Bài viết của một học viên người Đức

[MINH HUỆ 24-07-2021] Kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi thật sự trân quý cơ hội được chia sẻ với các bạn đồng tu thể hội tu luyện trong sáu tháng qua của mình.

Sư phụ giảng:

“Do đó, nó không lẫn vào được; chỉ là bản tính của người ta bị mai một đi. Bản tính là có cách nhìn sự vật của mình. Nếu thật sự có thể phá trừ quan niệm mà hậu thiên hình thành và xuất trở ra cách nhìn của bản tính người ta, thì chính là nơi chư vị đến từ đó; quan niệm hình thành ở thời kỳ [nguyên] sơ của chư vị, chính là quan niệm của chư vị vào thời kỳ [nguyên] sơ ở nơi tạo ra chư vị.” (Phật tính – Chuyển Pháp Luân – Quyển II)

Mùa xuân năm nay, tôi rơi vào tình trạng trì trệ, không thể tiến bộ trong tu luyện. Tôi có làm ba việc, cũng luyện công và tham gia vào một số hạng mục Đại Pháp, tuy nhiên dường như tôi vẫn giậm chân tại chỗ. Tôi biết có điều gì đó đang ngăn cản tôi tiến về phía trước, nhưng không thể xác định được nguyên nhân. Trạng thái tu luyện của tôi cũng được phản ánh trong hạng mục gọi điện thoại, rất nhiều cuộc gọi đều bị tường lửa chặn.

Máy tính xách tay bị hỏng

Máy tính xách tay của tôi đột nhiên xảy ra lỗi nghiêm trọng, trong khi trước đó nó vẫn hoạt động bình thường. Tôi nhanh chóng đặt một máy tính thay thế để có thể tiếp tục làm việc và tham gia các cuộc giao lưu chia sẻ trực tuyến. Tôi đã nhanh chóng nhận được máy mới, nhưng sau khi chuyên gia bảo mật trong nhóm xem xét kỹ lưỡng thì tôi không thể sử dụng thiết bị này vì lý do an toàn và tôi phải đổi một chiếc máy khác.

Thiết bị của đệ tử Đại Pháp vốn không nên bị hỏng một cách tùy tiện. Hơn nữa, tại sao tôi lại vội vã mua một chiếc máy tính thay thế không dùng được như vậy? Làm việc Đại Pháp và tham gia các buổi chia sẻ đường nhiên là việc tốt, do vậy, vậy vấn đề nằm ở đâu? Tôi nghĩ, khẳng định là do bản thân tôi đã xuất hiện vấn đề, do thái độ và cách thức làm việc của tôi có vấn đề.

Tôi nhớ lại rằng máy tính của tôi đã xuất hiện lỗi trong khi tôi đang cài đặt một số cập nhật. Tôi ý thức được rằng, bản thân tôi đã không làm tốt việc đề cao trong tu luyện, có điều gì đó đang cản trở tôi.

Tôi đã hướng nội một lần nữa để tìm nguyên nhân nhưng vẫn chưa tìm ra.

Tìm tâm chấp trước

Sư phụ giảng:

“… như vậy ý thức tư tưởng kia chính là ‘hữu vi’. Nếu bản thân ý thức tư tưởng người ta vừa động niệm, nói một [lời] nào đó, làm một [điều] nào đó, chi phối giác quan hay tứ chi của con người, thì có thể là chấp trước nơi người thường.” (Bài giảng thứ tám – Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhớ rằng khi đó có một ý niệm chợt thoáng qua: “Tôi sẽ không trả lại chiếc máy tính xách tay mới mua. Tôi sẽ cất nó trong ngăn kéo.” Tôi cẩn thận tìm sâu hơn trong tư tưởng của bản thân, hai giọng nói xuất hiện trong đầu tôi: “Sẽ không tốt cho cửa hàng điện tử nếu bạn trả lại nó. Bạn đã không làm tốt.” Một giọng khác nói: “Tìm cớ trong Pháp, điều này thật xấu.” Tôi nhận ra tôi có một chấp trước là sợ mất thể diện, sợ không ngóc đầu lên được. Đây là một trạng thái rất đáng sợ. Tôi nhanh chóng dùng chính niệm quy chính bản thân, và cũng thu xếp trả lại máy tính.

