Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp Tây phương tại Pháp

[MINH HUỆ 14-12-2022] Tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2016, và lập tức minh bạch được rằng đó chính là những gì tôi tìm kiếm bấy lâu nay trong suốt cuộc đời mình.

Tôi kết hôn không lâu sau khi bắt đầu tu luyện. Vợ chồng chúng tôi sống ở khu vực ngoại ô của một thành phố lớn. Nhà ở đắt đỏ, giao thông cũng rất hỗn loạn. Mỗi ngày tôi dậy sớm phát chính niệm và luyện công. Tuy nhiên, sau một ngày bận rộn với công việc và khoảng thời gian trên đường đi làm và về nhà khá dài nên tôi có rất ít thời gian để học Pháp hay tham gia các hạng mục chứng thực Đại Pháp.

Sau khi con trai chào đời vào năm 2020, tôi càng bận rộn hơn, sắp xếp thời gian để làm tốt ba việc còn khó hơn. Tôi hy vọng sẽ mua được ngôi nhà lớn hơn cho gia đình, có được công việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Tôi đã dành rất nhiều thời gian lướt tin tuyển dụng và quảng cáo bán nhà. Tôi cũng đã tham gia một số cuộc phỏng vấn việc làm. Mặt dù bằng cấp và năng lực của tôi đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng và tôi cảm thấy các cuộc phỏng vấn diễn ra khá thuận lợi, nhưng tôi vẫn không trúng tuyển.

Tôi trở nên lo lắng khi kế hoạch mua một căn nhà lớn hơn của mình bị trì hoãn hết lần này đến lần khác vì tôi không thể tìm được một công việc tốt hơn. Để an ủi bản thân, tôi tự nhủ rằng Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Đại Pháp) an bài những khó khăn trong cuộc sống để tôi tu nhẫn và rằng tình hình sẽ cải thiện bởi Sư phụ sẽ giúp tôi.

Tôi được thưởng nhờ kết quả hoạt động của các cửa hàng mà tôi quản lý. Tôi làm việc rất chăm chỉ, vì thế tôi kỳ vọng nhận được một khoản tiền thưởng tương đương với một tháng rưỡi tiền lương của mình. Thế nhưng, đến phút chót, ông chủ lại nói với tôi rằng việc trả lương của công ty chúng tôi bị ảnh hưởng bởi đại dịch và tôi sẽ không nhận được tiền thưởng. Ông ấy không trao đổi chi tiết với tôi mà chỉ nói rằng ông sẽ trao đổi về việc này sau.

Tôi cảm thấy tức giận và bất bình. Tôi cảm thấy bị tổn thương và có những suy nghĩ không tốt về ông chủ mình. Tôi biết không có gì là ngẫu nhiên và tôi cần buông bỏ chấp trước vào tiền bạc. Nhưng tôi cảm thấy mình bị đối xử bất công và định bụng sẽ tranh cãi với ông chủ.

Tôi đấu tranh với bản thân một lúc. Một mặt, tôi muốn bảo vệ lợi ích của mình, mặt khác, tôi biết đây là cơ hội để tôi đề cao bản thân khi là một người tu luyện. Tôi nhắc nhở bản thân về nguyên lý “bất thất bất đắc” và tự hỏi liệu bản thân có thể vượt qua thành công khảo nghiệm lần này không.

Những bức họa giúp tôi hướng nội

Trong khoảng thời gian này, tôi gặp một bài báo trên tờ The Epoch Timesvề loạt bốn bức tranh của họa sỹ Thomas Cole. Bộ tác phẩm này mang tên “The Voyage of Life” (Hành trình của cuộc sống), kể về một câu chuyện ngụ ngôn về bốn giai đoạn của cuộc đời con người. Các bức tranh, Thời ấu thơ, Thời thanh niên, Tuổi trưởng thành và Lão niên, miêu tả một người du hành đi thuyền trên Dòng sông Cuộc đời. Trong mỗi bức tranh, người du hành đều có thần hộ mệnh đi cùng. Những ẩn ý đằng sau những tác phẩm này khiến tôi xúc động sâu sắc. Trong hai bức tranh, tôi thấy tình cảnh hiện tại của mình.

Trong bức tranh “Thời thanh niên”, một chàng trai hào hứng điều khiển con thuyền và hướng tới một lâu đài sáng chói trên bầu trời. Tuy nhiên, chàng trai lại quay lưng lại với thần hộ mệnh ở bờ sông, trong khi cung điện trước mặt anh trông chớp nhoáng và hư ảo.

Tôi tự hỏi: “Có phải tôi cũng giống như chàng trai này? Có phải tôi vẫn để mình bị lừa dối bởi thế giới hào nhoáng này sao?”

Sư phụ giảng:

“Như vậy những người tu luyện chúng ta lại càng không nên thế; những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng tiền thưởng rất có thể không phải của tôi, bởi vậy tôi cần tùy kỳ tự nhiên và giữ bình tĩnh. Ông chủ nói đúng. Công ty đang hồi phục từ trạng thái kinh doanh trì trệ do phải đóng cửa một năm. Làm sao tôi có thể tham lam như vậy trong khi lẽ ra tôi còn phải vui vì vẫn có việc làm chứ? Và thật nực cười khi tôi tranh đấu vì những lợi ích thoáng qua trong thế giới con người và mất đi cơ hội đề cao bản thân trong tu luyện. Tôi không nên quay lưng lại với thần hộ mệnh như chàng trai trong bức tranh và để lại nỗi ân hận lớn cho bản thân trong tương lai.

