Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 24-08-2021]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các bạn đồng tu!

Sau khi rời khỏi Trung Quốc, vì tiếng Anh của tôi còn kém nên tôi cảm thấy những việc tôi làm thật nhỏ bé. Nhưng thậm chí những việc nhỏ cũng có thể phản ánh sự tiến bộ về mặt tâm tính, tiêu trừ nghiệp lực, việc nhỏ cũng phản ánh ra cảnh giới tu luyện của bản thân.

1. Buông bỏ chấp trước vào sự thoải mái khi làm công việc truyền thông

Nhờ sự an bài từ bi của Sư phụ, tôi đã chuyển từ nền tảng RTC sang nền tảng gọi điện thoại giải cứu về Đại Lục. Trong cùng thời gian đó, tôi được giao nhiệm vụ thêm phụ đề cho chương trình truyền thông. Do chênh lệch múi giờ, các chương trình được gửi đến chỗ tôi thì thường vào lúc 11-12 giờ đêm hoặc 1-2 giờ sáng. Vì vậy, tôi thường đi ngủ vào lúc gần 3-4 giờ sáng. Khi tôi mới bắt đầu làm công việc này, tôi phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành vì tôi chưa bao giờ làm việc này, cũng như phải tự học cách làm. Đôi lúc tôi thức cả đêm nên cuộc sống thường ngày và lịch làm việc đã bị đảo lộn.

Tôi tham gia nhóm học Pháp vào lúc 7 giờ tối mỗi ngày. Sau khi học một bài giảng trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” và phát chính niệm, tôi sẽ gọi điện thoại về Trung Quốc qua hệ thống cho đến 11 giờ 55 phút tối. Lúc đó, nếu có video của chương trình nào gửi tới thì tôi sẽ làm phụ đề, nếu không thì tôi sẽ học Pháp trong khi chờ file gửi đến. Vì vậy, mỗi ngày tôi thường làm việc này từ 7 giờ tối đến 3-4 giờ sáng.

Trong quá trình này cũng có rất nhiều thử thách, và nhiều chấp trước của tôi đã nổi lên. Đầu tiên, giấc ngủ bị gián đoạn, đôi khi tôi đi ngủ vào lúc 3-4 giờ sáng hoặc có khi còn muộn hơn. Tôi hầu như không đủ giấc, bởi vì còn cần dậy sớm để luyện các bài công pháp và đọc “Chuyển Pháp Luân”, kinh văn của Sư phụ cùng với một nhóm học viên. Tôi cũng còn những công việc khác cần làm trong ngày.

Tôi bắt đầu cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức mỗi ngày với một lịch trình dày đặc như vậy. Tôi đã không có đủ thời gian để hoàn thành mọi việc mình đang làm. Tôi nghĩ mình có thể luyện trạm trang và đả tọa luân phiên cách ngày để có thêm thời gian ngủ. Mỗi ngày, tôi chỉ ngủ 4 tiếng, khi tỉnh dậy thì thấy rất buồn ngủ, có những lúc tôi ngủ gục vào ban ngày.

Sau một thời gian, khi tôi học bài giảng thứ bảy trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã đọc đến đoạn Sư phụ giảng:

“Uống rượu khẳng định là gây nghiện, nó là dục vọng chà xát, kích thích lên thần kinh gây nghiện của người ta; càng uống nghiện càng nặng.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã ngộ ra Pháp lý này của Sư phụ: Ngủ đã trở thành một loại nghiện đối với tôi, tôi ngủ càng lâu, tôi càng nghiện nó.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999]“, Sư phụ đã giảng:

“Đây chính là tính lười biếng đã bắt đầu dày vò chư vị, cho nên chư vị cần phải xung phá nó. Ai ai cũng sẽ gặp phải chuyện này, nó có lúc mãnh liệt, có lúc biểu hiện nhẹ một chút. Đây chính là thứ cản trở chư vị luyện công, [khiến chư vị] tu luyện không thể tinh tấn được. Hãy đột phá nó! Hãy xung phá nó. Có lẽ cái khóa của việc này, điểm mấu chốt của chướng ngại này là những thứ chấp trước của chư vị. Chư vị cần phải đả khai nó thì có thể sẽ trừ bỏ được, xung phá được nó ngay.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Không dễ dàng để loại bỏ chấp trước và cảm thấy thoải mái một khi nó đã trở thành một loại nghiện. Tôi cũng còn có quan niệm người thường rằng: Nếu tôi không đi ngủ đều đặn, tôi sẽ không thể ngủ bù dù tôi có ngủ thêm bao nhiêu tiếng sau đó. Do đó, tôi cho rằng bản thân cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ là điều hết sức bình thường. Tôi luôn thuận theo quan niệm để chợp mắt một chút trong giờ làm việc.

