Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp

[MINH HUỆ 22-09-2021] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi là một giáo viên mầm non và tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2014. Tôi được phân công giảng dạy cho những đứa trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi. Các giáo viên mầm non chúng tôi đảm nhận một trọng trách rất lớn – một trong những sứ mệnh của chúng tôi là ươm mầm những hạt giống trẻ thơ cho tương lai. Bởi vậy chúng tôi cần phải làm gương cho các em học tập. Chúng tôi phải không ngừng đề cao bản thân, trước mặt các em thì luôn thể hiện sự chân thành. Trẻ nhỏ giống như những miếng bọt biển hấp thu những gì mà chúng tiếp xúc, chúng có thể nhìn thấu chúng ta và xem liệu hành xử của chúng ta có phù hợp với lời chúng ta nói hay không.

Đại Pháp là vô hình, và đôi khi chúng ta không nhìn thấy được ảnh hưởng của lời nói hay hành động của chúng ta, nhưng chúng ta đang mở ra một con đường, một con đường vô hình.

Dạy trẻ theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn

Đương nhiên, nếu ảnh hưởng của mọi thứ mà chúng ta làm là hữu hình thì rất dễ nhận biết. Con đường tu luyện của chúng ta sẽ trở nên quá đơn giản và chúng ta khó lòng đề cao lên được. Khi chúng ta đang ở bên bờ vực, bạn sẽ bất ngờ nhận được sự khích lệ giống như những bông hoa nở rộ. Chẳng hạn như ở góc đường, tôi tình cờ gặp lại những học sinh cũ hiện đang học cấp hai, các em mỉm cười rạng rỡ gọi tôi và trò chuyện về Đại Pháp, hoặc những bậc cha mẹ rất biết ơn và vui vẻ nói với bạn rằng giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp vẫn luôn tồn tại trong gia đình của họ và những đứa trẻ sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở họ nếu họ không tôn trọng giá trị này. Nội tâm tôi cũng trở nên thoáng đãng khi nhận thấy rằng trong lúc chúng tôi kiên nhẫn dùng hành động để chỉ cho các em biết cách đối đãi với mâu thuẫn thì các đồng nghiệp khác cũng bắt đầu làm việc tương tự.

Việc làm của chúng tôi đang ảnh hưởng đến hoàn cảnh xung quanh. Những đứa trẻ mà tôi dạy dỗ hiện tại khi nói chuyện với người khác đều có thể nhìn thẳng vào mắt đối phương. Chúng sẽ đối thoại chân thành với nhau thay vì trốn tránh mâu thuẫn. Khi xảy ra mâu thuẫn, một đứa trẻ sẽ thiện ý giải thích vấn đề và đứa trẻ còn lại thì nhẫn nại lắng nghe, đến lượt mình thì sẽ nói ra suy nghĩ thật của bản thân. Giáo viên chúng tôi chỉ đứng đằng sau để lắng nghe và khuyến khích các em trò chuyện. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày, các em sẽ dưỡng thành những thói quen tốt, mỉm cười bắt tay thay vì nuôi dưỡng tâm oán hận hay giận dữ.

Ngôn ngữ biểu đạt là rất quan trọng bởi nó là vũ khí lợi hại nhất để chiến thắng bạo lực. Khi những đứa trẻ không biết cách biểu đạt suy nghĩ thông qua ngôn ngữ thì rất có thể chúng sẽ sử dụng đến nắm đấm.

Dùng văn hoá truyền thống Trung Hoa để truyền cảm hứng và giáo dục trẻ nhỏ

Chúng ta cần đặt cơ sở cho một nền giáo dục tốt. Sau gia đình thì trường học đóng vai trò quan trọng thứ hai trong việc định hình nhân cách cho trẻ nhỏ.

