào ngày hôm sau hay không. Tôi nghĩ mình không quan tâm đến danh lợi của người thường, và tôi không bị cám dỗ bởi lợi ích. Vậy mà, sâu thẳm trong tâm tôi lại ấp ủ những kỷ niệm tuổi thơ về việc đi nhặt xoài rụng.

Khi tôi đến công viên để luyện công vào sáng hôm sau, đường đến chỗ để xe của tôi trải đầy xoài rụng. Tôi đã làm ngơ chúng. Khi chúng tôi bắt đầu ngồi thiền, tôi nghe thấy tiếng xoài rơi. Tôi phớt lờ nó và không còn nghe thấy nó nữa. Tôi đã vượt qua khảo nghiệm. Tôi đã buông bỏ chấp trước ẩn sâu của mình!

Đến giờ tôi đã tham gia hạng mục gọi điện thoại được một năm. Khi mùa xoài lại đến, ở công viên dường như có nhiều xoài hơn. Đôi khi chúng rụng kín bãi đậu xe. Tôi nhặt chúng lên và đặt sang một bên để người khác có thể dễ dàng nhìn thấy và nhặt chúng.

Hoa oải hương ngoài lớp học

Gần đây, hoa oải hương bắt đầu nở trong khu vườn bên ngoài lớp học của tôi. Tôi thường không chú ý đến hoa, nhưng tôi lại bị thu hút bởi những bông hoa oải hương này. Sau giờ học, tôi đứng cạnh vườn và ngắm những bông hoa rất lâu. Sau đó, tôi hỏi một học sinh ngồi cạnh cửa sổ: “Cô có thể hái mấy bông hoa được không?” Em đó nói được và đưa cho tôi một chiếc kéo.

Khi về nhà, tôi lấy chiếc bình mà chị tôi tặng ra và cắm hoa vào đó. “Đẹp quá!” Tôi nói trong khi ngắm chúng.

Một tuần sau, trong khu vườn bên ngoài một lớp học khác nơi tôi đang dạy, tôi nhận thấy hoa oải hương nở rộ. Những bông hoa này trông thậm chí còn đẹp hơn. Tôi lại bị cuốn hút.

Sau buổi học, tôi hỏi lớp trưởng để mượn kéo. “Hoa oải hương trong vườn đẹp quá. Cô muốn hái một ít về nhà”, sau đó tôi hỏi,“ Có được không?” Tôi biết cậu bé sẽ không từ chối tôi, vì tôi là một giáo viên. Tôi chỉ hỏi cậu ấy để việc này nghe có vẻ hợp pháp. “Được chứ ạ!” Cậu ấy đưa cho tôi một cái kéo. Tôi đã cắt nhiều hoa hơn lần trước.

Khi tôi trả lại cây kéo, một học sinh thường gây rối trong lớp, đột nhiên hét lên: “Này! Cô giáo của chúng ta đang ăn trộm hoa!”

Các học sinh đang ăn trưa trong lớp lập tức im lặng. Mọi ánh mắt đổ dồn vào tôi. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng. “Cô đã hỏi lớp trưởng và cậu ấy nói không sao cả”, tôi nói, tỏ vẻ như không có gì sai.

“Nếu một cô gái ăn trộm hoa, khi lớn lên cô ấy sẽ cướp chồng của ai đó!” Cậu học sinh hay gây rối nói. “Bà tớ đã nói với tớ điều đó!”, cậu ấy nói thêm. Tôi không bực mình. Tôi biết mình đã sai. Việc này khá là xấu hổ. May mắn thay, các học sinh đã nhanh chóng tập trung vào bữa trưa của mình.

Hôm đó, tôi đã có quan điểm khác về học sinh này. Cậu ấy là một đứa trẻ hiếu động. Trong giờ học, cậu ấy ăn uống, nghịch điện thoại, thường xuyên thay đổi chỗ ngồi và trêu trọc các học sinh khác. Tôi thường phê bình cậu ấy và đưa cậu ấy về chỗ ngồi. Nhưng hôm đó, cậu ấy đã đúng. Mặc dù cậu ấy thường hay gây rối, nhưng cậu ấy biết điều gì tốt và điều gì xấu.