Mỗi ngày tôi thường chỉnh báo thức để dậy sau khi ngủ năm tiếng nhưng một tiếng sau tôi mới dậy, khi tôi cảm thấy buồn ngủ, tôi sẽ quay lại ngủ tiếp. Thậm chí ngủ thêm vài phút cũng là đủ tốt đối với tôi rồi. Một ngày, tôi chỉnh báo thức sau khi ngủ được bốn tiếng rưỡi. Nhưng nó lại luôn đổ chuông chỉ sau 4 tiếng, tôi đã rất khó chịu và nghĩ rằng: “Bốn tiếng đồng hồ không đủ, nên mình sẽ ngủ thêm chút nữa.”

Tôi đã không nhận ra chấp trước của mình, và tôi được điểm hóa thêm một lần nữa. Khi tôi cố gắng kiểm tra thời gian trong điện thoại vào buổi tối, tôi đã không cầm chặt và có hai lần chiếc điện thoại đập vào tôi khá mạnh. Nó khiến tôi rất đau và đầu tôi bị bầm tím. Sư phụ đã điểm hóa cho tôi bằng cách này, rằng tôi không nên ôm chặt quan niệm người thường, và rằng tôi nên loại bỏ tâm chấp trước vào việc nghiện ngủ.

Đôi khi tôi cảm thấy buồn ngủ và muốn chợp mắt trong ngày, một niệm xuất hiện: Mình là người tu luyện, không phải người thường. Những nhu cầu của người thường không thể hạn chế mình và mình phải đột phá nó. Với động lực to lớn đó, tôi dần dần bỏ được chấp trước đã cắm rễ sâu trong tâm và bây giờ tôi có thời gian để luyện năm bài công pháp mỗi ngày. Mặc dù lịch làm việc vẫn bận rộn, nhưng tôi không còn bỏ sót bất cứ một việc nào cần hoàn thành trong ngày nữa.

Sư phụ đã khích lệ tôi bằng cách cho tôi thấy tiên nữ đang thổi sáo và bay lượn vui vẻ xung quanh khi tôi luyện bài công pháp thứ hai – Pháp Luân Trang pháp. Tôi cũng đã thấy một con rồng vàng ở hai bên cánh tay khi tôi luyện bài công pháp thư tư – “Pháp Luân Chu Thiên pháp”. Tôi nhận ra Sư phụ đang giúp đệ tử của Ngài hiểu được đạo lý: Tu luyện là nghiêm túc và tôi phải tinh tấn, không được lười biếng. Hiện tại, nhờ sự gia trì của Sư phụ, tôi đã loại bỏ được chấp trước vào thoải mái và việc nghiện ngủ, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

2. Cảm nhận sự từ bi vĩ đại của Sư phụ khi Sư phụ tiêu trừ nghiệp lực

Trước đây, tôi luôn tinh tấn trong tu luyện. Tôi đã làm ba việc khá tốt: học Pháp, luyện công, phát chính niệm, làm tốt hạng mục giảng thanh chân tướng và tâm tính của tôi được đề cao. Cho dù gặp vấn đề gì, tôi cũng hướng nội tìm và tu luyện từng ý niệm của bản thân dựa trên tiêu chuẩn của Pháp. Vì vậy, Sư phụ đã tiêu trừ nhiều nghiệp lực và tội nghiệp mà tôi đã nợ từ nhiều đời trước.

Trong quá trình đó, tôi phải đi ngủ muộn. Ngay sau khi tôi ngủ, tôi đã tiến nhập vào một không gian – nơi có rất nhiều sinh mệnh, có vẻ như họ có thâm thù đại hận với tôi. Họ đe dọa, chế giễu và hành hạ tôi bằng nhiều cách. Trong mơ, tôi đã rất sợ hãi và không có nơi nào để trốn. Tôi đã liên tục cầu Sư phụ cứu tôi, nhưng không có tác dụng.