Trong khi tìm đọc những câu chuyện và truyền thuyết trên trang web Viên Minh, tôi đã khám phá ra câu chuyện về Thương Hiệt. Ông được Thiên thượng phái xuống Trung Quốc để sáng tạo ra chữ Hán tượng hình. Thương Hiệt sinh ra đã có bốn mắt. Sau đó tôi giải thích cho bọn trẻ về vẻ đẹp và nội hàm sâu sắc đằng sau chữ “nghe” trong tiếng Trung. Tuy là một ký tự đơn giản nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa: không chỉ là đôi tai, mà quan trọng hơn là đôi mắt, trái tim và khối óc, vì thế khi giảng bài trên lớp tôi thường nhắc chúng: “Chúng ta nghe bằng gì nào?” Và các em đều đồng thanh đáp lại: “Bằng đôi tai, đôi mắt, trái tim và khối óc ạ!”. Khi một đứa trẻ chạy xung quanh và nói chuyện, tôi nói đùa rằng: “Em nghe bằng tóc của mình” (vì tôi không nhìn thấy mắt của đứa trẻ) hoặc “Em nghe bằng lưỡi của mình” nếu đứa trẻ cứ nói chuyện trong khi tôi đang nói. Tôi sẽ kiên nhẫn đợi, và chúng đều hiểu lời tôi nói và mỉm cười.

Hiện tại, những đứa trẻ cũng bắt đầu hình thành cách xử lý vấn đề riêng của chúng. Khi một đứa trẻ làm điều gì đó không đúng, tôi sẽ nhắc nhở: “Em còn nhớ điều mà Ngài Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) giảng chứ?” Chúng đều mỉm cười vì biết rõ tôi đã nhắc lại điều này nhiều lần trên lớp.

Sư phụ giảng:

“… tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Ở sân chơi vào giờ nghỉ giải lao, tôi nhận thấy việc các em tranh cãi và mách nhau cũng giảm đi đáng kể. Hiện tại, khi các em bị ngã thì sẽ rất nhanh đứng dậy… và nếu chúng có đến gặp tôi thì cũng sẽ mỉm cười nói rằng: “Cô à, em bị ngã nhưng không hề khóc! Cú ngã không có gì nghiêm trọng cả và em không bị thương”. Hoặc chúng sẽ kể với bạn của mình rằng: “Hãy đến xem này, chẳng phải việc gì lớn đâu, tớ không hề bị thương”. Hoặc chúng sẽ nói: “Chúng ta đừng tới gặp cô giáo nhé, chúng ta có thể tự mình giải quyết mà”. Tất cả những sự tình này đều khiến tôi rất cảm động. Rõ ràng là giáo dục đòi hỏi sự nhẫn nại và dùng ngôn ngữ để giao tiếp.

Lồng ghép Chân-Thiện-Nhẫn vào chương trình giảng dạy

Những con đường đang được mở ra trong ngành giáo dục. Tại trường của tôi, tôi dần giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các em nhỏ, bắt đầu bằng cách giới thiệu phương pháp tu luyện cho một nhóm học sinh tình nguyện tham gia vào hoạt động ngoại khoá. Sau đó chúng tôi khuyến khích các em trong lớp mẫu giáo mà tôi giảng dạy luyện công một lần mỗi tuần. Chúng tôi cũng cố gắng hết sức để thực hành các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn trong lớp học của mình.

Sư phụ đã an bài cho tôi làm việc cùng với các đồng nghiệp để đưa Pháp Luân Đại Pháp vào chương trình giảng dạy cho các em nhỏ ở độ tuổi khác nhau. Kế hoạch giảng dạy ba năm đầu tiên tập trung vào việc cải thiện bầu không khí học tập trong trường và chú trọng tới đề cao thể chất và tinh thần cho các em, do đó đã được nhà trường chấp thuận. Ba năm tiếp theo, các đồng nghiệp của tôi đã tự nhiên đưa Pháp Luân Đại Pháp vào kế hoạch giảng dạy liên tục của họ.

Việc này vẫn được tiếp tục cho đến khi dịch bệnh bùng phát, lúc đó các buổi học luyện công nhóm phải dừng lại để tránh cho các học sinh từ các lớp khác nhau tiếp xúc gần với nhau. Tuy nhiên, thông qua lời truyền miệng mà ngày càng có nhiều gia đình biết được tôi đã dạy các em thiền định trong lớp học của mình. Bởi vậy, điều này đã trở thành một hiện tượng tự nhiên trong trường và không có ai cảm thấy ngạc nhiên nữa.

