Bài viết của Thanh Tình, đệ tử Đại Pháp ở Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 21-09-2021] Tôi là một giáo viên, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 8 tháng 1 năm 1998. Tháng 7 năm ngoái, vừa vào dịp nghỉ hè, người nhà ở nơi khác gọi điện nói hiệu trưởng muốn kiếm tôi nói chuyện, là Ủy ban Chính trị Pháp luật cấp huyện bắt hiệu trưởng tìm tôi. Vào tháng 6, Ủy ban Chính trị Pháp luật cấp huyện đã trực tiếp kiếm tôi thông qua người nhà và đồn cảnh sát địa phương. Hiệu trưởng mới được chuyển công tác đến trường tôi vào cuối tháng 5. Tôi đã từng thử giảng chân tướng cho ông ấy hai lần, nhưng chưa thành công. Tôi nghĩ lần này ông muốn kiếm tôi là một cơ hội tốt để giảng chân tướng.

Do đó, sau khi nhận được cuộc gọi của hiệu trưởng, tôi đã đến trường học. Trên đường đi, những lời lẽ biện giải và hăm dọa tà ác cứ ào ào tuôn ra. Tôi nhớ Sư phụ giảng:

”Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu”
(Vô Tồn, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Sống chẳng truy cầu
Chết không lưu luyến
Sạch bong vọng niệm
Tu Phật không khó”

Tôi là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí, hết thảy đều nghe theo Sư phụ, không cần những thứ khác. Với sự gia trì của Sư phụ, chính niệm ngày càng mạnh mẽ, nhưng tôi vẫn thấy tâm thái bất ổn, vẫn còn vật chất sợ hãi.

Khi gần tới cổng trường, trong đầu tôi lóe lên một niệm: “Mình đến cứu ông ấy, chứ không phải đến để trò chuyện.” Quan niệm vừa chuyển, niệm đầu và vật chất bất hảo đều biến mất, trong tâm liền thấy bình ổn. Khi ấy Sư phụ điểm hóa cho tôi: Nhắm thẳng vào nút thắt trong tâm mà giảng. Tôi nghĩ làm sao biết được nút thắt trong tâm của hiệu trưởng nằm ở đâu? Thế nên, trước tiên tôi lắng nghe ông nói.

Sau khi gặp mặt hiệu trưởng, ông nói: “Quốc gia không cho phép …” Nhắm thẳng vào đây, tôi nói với ông: “Tu luyện Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp ở Trung Quốc. Hiện nay, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào nói rằng Pháp Luân Công phạm pháp. Ông có thể lên mạng xem xét ba nội dung sau: văn kiện số hiệu 2000 do Bộ Công an phát hành, trong văn kiện này có liệt kê 7 loại tà giáo do Bộ Công an xác nhận và 7 loại tà giáo do Quốc vụ viện xác nhận, tổng cộng là 14 loại tà giáo, trong này không có Pháp Luân Công; văn kiện “Pháp chế vãn báo” đã xác nhận lần nữa vào ngày 2 tháng 6 năm 2014, minh xác chỉ rõ trong 14 loại tà giáo không có Pháp Luân Công; ngày 1 tháng 3 năm 2011, văn kiện liên quan đến việc cấm các ấn phẩm Pháp Luân Công ở điều thứ 99 và 100 trong pháp lệnh số 50 do ông Liễu Bân Kiệt, Giám đốc Tổng cục xuất bản tin tức quốc gia phê duyệt ban hành, đã bị hủy bỏ.

Hiệu trưởng hỏi: “Vậy tại sao nói Pháp Luân Công là x giáo?” Tôi nói với ông: “Đó là tên hung đồ Giang Trạch Dân khơi mào cuộc bức hại đã nói với phóng viên của một tờ báo của Pháp; trong ‘Pháp chế vãn báo’ cũng nói, những lời đó ban đầu xuất ra từ miệng của Giang Trạch Dân, đó là lời lẽ cá nhân của ông ta.”