Tôi đã rất bình tĩnh khi ông chủ trao đổi vấn đề tiền thưởng với tôi một lần nữa. Tôi nói với ông rằng tôi hiểu quyết định của ông và rằng vì tình hình hiện tại thực sự không phải là thời điểm phù hợp để trả tiền thưởng. Ông ngạc nhiên và nói với tôi rằng ông hài lòng với kết quả của tôi và quyết định tăng 15% lương cho tôi.

Đào sâu được gốc rễ của chấp trước

Ban đầu, tôi cảm thấy vui vẻ và tôi đã vượt qua khảo nghiệm này khá thành công. Nhưng sau một giây suy nghĩ, tôi tự hỏi bản thân liệu mình đã thực sự ngộ ra được những gì nên lĩnh ngộ thông qua khảo nghiệm này hay chưa.

Sư phụ giảng:

“Vậy nên điều mà người ta cho là tốt ấy, ở nơi người thường thì lợi ích cá nhân càng nhiều thì cho là càng sống tốt, [nhưng] các Đại Giác Giả lại thấy rằng cá nhân ấy là càng xấu.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng có lẽ tôi đã loại bỏ được tâm tham lam và chấp trước vào lợi ích cá nhân ở một mức độ nào đó, nhưng tôi chưa đào tận gốc chấp trước của mình. Tôi hướng nội sâu hơn để tìm gốc rễ của những quan niệm của mình.

Tôi muốn thăm lại loạt tác phẩm đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cảm thấy không phải ngẫu nhiên mà tôi bắt gặp chúng. Khi quan sát kỹ hơn bức tranh “Thời thanh niên”, tôi thấy một số chi tiết mà trước đó tôi không chú ý.

Trong bức tranh này, chiếc thuyền của chàng trai đang hướng về vùng nước xiết và một cảnh quan rất đáng sợ. Anh cầu xin một số sinh mệnh bóng tối trên bầu trời giúp đỡ nhưng lại tiếp tục quay lưng lại với thần hộ mệnh. Kết cục, chàng trai này chỉ có thể gánh chịu hậu quả của những sai lầm đã gây ra trong quá khứ, khiến chàng trai đau khổ tột cùng.

Tôi đã không chú ý những sinh mệnh bóng tối mà người lớn cầu nguyện trước kia. Sau khi nhìn bức tranh một lần nữa, tôi nhớ những gì Sư phụ giảng trong phần “Luyện tà pháp” trong cuốn Chuyển Pháp Luân về “mình sẽ cho hắn biết tay như thế này này…” Sau đó, tôi nhận ra đây là một ví dụ mà Sư phụ đưa ra.

Lúc đó, tôi đột nhiên nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề của mình. Không chỉ là tôi có chấp trước mạnh mẽ vào sự thoải mái và cuộc sống tốt đẹp, mà tôi còn đang bước trên con đường của tà ác. Suy nghĩ của tôi không đúng.

Xác định và loại bỏ tâm truy cầu

Sư phụ giảng:

“… còn hễ là bảo chư vị đắc những điều tốt ở xã hội người thường thì đều là ma.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi từng hy vọng Sư phụ có thể ban cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn trong thế giới con người. Trước mỗi lần phỏng vấn việc làm, tôi lại cầu xin Sư phụ giúp đỡ và nghĩ: “Đây hẳn là sự an bài của Sư phụ. Mình sẽ nhận được công việc này!”

Tôi cũng hy vọng rằng Sư phụ sẽ an bài cho tôi tìm được một ngôi nhà như ý. Trong những trường hợp khác, tôi cũng thường có những suy nghĩ kiểu như vậy. Tôi trông chờ Sư phụ mang đến cho tôi những lợi ích trong xã hội con người này. Khi cầu xin Sư phụ giúp đỡ đủ thứ lợi ích cá nhân này, chẳng phải tôi cũng giống như người trưởng thành trong bức tranh “Hành trình của cuộc sống” đi cầu xin sự giúp đỡ từ sinh mệnh bóng tối sao? Chẳng phải tôi đang bất kính với Sư phụ đó sao?

Khi phát hiện ra những chấp trước này, tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Tôi đã hoàn toàn không nhận thức được về những chấp trước bén rễ sâu này. Mặc dù trên bề mặt là tôi loại bỏ một số quan niệm người thường, nhưng thực ra tôi lại đang lừa gạt bản thân bởi sâu thẳm trong tâm, việc tôi loại bỏ chấp trước là có mục đích. Tôi hy vọng điều này sẽ khiến Sư phụ vui lòng và vì thế tôi sẽ được thiện báo.

Sư phụ đã an bài con đường tu luyện của chúng ta. Hành trình tu luyện của chúng ta giống như những con đường núi mà trước đó chưa từng có người đi. Đường đi không dễ, nó có thể có rất nhiều thử thách, nhưng chúng ta có thể lên đến những đỉnh núi mà chưa từng có ai đạt tới được.

Sư phụ giảng:

“… khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã an bài con đường tu luyện cho tôi và tôi có thể đi đến cùng và thành công. Tất cả những gì tôi cần làm là loại bỏ quan niệm người thường và tiêu trừ nghiệp lực. Khi nhận ra điều này, tôi thầm nói với Sư phụ: “Dù khó khăn đến đâu, con cũng có thể vượt qua bởi con đang bước trên con đường mà Sư phụ an bài.”

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/14/434794.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/7/198015.html

Đăng ngày 11-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share