Ngoài ra, Sư phụ cũng an bài cho tôi hướng dẫn các bậc phụ huynh cách luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong một dịp hoạt động ngoại khoá mà tôi có cơ hội tiếp xúc với họ. Vì tôi phụ trách một điểm luyện công vào mỗi cuối tuần trong công viên địa phương, nên có nhiều bậc cha mẹ đã tới tham gia và chúng tôi đã luyện công cùng nhau.

Được mời tới giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở những trường học khác

Sau khi tạo được mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, Sư phụ đã an bài một phụ huynh học sinh là thư ký của một trường cấp hai, đến giới thiệu phương pháp giảng dạy của tôi cho chủ nhiệm khoa của trường cô ấy. Vị chủ nhiệm này rất hứng thú với thiền định bởi ông ấy cũng đang tìm kiếm một phương pháp nào đó có thể khiến học sinh của ông được thụ ích cả thân lẫn tâm. Bởi vậy ông ấy đã liên hệ với tôi và một học viên khác, và tôi được mời tới giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho một vài lớp học trong ‘Tháng trách nhiệm của công dân và sức khoẻ thể chất và tinh thần’ được tổ chức vào tháng Hai hàng năm trong ba năm liên tiếp.

Trong năm nay, Sư phụ lại một lần nữa an bài để phụ huynh của một học sinh mà tôi đã dạy ở trường mầm non liên hệ với tôi. Cô ấy là người phụ trách một trường trung học cơ sở tư thục, và các giáo viên ở đó nhận thấy việc đeo khẩu trang trong thời gian xảy ra dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảm xúc của các em học sinh. Chúng dường như chán nản và cô ấy cảm thấy cần phải làm điều gì đó cho các em càng sớm càng tốt.

Vì vậy cô ấy đã gọi điện cho tôi và nói rằng cô ấy hy vọng tôi có thể đến và giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho sáu lớp học của các em học sinh ở độ tuổi 13. Cô ấy cũng hy vọng tôi có thể hợp tác với một vị phụ huynh – là giáo viên dạy lịch sử – để đặc biệt đến thăm lớp của cô ấy và giảng về tội ác của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống. Năm nay, trường trung học này có hai chủ đề giảng dạy: một là “Trách nhiệm của công dân và Nhân quyền”, và chủ đề còn lại là “Sức khoẻ thể chất và tinh thần”. Trong khi tôi đang giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho các học sinh, người giáo viên này đã thấy học sinh của mình lan toả thông điệp tới những lớp khác và cô ấy đã được truyền cảm hứng rất lớn.

Đột phá tâm ỷ lại vào người khác

Những khảo nghiệm mà tôi gặp phải mỗi năm đều khác nhau. Vào năm đầu tiên khi tôi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho một trong những trường trung học, tôi có chút lo lắng bởi tôi chỉ quen tiếp xúc với trẻ nhỏ chứ không phải học sinh trung học. Tôi không biết các em sẽ phản ứng lại như thế nào và tôi nên tương tác với các em ra sao? Có một vài học viên đã đến cùng tôi nên tôi không còn cảm giác cô đơn nữa. Tôi chỉ cần thanh lý tâm sợ hãi của bản thân. Trước khi vào trong trường, chúng tôi đã phát chính niệm và nhẩm Pháp của Sư phụ trong tâm:

Sư phụ giảng:

“… nhất chính áp bách tà” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

“‘Phật nào, Đạo nào, Thần nào, ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cũng liên tục nhắc nhở bản thân rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và tôi chỉ đi theo an bài của Sư phụ. Khi bắt đầu trò chuyện với các em học sinh trung học thì nỗi sợ hãi trong tôi cũng lập tức tan biến.

