Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ ở Middletown, New York
[MINH HUỆ 19-05-2021] Con xin kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!
Tôi đang theo học âm nhạc tại trường trung học Middletown ở New York. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi tôi còn rất nhỏ.
Đau đớn nhận ra tâm chấp trước vào giải trí
Vào đầu tháng 3 năm 2020, do đại dịch virus corona, các lớp học phải học trực tuyến. Trong khoảng bảy tháng (từ tháng 3 đến tháng 9), tâm trí tôi bị chiếm đóng bởi những truy cầu của người thường và tôi trở nên nghiện chơi điện thoại di động. Cứ như thể chiếc điện thoại đã dính chặt vào tay tôi và tôi hoàn toàn không có cách nào buông nó ra được. Tôi ngồi bên máy tính 17 giờ mỗi ngày để tham gia các lớp học trực tuyến hoặc sử dụng một thiết bị khác để giải trí. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tu luyện cùng với việc học của tôi.
Bất cứ khi nào tôi phát chính niệm, tôi không thể loại bỏ những suy nghĩ xấu và bình tĩnh lại. Cùng với việc liên tục có những suy nghĩ không đúng đắn, tôi không thể bắt chéo chân trong tư thế song bàn và chúng bắt đầu đau ở một số chỗ một cách kỳ lạ, chẳng hạn như đầu gối. Tuy thời gian đau đớn kéo dài, tôi lại coi tình trạng này bằng suy nghĩ của người thường. “Ồ, đêm qua, mình đã ngủ trong một tư thế kỳ quái.” hoặc “Hôm nay là một ngày tồi tệ.” Đó là những lời biện hộ mà tôi tự nói với mình. Cơn đau liên tục xảy ra khi tôi thiền định. Tôi bắt đầu nghĩ rằng có thể đó không phải do một vài tư thế kỳ quặc mà tôi đã ngồi vào ngày hôm trước; mà là một dấu hiệu cho thấy tôi cần đề cao tâm tính của mình.
Sư phụ giảng,
“Xếp bằng hễ đau một cái, liền vội hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; chúng tôi thấy không có tác dụng. Bởi vì khi chân họ đau, chúng tôi thấy vật chất màu đen đang [tấn] công xuống chân họ. Vật chất màu đen chính là nghiệp lực; chịu khổ có thể tiêu nghiệp, từ đó chuyển hóa thành đức. Khi [bắt đầu] đau chính là nghiệp lực bắt đầu bị tiêu;” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Mẹ đã nói với tôi không biết bao nhiêu lần là hãy vượt qua cơn đau. Tất cả chỉ là tịnh hóa và sau đó, tôi sẽ cảm thấy tốt hơn. Thật khó để chịu đựng cơn đau, nhưng tôi hiểu rằng là một đệ tử Đại Pháp, tôi nên yêu cầu bản thân đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, trong đó bao gồm cả sự chịu đựng đau đớn.
Tôi dần dần có thể chịu đựng cho đến khi kết thúc bài đả tọa và đôi chân của tôi vẫn ở đúng vị trí. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn vào cuối mỗi lần luyện công.
Tu luyện trong thùng thuốc nhuộm của người thường
Trong các giờ học trực tuyến, những vật dụng xung quanh tôi, đặc biệt là chiếc điện thoại đã khiến tôi phân tâm khi nghe giáo viên giảng. Tôi thường hay nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc lướt web trong giờ học. Khi không có giờ học, tôi vẫn ngồi trên giường sử dụng điện thoại và tôi sẽ không di chuyển trừ khi bố mẹ gọi tôi đến lần thứ năm. Việc sử dụng điện thoại khiến tâm trí tôi ngập tràn những suy nghĩ của người thường. Tôi cũng nghe nhạc hiện đại một cách vô thức. Chỉ khi năm học mới sắp bắt đầu, tôi mới chợt nhận ra rằng mình đã không làm được điều gì như tôi đã định.
Tâm chấp trước vào mạng xã hội và Internet đã kìm hãm mỗi khi tôi cần phải hướng nội và tu luyện bản thân. Nó làm tôi bận tâm suy nghĩ và bất cứ khi nào tôi gặp phải một vấn đề, những suy nghĩ người thường này sẽ ngăn không cho tôi nhìn ra chân tướng.
