Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-11-2021]
Tên Trung Quốc:Lưu Á Cần (刘亚芹)
Giới tính:Nữ
Tuổi:69
Thành phố:Tam Hà
Tỉnh:Hà Bắc
Nghề nghiệp:Không
Ngày qua đời:31 tháng 10 năm 2021
Ngày bị bắt gần đây nhất: 22 tháng 7 năm 2018
Nơi bị giam gần đây nhất:Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang
Bà Lưu Á Cần, 69 tuổi, một người dân ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc đã qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 2021, năm tháng sau khi được thả khỏi án tù ba năm vì tu luyện Pháp Luân Công.
Từ khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công vào năm 1999, bà Lưu đã bị kết án hai lần với tổng cộng bảy năm. Bà đã bị đánh đập và ép ngồi trên một cái ghế nhỏ trong thời gian kéo dài, ngoài ra còn phải chịu nhiều hình thức tra tấn thân thể khác.
Bà Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 4 tháng 12 năm 1996. Bà tin rằng môn này đã chữa lành nhiều căn bệnh của bà, bao gồm viêm màng phổi lao, tràn dịch màng phổi, ung thư vùng chậu, vốn đã hành hạ bà hơn 10 năm.
Sự tra tấn được trình bày trong bài viết này chỉ là một cái nhìn sơ lược về cuộc bức hại không ngừng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công.
Bị giam trong năm tháng
Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, bà Lưu, một người dân ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 2 năm 2000. Ngay khi đến nơi, bà đã bị bắt giữ và bị đưa đến Văn phòng Đại diện Thành phố Hạc Cương ở Bắc Kinh, bị xích cùng các học viên khác trong một căn phòng không có cửa sổ. Bà không được dùng nhà vệ sinh.
Sau khi bị đưa trở về Hạc Cương, bà bị giam ở Đồn Công an Lộc Lâm Sơn, tại đây bà bị ép ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng từ sáng đến tối mỗi ngày. Sau đó bà bị chuyển đến Trại tạm giam Số 1 Hạc Cương trong năm tháng. Bà cũng bị tống tiền 2.000 Nhân dân tệ.
Sau khi bà Lưu được trả tự do, cảnh sát đã yêu cầu bà báo cáo cho họ hàng ngày. Nếu bà không tuân thủ, một cảnh sát sẽ tới nơi làm việc của bà và giám sát bà nghiêm ngặt.
Bị kết án bốn năm tù
Bà Lưu bị cảnh sát của Đồn Công an Tân Kiến bắt giữ lần nữa vào ngày 28 tháng 4 năm 2002. Bà bị đưa tới trại tạm giam Số 2 Hạc Cương vào buổi tối và sau đó bị chuyển tới trại tạm giam Số 1 Hạc Cương, và bị Tòa án Quận Hưng An kết án bốn năm tù giam tại đây.
Bà Lưu bị đưa tới Nhà tù Nữ Hắc Long Giang vào tháng 10 năm 2002. Bà được phát hiện mắc bệnh lao trong quá trình kiểm tra sức khỏe, nhưng lính canh trại giam vẫn buộc nhà tù phải tiếp nhận bà.
Lính canh nhà tù khám người bà Lưu và cắt ngắn tóc của bà để làm nhục bà. Sau đó, bà cùng các tù nhân mới được tiếp nhận bị đưa tới đội huấn luyện. Hàng ngày ở đội huấn luyện, tất cả tù nhân phải xếp hàng để rửa mặt và sử dụng nhà vệ sinh. Họ bị cưỡng ép ngồi và ngồi xổm cả ngày lẫn đêm. Khi bà Lưu không thể ngồi xổm, bà đã bị đội trưởng đánh mạnh vào chân và còng tay vào ống sưởi. Bà còn bị một tù nhân hình sự tra tấn do bị lính canh tù xúi giục.
Sau một thời gian tham gia trong đội huấn luyện, bà Lưu được phân về Khu giam Số 7. Khi bà cùng các học viên khác từ chối lao động cưỡng bức, họ đã bị ép phải ngồi lên ghế đẩu nhỏ và bị tra tấn.
Đứng ở ngoài trời trong cái lạnh “đóng băng”
Các học viên không chỉ bị lạnh cóng mà còn bị bỏ đói cả ngày. Thời tiết ở Cáp Nhĩ Tân rất lạnh vào mùa đông. Vào một buổi sáng trong tháng 11 năm 2003, cơn gió lạnh đóng băng thổi qua và tiến đến từ phía Bắc. Bà Lưu cùng hàng chục học viên khác bị ép phải ở ngoài trời với bộ quần áo mỏng và đứng quay mặt vào tường cho đến khi trời tối. Bà Lưu bị đóng băng trong sáu ngày liên tiếp và các học viên khác bị “đóng băng” trong tám ngày.
Còng tay ra sau lưng và treo người lên
Từ ngày 28 tháng 7 đến tháng 11 năm 2004, bà Lưu cùng vài học viên khác đã phải chịu đựng những hình thức tra tấn khác nhau. Vào ban ngày, họ bị còng tay ra sau lưng và treo vào tay vịn tầng trên của giường tầng. Vào ban đêm, lính canh sẽ quấn tay họ quanh tay vịn tầng dưới của giường tầng và còng tay họ qua đêm.