Khi những sinh mệnh đó chuẩn bị làm hại tôi, tôi cảm giác như tôi đã nhảy thẳng từ trên trời xuống. Khi bay xuống, tôi có thể thấy rõ mọi thứ trên trái đất đang tiến đến gần hơn. Trong giây lát, nguyên thần của tôi đã trở về cơ thể; tôi tỉnh giấc và cảm thấy hoảng sợ. Tôi nghĩ: Tại sao Sư phụ lại không bảo hộ mình? Khi tôi nghĩ đến đoạn Pháp của Sư phụ:

“Sư phụ biết rõ chuyện gì sẽ xảy đến, [nhưng] cũng phải làm vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau đó, nhiều đêm liên tiếp ngay sau khi ngủ, tôi sẽ mơ thấy những cảnh tượng đáng sợ. Trong những giấc mơ đó, tôi có thể cảm thấy rõ ràng những điều trong tư tưởng của những sinh mệnh đó: Một số thù ghét tôi, một số yêu mến tôi, đủ loại cảm xúc phức tạp. Tôi nghĩ mình có sơ hở trong tu luyện nên đang bị cựu thế lực hoặc nhân tố tà ác lợi dụng, và đã chiêu mời can nhiễu của ma đến.

Tôi hướng nội và tìm kiếm mọi chấp trước mà mình có thể có, nhưng không thấy bất kỳ vấn đề gì trong tu luyện của bản thân mà có thể dẫn tới can nhiễu lớn đến vậy.

Khi tôi hoang mang, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi rằng: “Đây đều là tốt và đừng lo lắng về nó”. Do vậy, tôi không nghĩ nhiều về nó nữa. Có một ngày, vào lúc 2 giờ sáng, tôi chuẩn bị đi ngủ thì một đồng tu gửi cho tôi một video làm phụ đề. Tôi không cần phải lập tức làm ngay vì video này không có yêu cầu khẩn cấp. Nhưng là một người tu luyện, tôi nên nghĩ cho người khác trước và cần tu bỏ vị tư, do đó tôi đã bắt tay vào làm luôn.

Sau khi xong việc lúc 4 giờ sáng, tôi nằm xuống, cảm thấy buồn ngủ, và lại tiến nhập vào không gian khác. Trong không gian đó, hết thảy đều xám xịt và ảm đạm, dưới sàn cũng rất bẩn. Tôi đang đi thì đột nhiên tôi thấy một nhóm người, họ mặc cổ trang, và chầm chậm tiến đến tôi. Họ vây quanh tôi và giơ tay túm lấy tôi. Tôi sợ hãi, nên tôi cố gắng niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Ngay khi tôi niệm chín chữ vàng, họ thu tay lại nhưng vẫn bao vây tôi. Tôi vực dậy và cố bay đi. Ngay khi tôi bay đến giữa không trung, một người phía sau nắm lấy cổ áo và nói: Chúng ta đến xem [người ta] khoe khoang này.”

Khi họ kéo tôi xuống đất, tôi thấy họ mặc đồ cổ trang kiểu như người hầu trong cung. Tôi có thể thấy họ rất ghét tôi, ghét đến mức hai người họ bao quanh và cào cấu tôi. Tôi cảm thấy đau đến mức không chịu được như là đang bị điện giật vậy. Khi họ chuẩn bị làm hại tôi một lần nữa thì tôi bất ngờ tỉnh dậy.

Sau khi tôi tỉnh táo trở lại, tôi thấy màn cửa, đồ đạc và những thứ trong phòng đang chuyển động. Tôi đã nghĩ rằng mắt mình có vấn đề gì đó, nhưng khi nhìn kỹ hơn tôi thấy chúng thật sự đang chuyển động. Thật đáng sợ. Trong tâm tôi hỏi Sư phụ: “Thưa Sư phụ, vì sao chuyện này lại xảy ra ạ?“ Sau đó tôi mở cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Tôi đã thấy đoạn Pháp này:

“Nếu chư vị nợ ai đó điều gì, anh ta sẽ tìm chư vị để hoàn trả.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau đó, tôi nghĩ về ý nghĩa câu họ đã nói: “Chúng ta đến xem [người ta] khoe khoang này.” Điều này nghĩa là gì? Tôi nhận ra rằng những người bao quanh tôi không dám hại tôi vì tôi niệm chín chữ vàng. Họ nói điều đó bởi họ ghen tị với việc tôi là đệ tử Đại Pháp. Sư phụ đã giúp tôi hoàn trả những nợ nghiệp cao như núi, trong nhiều đời trước và Sư phụ đã thiện giải những món nợ của tôi với rất nhiều sinh mệnh khác.

