Bài viết của một học viên trẻ tuổi

[MINH HUỆ 31-03-2011] Tôi đã từng là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi. Tuy nhiên tôi đã mê trong xã hội người thường vài năm qua. Chính nhờ sợ bảo vệ của Sư Phụ và kêu gọi của các bạn đồng tu đã thức tỉnh tôi trở lại tu luyện Đại Pháp một năm trước.

Tôi vẫn nhớ thời gian quý báu khi tôi đã từng đi theo Đại Pháp. Mỗi lần tôi ngộ ra một Pháp lý mới, tôi tràn đầy niềm vui, phấn khởi cũng như sự ăn năn hối hận về điều mà tôi đã bỏ lỡ buông trôi trên con đường tu luyện của tôi trong khi lớn lên. Mỗi phút giây tôi đều đắm mình trong Pháp. Tôi dành tất cả thời gian tôi có mỗi ngày để học Pháp, nhưng tôi vẫn muốn học nhiều hơn nữa. Sau thời kỳ bắt đầu này, tôi thấy mình có một thời gian khó khăn để tiến lên với sự tu luyện kiên định. Nhiều chấp trước đã bắt đầu xuất hiện. Cứ khi nào tôi không học Pháp, tôi sẽ không biết làm thế nào để vượt qua những chấp trước này. Thỉnh thoảng ngay cả khi tôi biết rõ đó là điều mà tôi phải loại bỏ, nhưng tôi vẫn do dự lưỡng lự giữa con đường thành người và thành Thần. Có một chấp trước đằng sau những chấp trước đủ loại này: chấp trước vào an nhàn và thoải mái.

Cha mẹ của thế hệ chúng ta đã chịu đựng những năm đấu tranh và vận động chính trị hỗn loạn. Họ đã dành tất cả tình yêu của họ cho chúng ta, để chúng ta không bị tổn thương trong xã hội. Tôi đã lớn lên trong loại hoàn cảnh như vậy với ít khổ cực. Tôi có xu hướng từ bỏ ngay cả với trở ngại nhẹ nhất. Bây giờ học đại học, việc né tránh khó khăn đã trở thành một thói quen. Trong quá khứ, khi mẹ tôi bảo tôi học Pháp và luyện công, phản ứng đầu tiên của tôi là nó thật khó và mệt mỏi. Tôi đã bỏ phí nhiều thời gian như vậy. Bây giờ rất khó để đột phá thói quen này. Khi nói tới việc luyện công, đầu tiên tôi suy nghĩ tốt nhất là tôi chọn một thời gian cố định nào đó hàng ngày. Vì lịch của tôi thay đổi hàng ngày, nên tôi đã quyết định chọn thời gian ngay trước nửa đêm khi tôi phát chính niệm xong. Một vài ngày sau đó, tôi đã quyết định rằng vì tất cả những bạn cùng phòng tôi đều học trước lúc nửa đêm, tôi không thể dễ dàng thanh tịnh. Do vậy tôi đã cố luyện công sau khi phát chính niệm trong một vài ngày. Sau đó tôi nghĩ có lẽ tôi có thể luyện công khi những người khác ra ngoài luyện công buổi sáng, nhưng tôi không thể thức dậy đúng giờ. Khi chuông báo thức kêu, tôi chỉ tắt nó mà không dậy. Thậm chí tôi còn bỏ lỡ thời gian phát chính niệm lúc 6 giờ sáng. Do vậy tôi đã tìm một lý do biện hộ khác: tôi cần phải ngủ thêm một chút nữa để tránh ngủ gật trong lớp. Hơn nữa, tôi cũng tìm ra những lý do biện hộ khi trời quá nóng hoặc quá lạnh. Nên việc bỏ luyện công cả năm bài đã trở thành thường lệ đối với tôi, tập một bài đã trở thành một ngoại lệ. Tóm lại là chủ nguyên thần của tôi đã từ chối trách nhiệm.

Không thích khó khăn cũng đã xâm lấn vào đời sống hàng ngày của tôi. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy buồn ngủ trong lớp. Vì thứ hạng học tập của tôi khá tốt, nên tôi đã phát triển chấp trước hiển thị, “hãy nhìn xem, tôi có thể đạt được điểm cao hơn những người khác ngay cả khi ngủ trong lớp, và tôi có thể làm như vậy từ khi tôi còn bé.” Bây giờ, qua việc nhìn vào trong bản thân, tôi đã nhận ra rằng trí huệ mà Đại Pháp đã ban cho tôi là để tôi chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Tôi tụt xa tới nhường nào khi hiển thị sự thông minh của bản thân. Chấp trước hiện thị này đã lẫn vào sự ham muốn an nhàn thoải mái của tôi. Ngủ tới tận trưa vào ngày cuối tuần, ăn qua loa trong khi lãng phí thời gian xem TV. Tôi cũng đã hưởng an nhàn như tất cả các bạn cùng phòng và cùng lớp tôi, như vậy tôi đã coi mình như một người thường. Rất khó để vượt qua trạng thái này.