Minh họa tra tấn: Còng tay vào tay vịn tầng trên của giường tầng
Minh họa tra tấn: Còng tay vào tay vịn tầng dưới của giường tầng
Một ngày khi họ đang trên đường về từ xưởng sản xuất, bà Lưu cùng vài học viên khác đã từ chối mặc quần áo tù và đeo thẻ tên. Lính canh đã còng tay họ ra sau lưng, một tay vòng lên và một tay vòng xuống, rồi treo họ lên không. Sự tra tấn khiến các học viên vô cùng đau đớn và cánh tay bị sưng tấy. Một số học viên không thể chịu được sự đau đớn và gần như ngất xỉu.
Minh họa tra tấn: Còng tay ra sau lưng và treo người lên
Trong suốt bốn tháng này, bà Lưu bị nhốt trong phòng biệt giam hai tuần. Bà bị còng tay và cưỡng ép ngồi trên sàn nhà lạnh cóng mỗi ngày. Bà còn bị hai tù nhân cùng phòng xúc phạm bằng những ngôn từ khó nghe. Cửa sổ của phòng biệt giam được bịt lại bằng báo để bên ngoài không nhìn được sự bức hại.
Bà Lưu bị cấm ngủ trong một khoảng thời gian. Khi bà ngủ, lính canh sẽ đổ nước vào mặt bà. Bà còn bị còng tay ra sau lưng ở trong phòng giặt và bị ép đứng tựa vào tường cả ngày. Một tù nhân đã đổ xô nước xuống sàn nhà để khiến căn phòng ẩm thấp và lạnh hơn.
Bắt giữ và giam giữ lần nữa
Sau khi được trả tự do vào năm 2006, bà Lưu chuyển tới sống cùng con trai ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc.
Vào năm 2014, bà Lưu bị bắt giữ lần nữa vì gửi thư có tài liệu thông tin về Pháp Luân Công cho người dân tại quê nhà ở Hạc Cương. Bà bị giam giữ hai tháng và được bảo lãnh tại ngoại.
Bị kết án tù lần hai
Vào một ngày trong năm 2015, bà Lưu được lệnh phải báo cáo cho Đồn Công an Hướng Dương. Bà đã không có mặt vì cùng chồng đi chữa bệnh ở Hải Nam, tỉnh phía Nam cách Hạc Cương khoảng 4800 km. Kết quả là, cảnh sát đã đăng thông tin bà trực tuyến như người bị truy nã.
Ngày 22 tháng 7 năm 2018, bà Lưu quay lại Hạc Cương để lo việc hưu trí của mình bị đình chỉ bất hợp pháp. Bà bị bắt giữ trên xe buýt và bị đưa tới trại tạm giam Tam Hà. Sáu ngày sau, bà được đưa trở về Hạc Cương và bị giam giữ tại trại tạm giam Thành phố Hạc Cương.
Mạnh Hiến Vinh, công tố viên của Viện Kiểm sát Quận Hưng An đã truy tố bà Lưu và chuyển hồ sơ vụ án của bà tới Tòa án Quận Hưng An. Tòa án lại lần nữa kết án bà ba năm tù giam cùng 3.000 Nhân dân tệ tiền phạt.
Bà Lưu đã kháng án tới Tòa án Trung cấp Thành phố Hạc Cương, nhưng tòa án trung cấp đưa ra phán quyết giữ nguyên bản án. Bà Lưu bị đưa tới Nhà tù Nữ Hắc Long Giang sau khi bị giam giữ tại trại tạm giam 10 tháng.
Ngồi trên ghế đẩu nhỏ hơn 50 ngày
Ngay sau khi tới nhà tù, bà Lưu bị đưa vào “khu cải tạo”. Năm tù nhân được chỉ định tra tấn bà để ép bà từ bỏ Pháp Luân Công.
Khi bà Lưu từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, các tù nhân đã ép bà ngồi thẳng lưng trên một ghế đẩu nhỏ với hai chân chụm vào nhau và hai tay đặt lên đầu gối cho tới 2 giờ sáng, và tạt nước vào mặt bà bất cứ khi nào bà nhắm mắt. Sau đó, họ đánh thức bà vào khoảng 4 giờ 30 phút sáng. Họ còn hạn chế bà ăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Sự tra tấn này kéo dài 50 ngày.
Minh họa tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài
Bị tù nhân đánh đập
Vào sáng ngày 17 tháng 1 năm 2021, bà Trương Khuê Hoa, một học viên Pháp Luân Công 76 tuổi bị đưa vào cùng phòng với bà Lưu bị lăng mạ và tra tấn vì từ chối viết tuyên bố vu khống Pháp Luân Công.
Bà Lưu nói đôi lời động viên bà Trương và bị trưởng tù nhân Cao Văn Đào chửi rủa. Các tù nhân khác đã đấm và tát vào mặt bà ngay dưới camera giám sát. Khi lính canh Đào Thục Bình nhìn thấy, bà ta cười với tù nhân Dương Nhứ và yêu cầu cô ta đánh bà Lưu ở hành lang không có camera giám sát.
Sự tra tấn khiến ngực bà Lưu bầm tím và rất đau đớn. Bà phải vịn vào thang giường để đứng dậy và hơn 20 ngày sau bà mới hồi phục.
Bài liên quan:
Người phụ nữ Hà Bắc bị tra tấn trong suốt hai lần thụ án tù với tổng thời gian là 7 năm
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/11/433501.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/12/196560.html
Đăng ngày 20-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.