Là người tu luyện, tôi không thể để chấp trước khống chế. Người tu luyện chúng ta cần đồng hóa với Pháp. Chân ngã và chính niệm của tôi nên giữ vai trò chủ đạo. Một lần nữa tôi nhận ra bản thân đã không hướng nội, thay vào đó lại muốn khắc phục tình huống nhanh nhất có thể theo cách của người thường.

Sau đó tôi nhận ra bản thân có thói quen không trực tiếp đối mặt với vấn đề khó khăn cần giải quyết mà lại cố gắng đi vòng. Khi đó, chủ ý thức của tôi trở nên yếu nhược, và tâm chấp trước cùng những thứ khác đã chiếm quyền kiểm soát.

Sau khi tôi tìm ra được tâm chấp trước đó, tất cả các cuộc điện thoại giảng chân tướng của tôi lại vượt qua được tường lửa của Trung Quốc. Điều này thật đặc biệt. Chỉ vài ngày trước, tỉ lệ cuộc gọi thất bại cao bất thường, lên đến 50%.

Chia sẻ cùng học viên khác khiến tôi nhìn rõ tâm chấp trước

Sư phụ giảng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.” (Phật tính – Chuyển Pháp Luân – Quyển II)

Sau khi học Pháp cùng một đồng tu, chúng tôi thảo luận về những thiếu sót của bản thân. Tôi muốn động viên đồng tu nên đã nói rằng một người thông qua việc thừa nhận sai lầm của bản thân, sẽ có thể chính lại bản thân, cũng chính là tu chính tự ngã. Vị đồng tu này muốn tôi nói về những chấp trước của tôi, để anh ấy có thể nhìn ra một cách rõ ràng.

Vì vậy tôi đã liệt kê các chấp trước của bản thân: tâm cầu toàn, cố chấp, v.v. Anh ấy ngày càng tức giận và dường như đã to tiếng với tôi, nói tôi đang ném cho anh ta những thứ “đồ cũ”, rằng tôi đang chỉ nói về những chấp trước mà tôi không có, tất cả chỉ để che đậy những chấp trước căn bản.

Tôi thấy kinh ngạc, nhưng vẫn giữ bình tĩnh. Tôi muốn tìm những chấp trước chưa phát hiện ra, mà tôi đang tìm kiếm trong mấy tuần qua. Vào lúc đó tôi ngộ ra rằng tôi có tâm an dật, tôi đắm chìm trong sự an dật giống như một người thường, tôi như đang ngã xuống một chiếc gối dễ chịu. Tôi đã từ bỏ chủ ý thức của mình.

Sư phụ đã giảng:

“Bế mục nhập han đoạn tâm phiền
Tỉnh lai vạn sự thao bất hoàn
Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan”

Diễn nghĩa

“Nhắm mắt ngủ khò thì dứt hết các tâm phiền
Tỉnh dậy thì hàng vạn sự lo mãi không hết
Trời đất khó mà cản nổi con đường Chính Pháp
Chỉ là do nhân tâm của đệ tử làm vướng víu” (Ma phiền – Hồng Ngâm III)

Tôi tự hỏi bản thân tại sao mình tu luyện? Suy nghĩ nào đã đưa tôi đến với Pháp Luân Đại Pháp? Đó là: “Có được những giây phút không còn lo âu gì nữa, không ràng buộc với bất cứ điều gì trên đời này!” Nói cách khác, tôi truy cầu sự thoải mái và dễ dàng.

Sư phụ giảng:

“Điều này có quan hệ trực tiếp đến những tâm của bản thân chúng ta; nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Tôi cần phải xoay chuyển tình hình. Để có thể tinh tấn hơn, tôi quyết tâm làm mọi việc tốt hơn trước đây. Tôi cũng quyết định luyện bài công pháp thứ hai trong một tiếng đồng hồ.

Những tuần tiếp theo, tôi đã tìm ra vấn đề căn bản của mình. Khi gặp khó khăn, tôi đã không cho chân ngã của mình đủ không gian – những chấp trước liền dễ dàng kiểm soát tư tưởng của tôi. Không phải là chân ngã của tôi dùng tâm thái sai để làm các việc, mà tôi đã để cho những chấp trước chiếm lấy tư tưởng và hành động của bản thân. Tôi không thể phân biệt giữa các chấp trước này và chân ngã của tôi. Khi một chấp trước đang làm điều gì đó, nó sẽ không thể mang theo một trạng thái an hòa.