Tôi bèn hỏi hiệu trưởng: “Bộ pháp lớn nhất của nước ta là gì?” Ông nói: “Đương nhiên là Hiến pháp.” Tôi hỏi tiếp: “Mỗi khi một số điều luật phép tắc có mâu thuẫn với Hiến pháp thì sẽ lấy cái nào làm chuẩn?” Ông nói: “Đương nhiên là lấy Hiến pháp làm chuẩn.” Tôi nói: “Lúc chúng ta lên trung học, đều được học như thế. Ông còn nhớ nội dung của điều 35 và 36 trong Hiến pháp chứ?” Ông hỏi tôi: “Nó là nội dung gì vậy?” Tôi nói: “Hai điều này quy định, công dân có quyền và tự do tín ngưỡng; bất cứ cơ quan, đoàn thể, cá nhân nào cũng không được phép cưỡng bức công dân tín ngưỡng cái gì và không tín ngưỡng cái gì, không cho phép kỳ thị bất cứ người có tín ngưỡng nào. Vài ngày trước, trong luật dân sự của giáo viên toàn trường chúng ta mới thêm vào nội dung không xâm phạm nhân cách công dân. Trong kỳ nghỉ hè này, ông chỉ gọi một mình tôi đến nói chuyện, quả là khác biệt với những người khác, đây không phải là xâm phạm nhân cách sao? Không phải là vì tín ngưỡng sao? Ông xem thử ai đang phạm pháp?”

Hiệu trưởng vội nói: “Là Ủy ban Chính trị Pháp luật bắt làm thế.” Tôi nói: “Là ông đang giúp Ủy ban Chính trị Pháp luật cùng nhau phạm pháp. Hôm nay, tôi không truy cứu ai phạm pháp, vì các ông cũng là bị che mắt thôi, tôi chỉ muốn nói với ông chân tướng sự thật.” Ông ấy nói: “Ủy ban Chính trị Pháp luật cũng chỉ là chấp hành mệnh lệnh bên trên.” Tôi kể cho ông nghe về câu chuyện “dùng tà giáo để cản trở thực thi pháp luật”.

Ông ấy lại hỏi: “Vậy hiện nay người luyện Pháp Luân Công đang bị kết án rốt cuộc là chuyện gì?” Tôi nói với ông: “Từ nào đến giờ, bọn họ đều dựa trên điều hành pháp 300: ‘lợi dụng tổ chức tà giáo cản trở thực thi pháp luật’ để định tội. Mới nãy tôi đã nói Pháp Luân Công không phải x giáo, cũng không có tổ chức danh sách gì, nên không thể nói là tổ chức, lại càng không có cản trở thực thi pháp luật gì hết. Hiện nay có lượng lớn luật sư chính nghĩa biện hộ vô tội cho những người tu luyện Pháp Luân Công, luật sư là người có chuyên môn về pháp luật, lời lẽ biện hộ của họ có lực độ hơn tôi nói nhiều. Thẩm phán không thể nói được lời nào. Việc này chẳng phải nói rõ là hành vi bức hại sao? Là đang lừa dối người dân không biết sự thật đúng không?”

Hiệu trưởng gật đầu nói: “Hóa ra là vậy. Tại sao chị luyện Pháp Luân Công?”

Tôi kể với ông: “Trước đây tôi mắc bệnh viêm khớp phong thấp và gai xương, chân tay bị biến dạng nghiêm trọng, không thể lên xuống cầu thang. Mặc dù hiệu trưởng trước đó sắp xếp phòng làm việc của tôi ở lầu một, nhưng tôi cũng không thể lê bước sang cửa tiệm ở cách đó 500 mét. Hơn 20 tuổi, tôi đã mắc bệnh, không thể xuống giường. Bệnh viện địa phương nói không có thuốc chữa, nếu muốn phục hồi nguyên dạng, thì phải phẫu thuật chỉnh hình, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề căn bản, nếu nghiêm trọng thì phải đoạn chi và lắp tay chân giả. Tôi đến bệnh viện tỉnh và thành phố để khám, bác sỹ chuyên môn nói hết thuốc chữa, có thể duy trì như hiện tại là may lắm rồi, bác sỹ kê toa thuốc và nói, từ nay tôi không cần đến bệnh viện nữa, vì có đến cũng vô dụng, nếu phát bệnh thì cứ mua thuốc theo toa này, tối đa đến năm 35 tuổi thì tôi sẽ nằm liệt giường. Khi ấy nghe xong, đầu óc tôi trống rỗng, người cứ ngây ra. Tôi đã mua một cái túi lớn để đựng thuốc Trung y, về nhà uống, uống xong mắc bệnh dạ dày, uống bất cứ thứ gì đều nôn hết ra. Tôi đã thử hết thảy các phương thuốc dân gian, gặp đủ thầy lang ở khắp nơi. Khi làm châm cứu, do tứ chi biến dạng và gai xương nên không thể tìm ra chính xác huyệt vị. Trước khi tu luyện, tôi không thể rời khỏi chiếc quần bông trong năm năm liền, bất kể đó là mùa nào. Tiền bạc trong nhà dành hết cho tôi chữa bệnh. Tôi luyện Pháp Luân Công hơn một tháng, thì đã dừng uống thuốc. Tu luyện khoảng năm tháng, tôi đã thay quần bông sang quần vải thô. Không những chứng viêm khớp đã khỏi, mà bệnh hắc lào và bệnh dạ dày cũng đều khỏi. Đến hôm nay đã hơn 20 năm trôi qua, tôi không uống một viên thuốc nào, năm nay tôi đã 54 tuổi.”