Vì sự cố này, tôi cảm thấy xấu hổ khi mang hoa vào bãi đậu xe. Sau đó, cậu học sinh “gây rối” đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Cuối cùng cậu ấy tìm thấy một chiếc túi nilon để tôi bỏ hoa vào.

Trên đường về nhà, tôi cảm thấy không thoải mái. Là một giáo viên, tôi đã làm một tấm gương xấu cho cả lớp. Tôi thể hiện sự tham lam. Tệ hơn nữa, tôi đã bôi nhọ danh tiếng của một học viên Pháp Luân Đại Pháp!

Về nhà, tôi cắm hoa vào bình và chụp ảnh. Tôi gửi bức ảnh cho con trai và con gái của tôi và muốn kể cho chúng câu chuyện này. Chúng khen hoa đẹp, rồi hỏi tôi lấy hoa ở đâu.

Tôi trả lời: “Mẹ hái chúng từ khu vườn bên ngoài lớp học.“

Con trai tôi nhắn lại một biểu tượng con gấu cùng một câu hỏi và một dấu chấm than: “Có được phép hái hoa trong trường không ạ?”

“Một học sinh hét toáng lên rằng cô giáo ăn trộm hoa. Mẹ đã rất xấu hổ”. Tôi giải thích. “Cậu bé đã đúng”, tôi nói. “Là một giáo viên, mẹ không nên lấy hoa của trường. Mẹ sẽ xin lỗi cả lớp vào tuần sau và hứa sẽ không tái phạm nữa.”

Tuần tiếp theo, tôi gửi tin kể tiếp câu chuyện cho con trai và con gái tôi:

“Sau đó, nhiều học sinh đã chỉ vào cậu học sinh nói mẹ đã ăn trộm, và nói cậu ấy đã hái hai bó hoa oải hương lớn vào ngày hôm đó và mang về nhà.”

“Mẹ hỏi cậu học sinh có phải cậu ấy hái hoa mang về nhà vì thấy mẹ làm việc đó không. Cậu ấy trả lời dõng dạc: ‘Vâng ạ!’“

“Mẹ không nên nêu gương xấu cho học sinh. Mẹ có trách nhiệm bảo học sinh làm điều đúng đắn. Mẹ không nên bỏ qua việc này để giữ thể diện. Mẹ quyết định sửa sai.”

Lớp trưởng lên tiếng: “Thưa cô, cô không sai, phải không ạ? Cô đã hỏi em trước khi hái hoa.”

“Nếu đó là khu vườn của em, và em cho phép cô, thì không có vấn đề gì”, tôi giải thích. “Nhưng đây là tài sản của trường, và không thuộc về bất kỳ ai cả.”

“Nhưng chúng em tưới vườn”, một học sinh nói.

“Nó vẫn không thuộc về các em. Như bàn ghế trong lớp học này cũng không phải là tài sản cá nhân của các em”, tôi nói.

“Nếu chúng ta nhìn thấy những bông hoa đẹp trong một công viên công cộng, liệu chúng ta có được phép hái chúng và mang về nhà không?” Tôi hỏi cả lớp.

“Không, chúng ta không thể ạ!” Tất cả đều đồng thanh.

“Đúng rồi!” Tôi nói. “Trong các công viên công cộng có những biển báo cấm phá hoại bất kỳ loài hoa và cây xanh nào. Nếu chúng ta hái hoa, thì chúng ta là cố tình vi phạm pháp luật.”

Khi tôi nói, tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Đây chẳng phải là điều tôi thường nói với cảnh sát và công tố viên đại lục khi tôi điện thoại cho họ sao?

Tôi nói: “Đây là một trường công lập. Không ai được lấy tài sản công làm của riêng mình, kể cả hiệu trưởng nhà trường hay các thầy cô giáo.”