Do tình trạng này cứ tiếp diễn, tôi dần hình thành tâm sợ hãi. Một đêm, trước khi đi ngủ tôi rõ ràng cảm nhận được họ sẽ đến lần nữa. Tôi rất sợ và đã không dám đi ngủ. Sau đó tôi nghĩ rằng: Có gì mà phải sợ chứ? Chỉ có người thường mới sợ thôi. Mình là một vị Thần trong tương lai và là một vị Thần thì không có gì để sợ cả! Hãy đến và lấy những gì ta phải trả nếu ta còn nợ các người! Sau ngày hôm đó, tình huống ấy không bao giờ xảy ra nữa.

Sau khi trải nghiệm những điều này, tôi nghĩ: Trong tu luyện, chúng ta thường phàn nàn về những khó khăn, khổ nạn và những truy cầu không được thỏa mãn trong cuộc sống. Khi chúng ta đối mặt với những can nhiễu của tà ác, chúng ta không muốn hướng nội. Nếu không phải nhờ Sư phụ đã gánh chịu, chúng ta sẽ không thể trả nổi nợ nghiệp của bản thân. Do đó, tôi luôn nhắc bản thân hãy trân quý cơ hội tu luyện và tu luyện một cách tinh tấn.

3. Trừ bỏ những chấp trước trong khi làm các việc nhỏ

Trong mắt người thường, tôi là một người dứt khoát, quyết đoán, làm gì cũng mau lẹ, gọn gàng và không câu thả. Nhưng khuyết điểm của tôi là thiếu kiên nhẫn, dễ nóng giận và dễ mất kiểm soát. Tôi có thể múa đao cầm thương, nhưng chẳng thể nào cầm kim thêu thùa may vá. Trên con đường tu luyện, những việc Sư phụ an bài đều là để ma luyện nhân tâm của tôi.

Khi tham gia nhóm Giải cứu trên nền tảng RTC, tôi gọi điện thoại đến các Phòng an ninh cộng đồng, cảnh sát và nhiều nhân viên Phòng 610 tham gia trực tiếp vào cuộc đàn áp. Những cuộc gọi này thường khó thực hiện và tỷ lệ kết nối thấp. Nhiều lần tôi gọi cả đêm nhưng không có ai trả lời điện thoại. Thậm chí khi họ bắt máy, cuộc gọi chỉ kéo dài trong vài giây, 10-20 giây, hoặc đôi khi lâu hơn một chút. Nhưng trong thời gian đó thì có rất ít tương tác và hầu như chỉ có một mình tôi nói. Tôi cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian mỗi ngày mà chỉ đạt được hiệu quả quá thấp. Đôi khi tôi thấy rất nản lòng. Nhưng mỗi lần nghĩ đến việc không tham gia hạng mục này nữa, Sư phụ lại điểm hóa tôi không được từ bỏ.

Công việc làm phụ đề cho chương trình truyền thông khá tốn thời gian và vất vả, cần phải cẩn thận và nhẫn nại mới có thể làm được tốt. Tôi nhận ra rằng, điều này cũng đang giúp mình tu bỏ tâm thiếu kiên nhẫn và nóng vội của mình. Để đề cao nhanh hơn, tôi phải tăng cường học Pháp và phát chính niệm mạnh mẽ hơn.

Sau đó, tôi để tâm đến việc tu luyện từng ý từng niệm, như Sư phụ đã giảng:

“Sự sự đối chiếu Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)

Dần dần, cho dù có người trả lời hay không, hoặc người đó nghe trong bao lâu thì tôi đều thực hiện cuộc gọi với tâm từ bi. Sau đó, tôi không chấp trước vào kết quả và không cảm thấy bị kích động nữa, thế giới của tôi trở nên điềm tĩnh hơn. Tôi phối hợp vô điều kiện và hoàn thành mọi việc trong hạng mục truyền thông, đồng thời không bao giờ truy cầu danh hoặc lợi. Người phụ trách bảo tôi hãy đếm số chương trình tôi đã làm để gửi thù lao. Một ngày, khi tôi đang đếm và tính toán xem tôi được trả bao nhiêu, đột nhiên tôi chảy máu mũi. Tôi nhận ra mình có sơ hở trong tu luyện, bởi bản thân đã nảy sinh tâm cầu lợi ích, chưa làm được theo tiêu chuẩn “không truy cầu mà tự đắc”.