Trong năm thứ hai, chúng tôi đã phối hợp với các học viên khác để chuẩn bị bài thuyết trình bằng Powerpoint để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Đây là lần đầu tiên tôi sử dụng chương trình này nên đã nảy sinh tâm sợ hãi. Tôi sợ rằng mình không biết cách sử dụng máy tính và trong đầu não ngập tràn nỗi sợ. Đương nhiên cũng có những can nhiễu khác trong quá trình chúng tôi sử dụng thiết bị. Tôi đã cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh, nhẫn nại và không lo lắng, trong khi các học viên khác thì đang tìm giải pháp xử lý. Tôi đã phát chính niệm, thanh trừ tạp niệm và tự nhủ rằng đừng nghĩ ngợi về những vấn đề này nữa. Thần kỳ thay, chỉ 5 phút trước khi các em học sinh tiến vào lớp thì một giáo viên toán học đến và đã giải quyết vấn đề chỉ trong vòng vài giây. Chúng tôi trò chuyện một lát và tôi phát hiện ra cô ấy cũng dạy học trong thành phố của chúng tôi. Tôi liền minh bạch được Sư phụ đã an bài cho cô ấy đến để hỗ trợ chúng tôi.

Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp trong thời gian xảy ra dịch bệnh

Đến năm tiếp theo, sự tình lại thêm phần phức tạp. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc đi lại bị hạn chế, chỉ có hai người trong số chúng tôi có thể ra ngoài và không có gì đảm bảo rằng chúng tôi sẽ được phép giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở trường học. Đến phút cuối, chúng tôi đã lo ngại rằng chỉ có một trong hai người được phép vào lớp học. Tôi hướng nội và phát hiện mình có tâm ỷ lại vào đồng tu. Lần này, tôi phải tự mình đối mặt với khảo nghiệm. Đồng thời tôi cũng lo lắng bởi tôi đang có những triệu chứng giống như bị cảm cúm, bao gồm cả biểu hiện sốt.

Tôi tự nhắc nhở bản thân là một học viên Đại Pháp, tôi kiên định một niệm rằng: “Dù thế nào đi nữa tôi cũng phải đến được trường trung học này, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tôi phải đi một mình hoặc tôi bị sốt”. Tôi cũng phát chính niệm nhắm đến cựu thế lực: “Không gì có thể ngăn trở ta. Ngươi không thể thao túng được ta. Tất cả những triệu chứng này đều là giả tướng, chúng không thể khởi được tác dụng đối với ta. Không gì có thể khiến tâm ta dao động. Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”

Tôi đã bảo trì chính niệm và cuối cùng cả hai chúng tôi đều tới được trường học. Giả tướng nghiệp bệnh cũng hoàn toàn biến mất. Trải qua sự việc này, tôi đã thanh lý được tâm sợ hãi: tâm sợ kỹ thuật, tâm ỷ lại vào đồng tu, nỗi lo lắng bản thân không làm được tốt như đồng tu, tâm sợ nghiệp bệnh, và tâm an dật. Tôi cũng tiêu trừ được thiên kiến của bản thân về lứa tuổi thiếu niên.

Thông qua những trải nghiệm trên, tôi minh bạch rằng một khi chúng ta đồng hoá với Chân-Thiện-Nhẫn thì nội tâm chúng ta sẽ ngập tràn từ bi. Tôi đã có dũng khí đối diện với tâm sợ hãi, có dũng khí đối diện với sự mất mặt hoặc nhút nhát, có dũng khí để khoan dung với người khác và khoan dung với chính mình, có dũng khí bước đi trên con đường của chính mình và tại các hoàn cảnh công tác và sinh hoạt thì can đảm bước về phía trước, đồng thời cắt đứt mọi sợi dây neo đậu của con thuyền thống khổ và cuối cùng đề cao lên. Niềm vui sẽ ngập tràn trong tâm chúng ta bởi chúng ta hoàn toàn đồng hoá với Chân-Thiện-Nhẫn.

Tôi nhận ra rằng đệ tử Đại Pháp là người mà trong tâm chứa đầy dũng khí và mang đến hy vọng cho thế nhân. Chúng ta sinh hoạt trong xã hội người thường nhưng quyết không được để tình của người thường hay tình của chính chúng ta dẫn động.

