Bài viết của Tiệm Minh, đệ tử Đại Pháp ở Texas, Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 22-07-2021] Tôi đến Hoa Kỳ đã vài năm, từ đó đến nay tôi làm nghề giao thức ăn cho một nhà hàng Trung Hoa, nguồn thu nhập chủ yếu của tôi là tiền bo của khách. Thông thường, khách hàng bo cho tôi khoảng 10%-20% tổng giá trị hóa đơn. Nhưng tôi cũng thường gặp khách bo rất ít, hoặc thậm chí không cho tiền bo. Lúc này, tôi sẽ thấy phẫn nộ bất bình. Tôi nghĩ mình tốn công sức đi xa giao đồ ăn cho họ, nào là chi phí xe cộ, xăng dầu, mất thời gian … những lúc trời mưa trời tuyết vẫn phải đi giao hàng, mình thiệt thòi quá! Trong tâm không có chút dư vị gì, tôi nghĩ những vị khách này thật sự khiến người ta cảm thấy chán ghét.
Mỗi lần chủng tâm chấp trước này xuất hiện, bản thân tôi cũng biết hướng nội tìm. Tuy nhiên lần này bỏ được, nhưng lần sau nó lại đến, mãi chưa thể tu bỏ hoàn toàn.
Sư phụ giảng:
”Bất kể việc gì đều đụng chạm đến lợi ích thiết thân của người tu luyện, bất kể việc gì cũng đều làm xúc động đến cá nhân chư vị, đến tư tưởng tình tự của chư vị, đến tâm tính của chư vị, và đến những thứ chấp trước trong tư tưởng của chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)
Tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp vào năm 1998. Ngay trong cuộc sống và công tác hàng ngày, tôi thường gặp đủ thứ chuyện lặt vặt dẫn động chấp trước con người, chúng quấy rầy và can nhiễu tôi. Dù đã tu luyện trên 20 năm, nhưng do tôi không chịu tu nên vẫn còn một đống tâm chấp trước chưa bỏ. Tôi cũng biết mặt tu tốt đã được cách khai, có lẽ tôi đã tu bỏ không ít chấp trước, nhưng vẫn còn cảm giác có cái chưa tu bỏ hoặc chưa tu bỏ hoàn toàn. Do đó, tôi vẫn luôn tự hỏi bản thân trong một thời gian dài: “Rốt cuộc tâm chấp trước từ đâu mà ra?”
Tôi luôn cho rằng tâm chấp trước đến từ quan niệm hậu thiên hình thành lâu dài trong xã hội. Tôi cũng gần 60 tuổi rồi, các chủng quan niệm đã trở nên thâm căn cố đế. Trong tâm tôi nghĩ, mình không còn cách nào, nhiều tâm chấp trước thế này cũng chỉ có thể tu bỏ từ từ.
Mãi cho đến một hôm, lúc tôi và vợ (cũng là đồng tu) đang chia sẻ những chỗ sai khác trong tu luyện, tôi đã vô ý nói ra chữ “ngã” (cái tôi). Tôi nghĩ, cấu tạo của chữ “ngã” này là một tay cầm cây mác (một loại binh khí thời cổ). Chữ Hán là văn hóa Thần truyền, lúc tạo ra chữ này, Thần muốn nói với con người rằng: “cái tôi” là tự tư, lúc nào cũng vì lợi ích bản thân mà tay cầm cây mác đi tranh đấu với người khác.
Khi này tôi mới giật mình tỉnh ngộ: Hóa ra hết thảy tự tư đều xuất phát từ “cái tôi”, vì “cái tôi” mà sinh, vì “cái tôi” mà lớn lên. “Cái tôi” này sản sinh ra rất nhiều quan niệm vị tư vị ngã, tầng tầng tầng tầng vỏ bọc bảo vệ bản thân, khiến cho bản thân không chịu thương tổn và thiệt thòi, khiến cho bản thân an dật và thoải mái. Chính là quan niệm vị tư này đã hình thành nên các chủng loại chấp trước. Do đó, tất cả chấp trước đều sinh ra từ trong “tư” và “ngã”.