Hiệu trưởng lại hỏi: “Ngoài bệnh ra, thì còn có chỗ nào tốt không?” Tôi nói: “Còn có thể giúp đề cao đạo đức phẩm chất của con người. Trước khi tu luyện, sức khỏe tôi không tốt, thêm nữa chồng tôi ngoại tình, chúng tôi yêu nhau lúc lên đại học, tôi một thân một mình đi theo chồng đến đây, vứt bỏ thân tình và tình bạn. Tôi không chịu nổi áp lực, nên đã từng tự sát ba lần, nhưng không thành công. Cuối tháng 9 năm 1997, tôi đã ly hôn, lúc đó chồng không đồng ý, nhưng anh là người làm sai, nên anh không thể lay chuyển được tôi. Sau khi ly hôn, chồng tôi bỏ nhà đi mấy ngày, sau lại quay về, thế nào cũng không dám bỏ đi. Trong mấy ngày chồng đi khỏi nhà, chỉ có tôi và con trai 7 tuổi sống côi cút trong căn nhà trệt, không có hàng xóm láng giềng, tối đến lại có điện thoại quấy nhiễu. Chồng tôi không dọn ra khỏi nhà, nên tôi xem anh như một người giúp việc, không cần trả tiền công, hơn nữa anh ở lại cũng tốt cho con trai. Ba tháng sau, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi dần dần vứt bỏ oán hận với chồng, tiếp nhận anh như một thành viên trong gia đình, vả lại tôi chưa từng nhắc về chuyện xấu anh đã làm, tôi đối đãi với anh còn tốt hơn cả trước đây. Một người thân mang trọng bệnh như tôi đã từng không thể chấp nhận chồng mình, nhưng sau khi tu luyện Đại Pháp, thân thể trở nên khỏe mạnh, hơn nữa tôi không còn tính toán về chuyện anh phản bội mình, ngược lại tôi còn tha thứ và thiện đãi anh. Uy lực của Đại Pháp đã triệt để cải biến tôi. Về sau, Pháp Luân Công bị đàn áp vô cớ, chồng lại đi ngoại tình, dẫn đến người phụ nữ kia đến nhà tôi náo loạn, tôi giúp chồng cùng nhau đối diện và giải quyết việc này. Đại Pháp đã giúp gia đình của tôi không đổ vỡ, con trai không phải lớn lên trong hoàn cảnh thiếu cha thiếu mẹ, cháu thi đỗ trường đại học tốt và có một công việc như ý.”

Hiệu trưởng nói: “Ban đầu tôi từng nghe nói một chút về chị, nhưng hôm nay mới biết nhiều hơn, chị xử lý quá lý trí về phương diện gia đình, thực sự tôi thấy bái phục từ tận đáy lòng.” Tôi nói: “Nếu tôi không luyện Pháp Luân Công thì tuyệt đối không làm được như thế.”

Tôi lại nói về tư thái cao ở phương diện nhà trường đánh giá năng lực và thăng chức. Tôi còn nói với ông về vấn đề mà ông chưa lý giải được: Tuy chịu nhiều đối đãi bất công (kể cả những việc ông biết và chưa biết), nhưng sao tôi vẫn làm việc nghiêm chỉnh đến thế? Tôi vẫn có trách nhiệm với học sinh? Vẫn đối xử tốt với những người đã từng làm tổn thương tôi?

Sư phụ Đại Pháp dạy các đệ tử:

”… đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.” (Chuyển Pháp Luân)

”… ở đâu cũng cân nhắc đến người khác” (Chuyển Pháp Luân)

”… tất nhiên tâm tính rất cao, tâm thái rất chính, đề cao tâm tính bản thân, đề cao tầng của mình, không làm chuyện xấu [chỉ] làm điều tốt; chỉ có biểu hiện như thế.” (Chuyển Pháp Luân)

Một vị hiệu trưởng ở nhiệm kỳ trước đã từng nói: “Nếu có một nửa giáo viên luyện Pháp Luân Công, thì hiệu trưởng như tôi đỡ biết mấy, chất lượng dạy học của trường sẽ đứng hạng nhất trong toàn thành phố.”