Sư phụ đã giảng:

“Đệ tử Đại Pháp là hy vọng của nhân loại, mà còn là hy vọng duy nhất. Cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của chúng ta, trách nhiệm trọng đại, chỉ có tu luyện tốt tự mình mới có thể làm tốt việc đệ tử Đại Pháp cần phải làm”. (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu tại Paris [2017])

Mới sáng nay tôi xem được một video có tiêu đề: “What is a Shen Yun Dancer?” và một từ “Hy vọng” đã xuất hiện trước mắt tôi.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn bài thơ “Liên (Nguyên khúc)” trong cuốn Hồng Ngâm II. Tôi đã dạy các em nhỏ học thuộc bài thơ này trong vài năm qua.

“Vạn đoá tịnh liên ngã tà Nghiêm hàn ngạo tuyết tề khai
Thiên tình mãn viên Xuân lai
Tiên chi bách thái
Hương phong thấm phiêu thiên ngoại.”
(Liên (Nguyên khúc), Hồng Ngâm II)

Tạm diễn nghĩa:

Ta trồng vạn đóa hoa sen thanh tịnh
Nhất loạt nở rộ bất chấp giá lạnh và tuyết
Trời trong và mùa Xuân đến lấp đầy khu vườn
Cành tiên có trăm hình dáng
Hương thơm thấm trong gió bay khắp trời xanh.“
(Hoa Sen (thơ khúc thời nhà Nguyên), Hồng Ngâm II)

Điều đáng ngạc nhiên là, những đứa trẻ ban đầu cảm thấy khó có thể học được bài thơ lại là những người học thuộc được đầu tiên. Đôi lúc trong sân chơi, tôi nghe thấy chúng nhẩm đọc bài thơ theo nhóm với nụ cười tươi và sẵn sàng chia sẻ bài thơ với bất kỳ ai muốn lắng nghe. Những câu thơ đầy nội hàm sâu sắc làm xúc động lòng người.

Vào ngày Nhân quyền, các em nhỏ đã đến lớp học khác và cùng đọc bài thơ trên. Một đồng nghiệp đã nói với tôi rằng: “Các em đã khiến tôi rơi lệ khi nói rằng, giáo viên chúng ta là những đoá sen lớn còn các em là những đoá sen nhỏ.”

Những đứa trẻ cũng thay phiên nhau đọc bài thơ cho cha mẹ chúng nghe khi chúng tôi tổ chức một hội thảo nhỏ để giới thiệu về công việc của mình. Tôi nhìn thấy các bậc phụ huynh rơm rớm nước mắt và tự nhủ: “Chúng còn nhỏ tuổi như vậy mà đã có thể ghi nhớ và đọc thuộc bài thơ, thật là tuyệt vời!”

Tôi cũng nhận thấy rằng trong quá trình học thuộc và nhẩm đọc bài thơ thì toàn bộ những đứa trẻ này đều được đắm mình trong trường năng lượng của Đại Pháp. Chúng đang trưởng thành và được đề cao lên.

Ban đầu, chúng tôi học thuộc từng câu thơ một. Phương pháp này giúp cho những đứa trẻ nhút nhát có thêm can đảm. Chúng tôi để các em học thuộc và đọc bài thơ theo nhóm trước cả lớp. Sau đó, các em sẽ phân thành các cặp để đọc và cuối cùng là mỗi em sẽ đọc bài thơ trước cả lớp. Trong quá trình này, tôi đã nhìn thấy niềm vui và Đại Pháp triển hiện trong đôi mắt các em. Mỗi một đứa trẻ đã có dũng khí để đối mặt với nỗi sợ hãi và có thể đọc được bài thơ trước rất nhiều người.

Sau đó, các em đã về nhà đọc bài thơ tuyệt vời này cho cha mẹ, gia đình và hàng xóm nghe. Tôi đã nhận lại rất nhiều phản hồi tích cực và đó quả là một trải nghiệm phong phú đối với tôi. Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi!

Cảm ơn các bạn đồng tu đã thiện ý chỉ ra những chấp trước để tôi có thể thanh trừ và tiếp tục đề cao trên con đường tu luyện của mình.

(Bài được trình bày tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện năm 2021 tại Pháp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/22/431329.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/1/195977.html

Đăng ngày 11-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share