Khi học Pháp, tôi đọc đến đoạn Sư phụ giảng:

“Có hòa thượng ở đó [vừa] niệm kinh, vừa nghĩ trong tâm: “Khai quang xong [người ta] đưa mình bao nhiêu tiền nhỉ.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ ra rằng, khi tôi cộng số chương trình mà tôi đã làm đó thì tôi không khác vị hòa thượng kia là mấy. Đã rất nhiều lần tôi làm như thế. Khi tôi đối chiếu bản thân dựa trên Pháp, tôi nhận thấy mình còn nhiều tâm chấp trước. Tôi cần trừ bỏ các chấp trước này thông qua việc tu luyện tinh tấn.

Một ngày, Sư phụ triển hiện một cảnh tượng cho tôi thấy, đó là một cái bắp cải đang bị bóc ra từng lá một. Mỗi chiếc lá được nấu chín kỹ, mềm và mọng nước – chỉ còn lại phần bên trong lõi là vẫn còn sống. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang khích lệ và điểm hóa cho tôi biết mình đã tu bỏ được tính thiếu kiên nhẫn trong giai đoạn này.

Tôi luôn nghĩ rằng những điều tôi đang làm là không quan trọng, không làm nên điều gì khác biệt. Có một hôm, khi tôi đang xem những phần phụ đề tôi làm, Sư phụ đã triển hiện cho tôi thấy mỗi dòng phụ đề đều phát ra năng lượng và trong suốt. Chúng có thể tiêu trừ những suy nghĩ và tư tưởng bất hảo của người xem, giúp họ thấy rõ sự tà ác của Trung Cộng. Tôi ngộ ra tất cả những việc chúng ta làm đều biểu hiện ra trạng thái tu luyện và tiêu chuẩn tâm tính của chúng ta. Trong tu luyện không có việc gì là nhỏ và chúng ta phải tu luyện kiên định trong mọi thời khắc, bởi chúng ta là đang tu luyện tâm tính trong xã hội người thường này.

Một ngày nọ trong khoảng thời gian bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi nói chuyện với con gái về một nghị sỹ vẫn ủng hộ một cựu tổng thống Hoa Kỳ cho dù phải chịu rất nhiều áp lực. Tô nói với con gái rằng: “Hãy xem người nghị sỹ này, ông ấy thật ưa nhìn và chính trực.”

Ngay lúc đó, tôi đã không cảm thấy câu nói này của mình có điểm nào sai. Nhưng sau đó tôi cảm thấy tôi làm đã điều gì đó không đúng lắm, nhưng tôi lại không thể tìm ra vấn đề. Khi hướng nội tìm, tôi nhận ra tôi đang dùng tiêu chuẩn của người thường để đánh giá ông ấy ưa nhìn hay không, đây là chấp trước vào sắc. Sau đó, Sư phụ đã triển hiện hình ảnh của một người đàn ông phương Tây rất cao mà tôi đã từng gặp một lần trên đường vào tâm trí của tôi. Tôi ngay lập tức nói: Chà, ông ấy thật cao to và đẹp trai. Khi đó, tôi đã không nhận ra niệm đầu này là sai, vì chỉ nghĩ đó là kiểu phản ứng tự nhiên. Nhờ điểm hóa của Sư phụ, tôi đã nhận ra niệm đầu này không đúng với tiêu chuẩn của Pháp. Hành động nói ra một cách thoải mái rằng: “Ông này thật đẹp trai” là một biểu hiện không đoan trang và thể hiện ra tiêu chuẩn đạo đức thấp.

Khi có chấp trước vào sắc thì sẽ có dục vọng, đó là lý do tại sao chúng luôn đi đôi với nhau. Trong mắt của những vị Thần, tất cả chúng sinh là như nhau và chỉ phân biệt bằng thiện và ác. Sau khi tôi ngộ ra được tầng Pháp lý này, tôi đã buông bỏ chấp trước về đẹp và xấu. Giờ đây tôi không còn nhận xét ai ưa nhìn và ai không ưa nhìn nữa. Tôi thấy mọi người đều như nhau. Những gì người thường nghĩ là đúng, không nhất định là đúng. Là một người tu luyện, chúng ta nên dùng Pháp để đo lường mọi việc để phân biệt điều gì là đúng, điều gì là sai.