Hiệu trưởng nói: “Tuy tôi là Đảng viên, nhưng đó chỉ vì sự nghiệp cá nhân, chứ tôi không tin vào nó. Tôi tin vào cha mẹ, tin vào lương tâm.” Tôi nói: “Hiện nay người nói lương tâm không nhiều.”

Ông ấy nói: “Tôi nói với người của Ủy ban Chính trị Pháp luật là không thấy chị luyện Pháp Luân Công, cũng chưa từng giảng chân tướng cho các em học sinh.” Tôi nói với ông: “Tôi đã giảng chân tướng cho học sinh.” Ông ấy kinh ngạc nhìn tôi. Tôi nói đã giảng thế này: “Làm người phải thành thực, giữa bạn học, người nhà, bạn bè đối đãi bằng thái độ thành thực, không được lừa dối người khác; thiện đãi người khác; không được so đo tính toán với nhau, không được xoi mói người khác, cần phải khiêm nhường, khoan dung người khác.” Hiệu trưởng nói: “Dạy học sinh như thế là đúng.” Tôi nói: “Đây chính là hàm ý của Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Công giảng ở tầng diện học sinh.” Hiệu trưởng nói: “Điều này rất tốt! Công này tốt như vậy, chị tu luyện bản thân, nhưng không thể phát triển sự nghiệp của mình và tương lai của con cháu, túng quẫn và thất bại ở trước mắt.”

Tôi nói với ông: “Đầu năm 2000, tôi đã từng đi đường vòng, lương tâm cắn rứt sống không bằng chết, những chứng bệnh cứng đầu cũng dần xuất hiện trở lại. Sau đó, tôi đã quay trở lại tu luyện. Ông tin vào lương tâm, từ góc độ lương tâm mà nói, Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi những thứ mà tôi vừa kể cho ông nghe, ngoài ra còn có rất nhiều thứ mà tôi không được biết, tôi có thể nói nửa vời được sao? Thế thì lương tâm ở đâu? Thế có còn là con người không? Còn như công việc, chúng ta đều giống nhau, là bản thân nỗ lực mà có, ai cũng không có quyền động vào. Ông bây giờ vẫn còn tin vào lương tâm, vậy ông nhất định sẽ tin ‘tổ tiên tích đức’, ông cũng nói tôi là người tốt khó gặp, thế chẳng phải là tôi đang tích đức cho con cháu đó sao? Con cháu sẽ vì tôi tu luyện Đại Pháp mà được thụ ích. Ngược lại, những người xấu bức hại người tốt để lại cho con cháu những gì? Chẳng phải là tai ương sao?!”

Hiệu trưởng nói: “Cũng không còn sớm nữa, tôi phải về nhà rồi. Cảm ơn chị đã trò chuyện với tôi nhiều thế này, lúc bình thường cũng không có thời gian ngồi xuống trò chuyện với nhau, tôi mong rằng chị sẽ hạnh phúc! Tôi đã làm mất thời gian của chị!” Tôi thấy thời gian cũng không còn sớm, nên bèn nói: “Cảm ơn tấm lòng tốt bụng của ông, tôi cũng hy vọng ông sẽ bình an hạnh phúc!” Tiếc là tôi chưa nói với ông về “tam thoái”. Khi ấy, ông đã hai lần nhắc tôi viết những trải nghiệm này thành sách, vì chúng quá cảm động!

Trong quá trình giảng chân tướng lần này, tôi không có suy nghĩ bị bức hại ở đây, chỉ nghĩ đến cứu người, đồng thời cải biến hình thức thuyết giáo lấy bản thân làm trung tâm trước đây, từ đó nhắm thẳng vào điểm nghi vấn của hiệu trưởng mà giảng, dùng những lời lẽ mà ông có thể hiểu được mà giảng, tôi cũng không trực tiếp phủ định ông ấy. Tôi thể ngộ được Pháp của Sư phụ:

”Quan niệm chuyển
Bại vật diệt
Quang minh hiển”
(Tân Sinh, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Chuyển quan niệm
Cái xấu diệt
Hiển quang minh”

Một tầng của đoạn Pháp này được triển hiện ra. Sau khi tôi chuyển biến quan niệm, nhiều lúc không cần suy nghĩ, lời nói cứ thế trực tiếp xuất ra. Tôi chỉ cần động đậy cái miệng, tất cả đều là Sư phụ đang làm, và uy đức sẽ ban cho chúng ta. Đệ tử cảm tạ Phật ân hạo đãng của Sư tôn!

Tầng thứ hữu hạn, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/9/21/改變觀念-講真相救人-428370.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/3/196440.html

Đăng ngày 13-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share