“Cái tôi” này có vô số lớp vỏ bên ngoài, bao bọc lấy “tư” bên trong, không thể tách rời nhau. “Cái tôi” biến hóa thất thường, đôi lúc hiển lộ ra chỗ nào cũng có, vì để bảo vệ bản thân không chịu thiệt thòi và tổn hại nên nó sẽ chủ động tấn công và tranh đoạt; đôi lúc lại ẩn núp rất sâu, vì để có chút an dật và thoải mái nên nó lén lút đánh động vào nơi sâu thẳm trong tâm và quấy nhiễu chúng ta…
Đôi lúc “cái tôi” diễn hóa ra đủ loại ma [quỷ] để cám dỗ, dẫn dắt chúng ta đi chệch đường, nó khiến chúng ta bị hãm vào trong danh lợi tình mà không thể tự vực dậy. “Cái tôi” còn liên tục sinh ra chấp trước mới, không ngừng bổ sung và thay thế chấp trước cũ.
“Cái tôi” giống như một sợi dây buộc chặt không để cho chúng ta đề cao lên, nó cố níu chúng ta lại. “Cái tôi” có thể kéo một sinh mệnh cao tầng từ trên không gian tầng cao rơi xuống không gian tầng thấp. “Cái tôi” sẽ giữ chặt người tu luyện ở dưới mặt đất, không để cho họ thăng hoa lên cao tầng.
Gốc rễ của hết thảy tâm chấp trước đều xuất phát từ “cái tôi” tự tư này. “Cái tôi” thật quá ghê gớm, vậy thì làm sao để tống khứ nó?
1. “Hướng nội tìm” là Pháp bảo
Sư phụ giảng:
”Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Chuyển Pháp Luân)
”Gặp việc không vui, gặp việc khiến chư vị tức giận, gặp lúc lợi ích cá nhân hoặc ‘cái tôi’ bị va chạm, chư vị có thể nhìn vào trong, tu bản thân mình, tìm chỗ sơ sót của mình, trong mâu thuẫn chư vị không lầm lỗi thì cũng có thể thế này: ‘A, mình minh bạch rồi, mình nhất định chỗ nào đó chưa tốt, mà thật sự không sai, thì có thể là nợ nghiệp trước đây, mình sẽ làm nó cho tốt, cái gì cần hoàn trả thì trả’. Liên tục gặp vấn đề như thế, liên tục gặp những việc như thế, liên tục tu bản thân chư vị. Vậy thì nếu xét vấn đề như người tu luyện, lấy chính Lý tu bản thân, chư vị gặp phải việc không vui nơi người thường thì chẳng phải đó là chuyện tốt?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)
Từ đoạn giảng Pháp trên, tôi ngộ ra: Một người tu luyện bất cứ lúc nào gặp phải bất cứ chuyện gì, chỉ cần mình động tâm thì chắc chắn là “cái tôi” đang tác quái, tư tâm càng nặng thì tâm động càng dữ dội. Khi này, chúng ta cần lập tức hướng nội tìm, tìm ra tư tâm của bản thân, tìm ra chấp trước của bản thân. Đặc biệt là lúc phát sinh mâu thuẫn với người khác, chúng ta nhất định cần tuân theo nguyên tắc sau để tìm bản thân mình, tìm nguyên nhân từ tâm tính của bản thân, tu bỏ chấp trước.
Sư phụ giảng:
”Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã” (Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Cái đúng là họ
Cái sai là mình”
Lấy thí dụ khách không bo cho tôi, thì tôi cũng cần hướng nội tìm: Có lẽ mình đã quá coi trọng tiền bạc, lợi dụng việc khách không cho tiền bo để tu bỏ tâm lợi ích của bản thân. Hay có lẽ đời trước mình đối xử không tốt với người ta, nên lần này họ đối xử với mình như thế. Một khi Pháp lý đã thông, thì tâm chấp trước của bản thân cũng vứt bỏ đi.
2. Làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác
Sư phụ giảng:
”Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ, người tu luyện vì sao hay có tâm chấp trước nhảy ra? Chính là do “cái tôi” vị tư đang tác quái. Do vậy, chúng ta muốn bỏ chấp trước đầu tiên cần tống khứ “cái tôi” vị tư này đi. Nếu muốn tống khứ “cái tôi”, thì cần chiểu theo Pháp của Sư phụ:
”… làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác” (Chuyển Pháp Luân)
Nghĩ cho người khác, trước tiên cân nhắc đến người khác, tiên tha hậu ngã. Bằng cách này, chúng ta sẽ xem nhẹ tự ngã và không sinh ra chấp trước.
Cảnh giới cao hơn nữa là vô tư vô ngã. Sư phụ giảng:
”Phật gia giảng ‘không’, Đạo gia giảng ‘vô’.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi lý giải “không” và “vô” chính là triệt để tống khứ “cái tôi” vị tư vị ngã và làm đến được:
”Tâm bất tại yên Dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến Bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn Nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị Khẩu đoạn chấp trước
Tố nhi bất cầu Thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư Huyền diệu khả kiến” (Đạo trung, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
Tâm chẳng để đây Không tranh với đời
Nhìn mà chẳng thấy Không mê không hoặc
Nghe mà chẳng theo Tâm đâu rối loạn
Ăn chẳng theo vị Miệng dứt chấp trước
Làm mà chẳng cầu Luôn ở trong Đạo
Tĩnh mà chẳng nghĩ Thấy được huyền diệu“
Trong quan niệm của bản thân không còn “cái tôi” nữa, tâm của bản thân dường như trống rỗng, việc gì cũng không để trong tâm, việc gì cũng không động được tâm của mình, gặp phải việc gì cũng đều vui vẻ thoải mái, từ đó đạt đến trạng thái “vô tư vô ngã”.
Kỳ thực, “cái tôi” hậu thiên không phải là bản thân chân chính. Làm người tu luyện, chúng ta là những sinh mệnh hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp, là sinh mệnh vị tha. Một khi ở trong Chính Pháp được Sư phụ định ra là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, thì Sư phụ đã tái tạo sinh mệnh căn bản của chúng ta, chân ngã của chúng ta hoàn toàn là những sinh mệnh hoàn toàn mới do Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành, là sinh mệnh vị tha, viên dung những điều Sư phụ cần, viên dung Đại Pháp. Những thứ không phù hợp với điều này chính là cựu nhân tố và giả ngã, chúng ta cần phải tu bỏ chúng.
Chấp trước tự ngã là thứ không thể tiến nhập vào tương lai. Thực ra, tất cả những thứ của chúng ta đều hoàn toàn mới, nhưng đôi lúc chúng ta lại bị lèo lái dẫn dắt bởi cựu nhân tố và giả ngã hậu thiên chưa được tống khứ. Chỉ có nhận thức rõ chân ngã của tất cả đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp đều là những sinh mệnh hoàn toàn mới, thì mới có thể dần dần vứt bỏ lối tư duy chấp trước vào “giả ngã”.
3. Dụng tâm học Pháp
Sư phụ giảng:
”Nhất định phải học Pháp cho tốt, đó là bảo đảm căn bản cho sự quy vị của chư vị. (các đệ tử vỗ tay) Đó không phải là điều mà Sư phụ tuỳ tiện nghĩ ra đâu, những gì Sư phụ giảng ra cho chư vị đều là Pháp của vũ trụ. Điều vừa giảng chính là để bảo mọi người rằng, nhất quyết không được lơi là tu luyện, nhất quyết không được lơi là học Pháp, nhất định phải nghiêm chỉnh, trước đây làm chưa tốt, hôm nay Sư phụ lại giảng một lượt nữa cho chư vị rồi, sau khi chư vị trở về thì nhất định phải đọc sách và tu luyện cho nghiêm chỉnh, tư tưởng không được chạy lung tung. (các đệ tử vỗ tay)” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)
Tôi nghĩ, người tu luyện cần phải nghiêm chỉnh học Pháp mỗi ngày, “cái tôi” vị tư vị ngã sẽ được bóc đi từng lớp từng lớp như bóc vỏ củ hành tây, gốc rễ của chấp trước cũng bị loại bỏ theo đó.
Bên trên là chút sở ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng, mong quý đồng tu chỉ rõ.
[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/7/22/執著心到底從哪裏來-428519.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/22/194737.html
Đăng ngày 01-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.