Trong một cuộc trò chuyện, con gái tôi nói: “Thật là tốt nếu chúng ta có một căn nhà, chúng ta sẽ không phải thuê nhà nữa.” Khi tôi đang nói chuyện với con gái về vấn đề này thì một hình ảnh xuất hiện trong đầu não tôi: Đó là một căn phòng của sư trụ trì trong chùa. Không có gì trong đó ngoại trừ một chiếc giường đơn giản, một chiếc bàn và một cái ghế. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng Sư phụ đang điểm hóa cho tôi rằng: Người tu luyện trong quá khứ khi trở thành hòa thượng, họ phải đoạn tuyệt với mọi thứ nơi thế gian. Mặc dù chúng ta tu luyện trong xã hội người thường nhưng tiêu chuẩn của viên mãn là đều như nhau. Chúng ta không nên theo đuổi vật chất. Một cuộc sống đơn giản và bình thường là đã đủ rồi. Bất kỳ ý niệm cũng có thể là một chấp trước và tôi nên để tâm vào việc cứu chúng sinh.

Một ngày kia, con gái tôi hỏi chồng tôi rằng liệu có thể đưa cháu tiền để trang trải cuộc sống và học phí không. Chồng tôi không những từ chối giúp đỡ mà còn nói con bé nên bỏ học đại học và quay về Trung Quốc để ông tìm việc làm cho. Sau khi tôi nghe được việc này, tôi đã rất khó chịu. Những năm qua ông ấy không bao giờ chi trả đồng nào. Là một người cha mà sao lại có thể bảo con gái mình bỏ học? Thật là vô lý! Tôi thấy bất bình và phẫn nộ. Tôi cảm thấy cay đắng và mệt mỏi, thấy việc này thật bất công. Tâm chấp trước vào lợi ích, tâm tranh đấu và tình cảm dành cho con gái – tất cả đều hiển lộ ra. Tôi nhận ra rằng, mình thật là không đúng khi có loại tâm thái như vậy, dù là một người tu luyện nhưng tôi đã không thể giữ được bình tĩnh.

Trong một buổi chiều khi đang học bài giảng thứ năm trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi đọc được đoạn Pháp:

“Tuy nhiên hòa thượng tu luyện cũng vậy, ai tu luyện cũng vậy, loại năng lượng ấy là tản xạ, không định hướng; nên chăng là toàn bộ sàn, trần, tường nơi Phật đường đều có trường ấy như nhau.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã khai ngộ cho tôi: Các vị Thần và Phật từ bi với hết thảy chúng sinh. Họ đối xử với tất cả chúng sinh như nhau. Đó là sự từ bi thuần tịnh đối với bất kỳ sinh mệnh nào, thậm chí là kẻ ác hoặc là người đang làm tổn thương chúng ta. Sau khi ngộ được pháp lý mà Sư phụ triển hiện, tôi cảm thấy hết sức hòa ái. Tất cả những chấp trước và uất hận đều tan biến. Có lẽ chồng tôi cũng có những nỗi khổ riêng. Cho dù người khác tốt hay không tốt với tôi, tôi nên bảo trì tâm thái bất động. Mọi việc đều có quan hệ nhân duyên. Bất cứ người tu luyện nào xem khó khăn và khổ nạn là niềm vui và không có bất cứ oán hận hay bất bình nào trong tâm, thì đồng nghĩa với việc người đó đang trong trạng thái tư tưởng đúng đắn.

Lời kết

Nếu không có sự từ bi khổ độ của Sư phụ thì tôi không thể đề cao trong tu luyện. Trong tâm tôi luôn thể hiện lòng biết ơn của mình đối với Sư phụ, nhưng sẽ không đủ nếu chỉ dừng ở việc nói cảm tạ Sư phụ, điều đó chẳng thể đền đáp được sự từ bi vô biên của Ngài. Hết thảy mọi thứ đều do Sư phụ kiến lập, hết thảy mọi việc đều được Sư phụ an bài. Hết thảy mọi thứ chúng ta có được là nhờ Sư phụ cấp cho. Chỉ có học Pháp tốt và tu luyện kiên định, chúng ta mới có thể cứu thêm nhiều người và xứng đáng với ơn cứu độ của Sư phụ!

Trên đây là chia sẻ trong tầng thứ tu luyện hạn hẹp của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều gì chưa phù hợp với Pháp.

(Bài chia sẻ trình bày trong Pháp hội chia sẻ tâm đắc thể hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Canada năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/21/小事不小-处处是修炼-429827.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/23/194751.html

Đăng ngày 12-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share