Sư phụ giảng,
“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Sau khi đọc Pháp nhiều hơn và quay trở lại trường học, cuối cùng tôi đã nhìn ra tình trạng của mình. Kỳ nghỉ hè là cơ hội Sư phụ ban cho tôi để tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao mọi thứ xung quanh mình lại diễn ra như vậy. Đã đến bước Pháp chính nhân gian, tôi cần đuổi kịp và cứu nhiều người hơn nữa. Khi tôi trở lại trường học, rõ ràng là Sư phụ đã ban cho tôi một cơ hội khác để đề cao bản thân. Môi trường ở nhà và môi trường ở trường khác nhau khá nhiều. Tôi cần phải tu luyện bản thân.
Trong một bài viết tôi đọc được trên trang web Minh Huệ, tôi đã thấy một câu trích dẫn mà tôi cảm thấy liên quan đến tình trạng của mình.
Sư phụ giảng,
“Chư vị hối hận nhiều thì vẫn là tại chấp trước. Làm sai, thấy sai ở đâu rồi, đã biết rồi, thì lần sau làm nó cho tốt, làm lại lần mới. Chứ ngã rồi cứ nằm mãi ở đó, (mọi người cười) không đứng lên thế thì không được.” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Nhận ra tâm truy cầu
Là một học viên trẻ đồng thời là một nhạc sỹ, bố mẹ luôn nói với tôi rằng sứ mệnh của tôi là tham gia vào Shen Yun và có thể cứu người cùng với những người tu luyện trẻ tuổi khác thông qua âm nhạc. Giống như nhiều bạn khác ở trường trung học Middletown, tôi đã luyện tập chăm chỉ và muốn đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt. Điều tôi không nhận ra là tôi đã chấp trước mạnh mẽ vào điều này đến nỗi trở thành sự truy cầu.
Tôi cũng muốn cao thêm để có thể sử dụng một cây đàn cello lớn hơn. Tôi cảm thấy nếu tôi có thể sử dụng một cây đàn cello lớn hơn thì nghe sẽ hay hơn, nhưng đó chưa phải là lý do duy nhất. Hầu hết bạn bè của tôi đều cao hơn tôi, vì vậy tôi tật đố với họ và muốn giống như họ.
Sư phụ đã giảng:
“Ôm giữ một chủng tu luyện trạng thái ‘vô vi’, chỉ quan tâm tu luyện tâm tính chư vị, thì tầng của chư vị sẽ đột phá, chư vị đáng được gì thì đương nhiên sẽ có. Chư vị vứt bỏ không được, [thì] chẳng đúng là tâm chấp trước là gì?” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Ý tưởng về phát triển chiều cao là một chấp trước. “Nếu mình có thể cao như các bạn, thì họ sẽ không phải là những người cao nhất và mình sẽ không cảm thấy tệ khi mình thấp hơn những người khác.” Mặc dù lúc đầu tôi không xem đây là một chấp trước, nhưng càng nghĩ về nó, tôi càng thấy cần phải loại bỏ nó. Nó khiến tôi phân tâm và tôi không tập trung vào việc tu luyện được.
Kết luận
Những trải nghiệm đã giúp tôi hiểu ra rằng tôi cần phải nâng cao tiêu chuẩn đạo đức theo Chân-Thiện-Nhẫn và tôi nên làm mọi việc theo tiêu chuẩn của một học viên chân chính. Các chấp trước đang chờ được loại bỏ và chỉ khi đó tôi mới có thể giúp đỡ những người xung quanh mình.
Xin vui lòng chỉ ra nếu có bất kỳ thiếu sót nào hoặc tôi đã nói điều gì đó chưa phù hợp.
Tôi xin kết thúc bài chia sẻ của mình bằng một trong những bài thơ của Sư phụ về tu luyện.
Mê
Vân vân chúng sinh mãn thương vũ
Tầng tầng hữu thiên giai hữu địa
Kỳ cảnh diệu vô cùng
Thế nhân mê bất tỉnh
Tưởng kiến đàm hà dị
Tu hành như đăng thê
Phá mê tại cao xứ
Tráng quan diệu nan tố
1996 niên 1 nguyệt 3 nhật
Tạm dịch:
Mê
Chúng sinh đầy khắp cả gầm trời
Tầng tầng đều có thiên và địa
Cảnh kỳ diệu vô cùng
Người đời mê chẳng biết
Thấy điều ấy không dễ
Phải tu từng bước lên
Phá trừ mê cõi cao
Hoành tráng khôn tả xiết
3 tháng Giêng, 1996
(Hồng Ngâm)
Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tại Quận Cam, New York năm 2021)
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/19/425906.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/22/193259.html
Đăng ngày 16-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.