Sư phụ giảng:

“Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy.” (Bài giảng thứ ba – Chuyển Pháp Luân)

Hãy để chân ngã làm chủ

Trong ý thức của tôi luôn xuất hiện rất nhiều suy nghĩ khác nhau, đôi khi chúng yếu ớt đến nỗi tôi không chú ý đến chúng. Nhưng mỗi lần tôi đều cảm nhận được nó đang suy nghĩ trong cơ thể của tôi. Tôi không biết mình về phương diện này mình đã tu hay chưa.

Sư phụ giảng:

“ở bên kia các loại nguồn của tư tưởng là rất phức tạp, tác dụng của các loại sinh mệnh đều xen lẫn vào đó mà phản ánh lên bề mặt của con người, chính là vậy đó, phức tạp phi thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế ở Thủ đô Mỹ quốc 2012)

Bởi vậy tôi quyết định loại bỏ những tư tưởng không có ích trong tình huống của mình, đặc biệt những tư tưởng giống như an bài của cựu thế lực. Bằng cách đó tôi có nhiều không gian hơn cho chính niệm, để nó có thể dẫn dắt tôi trở nên tốt hơn.

Những điểm hoá của Sư phụ cũng khiến tôi ngộ ra, trong môi trường công việc cũng như cuộc sống cá nhân, tôi đã can thiệp vào đủ loại sự việc của người thường, từ chính trị cho tới những vấn đề hằng ngày. Tôi nhận ra mình không nên như vậy.

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị tới đây không phải để cải biến lịch sử, mà là để cứu người vào thời nguy hiểm nhất của lịch sử;” (Lý tính)

Một lần trong khi đi mua sắm, tôi gặp một người vô gia cư. Tôi cảm thấy thương hại ông ấy và cân nhắc có nên thanh toán cho những món đồ mà ông ấy đang mua. Sau đó tôi quyết định không làm điều này khi phát hiện một số đồ ăn xa xỉ trong giỏ hàng của ông. Khi ra khỏi cửa hàng, tôi lại chạm mặt ông ấy, sau đó ông ấy ở sau lưng tôi chửi bới điều gì đó. Tôi hướng nội, tự hỏi tư tưởng mà tôi tự cho là vị tha này rốt cuộc có vấn đề gì bên trong.

Sư phụ giảng:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hoá vũ trụ” (Luận Ngữ)

Tôi nhận ra hết thảy mọi sự vật đều là biểu hiện của Pháp và đều có tính hợp lý của nó. Tôi nên đối xử với mọi người bằng sự tôn nghiêm và sự tôn trọng, chứ không phải bằng cái gọi là lòng trắc ẩn có chủ đích.

Sư phụ giảng:

“Họ dùng cái lý của người thường mà đo tâm tính của Phật; làm sao có thể đo được?” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Trường học nơi tôi làm việc thực hiện xét nghiệm Covid-19 bằng bộ xét nghiệm của Trung Quốc. Trước đây, không ai quan tâm đến việc tôi có làm xét nghiệm hay không. Hiện tại, Bộ giáo dục yêu cầu tất cả đều phải thực hiện nghiêm ngặt. Đây là lúc tôi nhận ra sơ sót của mình: Tôi đã không thông báo với hiệu trưởng và bộ giáo dục rằng bộ xét nghiệm này gián tiếp mang lại lợi nhuận cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cho phép nó tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp và các đoàn thể khác.

Tôi viết một bức thư, trong đó nhấn mạnh rằng tôi không tán thành hay phản đối những biện pháp này, nghĩa là – tôi không can thiệp – nhưng tôi muốn chỉ ra rằng chúng ta đang hỗ trợ cho việc đàn áp các học viên Pháp Luân Đại Pháp và các đoàn thể khác. Vài ngày sau, tôi cảm thấy tình hình liên quan tới việc xét nghiệm đã dịu xuống. Trên thực tế, các đồng nghiệp của tôi cũng chia thành hai phe đối lập.

Sự tường hoà

Tôi cảm nhận được một loại cảm giác tường hòa nội tại. Chương trình giáo dục, xét nghiệm virus đối với học sinh và giáo viên, mọi việc đều trở nên nhỏ bé đối với tôi. Chúng không còn là những việc quan trọng nhất nữa, Pháp mới là quan trọng nhất. Công việc của tôi là phụ trách dạy dỗ nhi đồng và thanh thiếu niên. Tôi tự hỏi bản thân: “Họ cần điều gì nhất?” Khoảng cách giữa các đứa trẻ trong nhóm học tập cũng không lớn. Nếu tôi nói với một đứa trẻ bằng giọng nhẹ nhàng, chỉ ra rằng đứa trẻ đó đang cư xử không đúng với đứa trẻ khác, chúng cũng đều không có kháng nghị gì, chỉ yên lặng lắng nghe.