“Cô muốn cảm ơn bạn đã chỉ ra hành động sai trái của cô. Nếu bạn ấy không ngăn cô, thì có thể cô đã tiếp tục làm như vậy”, tôi nói một cách chân thành.

Từ bi với cảnh sát, công tố viên và nhân viên tư pháp

Sư phụ giảng:

“Có những người chỉ vì lợi ích cá nhân nào đó, mà lấy những thứ vốn không thuộc về mình, bằng thủ đoạn không chính đáng để đoạt lấy, họ cho rằng chiếm được lợi, trên thực tế lợi ích mà họ đắc được ấy là dùng đức trao đổi với người ta, chỉ là họ không biết mà thôi. Đối với người luyện công thì khấu trừ vào công; đối với người không luyện công thì khấu trừ vào thọ mệnh, hoặc giảm trừ vào phương diện khác. Tóm lại, khoản ấy là phải kết toán, đó là điều trong Thiên Lý.” (Chương III, Tu luyện tâm tính, Pháp Luân Công)

Khi tôi gọi điện thoại cho cảnh sát, công tố viên và nhân viên tư pháp ở Trung Quốc, tôi thường nói với họ: “Bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp không chỉ vi hiến ở Trung Quốc, mà còn là một hành vi phạm tội nghiêm trọng của quốc tế. Khi ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì tội ác của mình, bạn sẽ phải chịu tội – khi đó bạn không thể bảo vệ bản thân, chứ chưa nói đến gia đình của bạn.”

Tôi cố gắng từ bi đối với những nhân viên cảnh sát, công tố viên và nhân viên tư pháp này, và cố gắng hiểu họ. Từ Pháp, tôi biết thiện và ác đồng thời tồn tại. Những người này không quá khác biệt so với tôi mặc dù tôi lớn lên trong một xã hội tự do. Khi tham gia vào cuộc bức hại, dù chủ động hay bị động, họ đều phải đấu tranh để lựa chọn giữa thiện và ác.

Họ đã chọn điều ác bởi vì họ không có sự chỉ dẫn đúng đắn. Bởi họ không thể chống lại môi trường ở Trung Quốc, nên phải khuất phục chế độ chuyên chế, và chọn lợi ích cá nhân lên trên hết.

Giống như Sư phụ giảng:

“Người sống trên thế gian là thế đó, con người đáng thương biết bao, rất tiếc con người lại nhìn không thấu, nghĩ không thông trong cái gọi là hiện thực này.” (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [2004], Giảng Pháp tại các nơi VI)

Sư phụ cũng giảng:

“Chúng ta ở đây là những người tu luyện, chúng ta chỉ có thể dùng mặt Thiện, không thể dùng mặt ác được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Các học viên Đại Pháp chúng ta chỉ có thể sử dụng tâm từ bi mà chúng ta đã tu được để phá vỡ lớp vỏ bọc xung quanh những người này, giúp họ hiểu rằng họ phải lựa chọn điều tốt để nhận được lợi ích lâu dài.

Ở hai đầu đường dây điện thoại, một người là người tu luyện trên con đường thành Thần, còn đầu kia là một người đang chờ được cứu. Tôi tin rằng nỗ lực và sự kiên trì của ta sẽ giúp nhiều người có được tương lai tươi sáng.

Lời kết

Trên con đường tu luyện của mình, bất cứ khi nào bị lạc lối, Sư phụ thường điểm hóa cho tôi để tôi có thể kịp thời thức tỉnh và chính lại bản thân.

Tôi biết ơn tất cả những người tôi đã gặp. Họ đã tạo ra môi trường tu luyện cho tôi.

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình với các đồng tu. Không có việc nhỏ trong tu luyện. Không có điều gì là ngẫu nhiên. Chúng ta cần phải tận dụng mọi cơ hội để đề cao bản thân. Khi tôi nhận thấy những chấp trước người thường của mình, điều quan trọng là hướng nội và nói với bản thân: “Dừng lại!”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/23/435041.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/9/198056.html

Đăng ngày 13-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share