Một bầu không khí tường hòa đang lan tỏa, mặc dù mọi người phải đeo khẩu trang và ở trong tình huống căng thẳng bất thường. Tôi đã từng nghĩ điều này sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên trong khóa học vài tháng qua, tôi nhận ra rằng phía sau mỗi cách làm cứng nhắc đều là những chấp trước đang khống chế, trong đó có tâm tranh đấu là nổi trội, tôi cần phải trừ bỏ nó.

Một học sinh trong lớp đã nộp nhầm bài tập về nhà. Cô bé bị lẫn lộn tiêu đề của các tấm hình nên đã làm nhầm bài. Tôi bình tĩnh giải thích rằng cô bé đã chọn sai hình để phân tích. Nhưng một học sinh khác vì để bênh vực cô bé, đã nói rằng bạn học của em không đáng bị khiển trách. Tôi chờ cho cô bé nói hết rồi hỏi xem cô bé nói xong chưa. Sau đó, tôi hỏi có phải cô bé cho rằng tôi đang phạt bạn học của em không. Vì cô bé không đáp lời, tôi liền nói tiếp rằng tôi sẽ không làm vậy.

Lúc đó lớp học rất yên tĩnh. Với những học sinh thẳng thắn thừa nhận đã không làm bài tập trong thời gian phong tỏa, tôi vẫn hướng dẫn cho các em cách làm bù. Trong quá khứ, tôi sẽ nghĩ bản thân mình thật giống AQ, nhưng giờ đây tôi cảm thấy nội tâm có một loại cảm giác vui mừng và tường hòa cự đại.

Giờ đây tôi coi mỗi hành vi của học sinh như tấm gương phản chiếu bản thân. Tôi không thể nóng giận với các em vì các em chính là đang triển hiện ra những vấn đề của bản thân tôi. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng chấp nhận những điều này, bởi nhận thức của mỗi người về bản thân có thể rất khác với những gì phản ánh ra.

Trong lớp có một học sinh 11 tuổi luôn khiêu khích tôi và các bạn cùng lớp. Không cách tiếp cận nào của người thường có thể khiến cậu bé trở nên lý trí. Tôi nghĩ như vậy thật đáng tiếc cho cậu bé, cậu ấy đang gắng hết sức để khiến chúng tôi tức giận.

Sau đó tôi nhớ Sư phụ đã giảng:

“Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi chui háng ta” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Trước đó tôi biết rằng có những nhân tố ở không gian khác đang thao túng con người vì mục đích riêng của chúng – để khảo nghiệm các đệ tử Đại Pháp cũng như những người khác. Nhưng tôi đã không nhận ra rằng chúng không quan tâm đến kết quả người đó ra sao. Học sinh của tôi có bị phạt không, hay người cản đường Hàn Tín có bị giết không, chúng không quan tâm.

Đó là lúc tôi nhận ra sự từ bi vô lượng của Sư phụ và tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Chỉ có điều này mới cứu được con người thoát khỏi khổ nạn. Vì vậy, tôi cũng “chui háng”. Tôi bình tĩnh gói hộp đồ ăn cho cậu bé, cất chiếc thước mà cậu bé dùng để đánh bản thân, dùng thiện tâm để đối đãi với cậu bé như một sinh mệnh cần được cứu.

Cảm ơn các đồng tu đã giúp tôi sắp xếp các thể ngộ, lời khuyên và những trích dẫn trong Pháp!

Con xin cảm tạ Sư phụ! Trong suốt quá trình con cố gắng và không ngừng lĩnh hội những nội hàm của Pháp, Ngài đã không bỏ rơi con, mà còn nhiều lần điểm hoá và gia trì cho con, con mới có thể vượt qua mọi khó khăn và tiến về phía trước. Con muốn tiếp tục tinh tấn trong tu luyện, từng bước đồng hóa với Pháp và trở thành một lạp tử trong Đại Pháp.

(Bài chia sẻ tại Pháp hội Đức 2021)

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/24/428606.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/25/194268.html

Đăng ngày 22-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share