Một biểu hiện khác của chấp trước an nhàn thoải mái là đi đường tắt. Tôi hiểu rằng tôi nên ngồi thẳng khi học Pháp vì tôn kính Pháp và Sư Phụ, nhưng tôi không thể giữ tư thế đó lâu. Tôi coi việc phát chính niệm như một gánh nặng hơn là nhiệm vụ của mình. Khi tôi dậy muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm phát chính niệm, tôi đã không bù đắp lại thời gian đã mất.

Tôi còn phát triển nhiều lớp bảo vệ cho chấp trước an nhàn thoải mái của tôi. Tôi đã không nhìn sâu vào bên trong bản thân để đối diện với nó. Tôi đã lẫn lộn chấp trước mà tôi cần phải tu bỏ đi như là một phần của mình và không thảo luận về nó với người khác.

Khi tôi đào sâu hơn, tôi khám phá ra rằng chấp trước an nhàn thoải mái của tôi phát sinh là do chấp trước làm con người của tôi hơn là đi trên con đường của một người tu luyện. Tôi đã từng thán phục cuộc sống trên núi của những người cổ đại, cách xa khỏi mâu thuẫn xung đột nhân thế. Đó là hiểu biết của tôi về tu luyện khi tôi bước vào Đại Pháp. Bây giờ nó trở thành một chướng ngại trên con đường tu luyện của tôi. Tôi đã thực sự cố gắng phản bổn quy chân chưa? Tôi có thực sự cố gắng trợ Sư Chính Pháp không? Tôi sợ là không. Bởi vì tôi đã không nhận ra tầm quan trọng của việc làm theo lời dạy của Sư Phụ và coi trọng ba việc, những nhân tố của cựu thế lực đã lợi dụng sơ hở của tôi và lấp đầy đầu óc tôi với những trách móc phàn nàn về mỗi một khó khăn cá nhân dù rất nhỏ nhặt trên con đường tu luyện của tôi. Trong một thời gian, một giọng nói liên tục gọi tên Sư Phụ trong đầu tôi. Tôi đã cố gắng để loại bỏ nó nhưng không thành công cho tới khi tôi nhận ra đó là do thiếu sót của tôi đã sinh ra loại nhân tố xấu này. Tôi đã làm dụng sự từ bi vô biên của Sư Phụ, ít nhất có thể nói đó là sự thiếu tinh tấn. Từ một khía cạnh nghiêm túc hơn, việc cố làm cho Pháp phù hợp với cách sống tiện nghi của tôi là đang cố thay đổi và đối lập với Pháp. Chính từ bi của Sư Phụ đã ban cho tôi nhiều cơ hội như vậy để cư xử cho đúng, nhưng tôi đã hành động giống như một số người trong những tôn giáo khác, họ xem Đại Pháp như một công cụ để đạt mục đích riêng của họ.

Trong quá khứ, tôi không bao giờ nghĩ tôi là người ngộ tính kém khi Sư Phụ nói:

…Do đó ngày xưa giảng rằng, những ai [nếu] không thấy là không thừa nhận, thì trong giới tu luyện xưa nay luôn cho rằng ngộ tính loại người ấy không tốt, đã bị giả tượng của người thường làm mê hoặc, đã mê trong người thường.” (Chuyển Pháp Luân)”

Tôi đã nghĩ tôi tin mọi thứ mà Sư Phụ đã giảng. Bây giờ tôi nhận ra sự buông lơi của tôi và không hoàn thành phần trách nhiệm của bản thân là một triệu chứng của sự thất bại của tôi trong việc hoàn toàn tin tưởng chúng ta đang ở thời kỳ mà

Mãn thiên thị nhãn.
Chúng Thần tụ tiêu
.”
(“Khán Hảo,” Hồng Ngâm II)

Tôi bám rất chặt vào an nhàn thoải mái tới mức tôi đã nhầm thế giới này là số phận của tôi. Khi Sư Phụ nói về trách nhiệm vĩ đại của đệ tử Đại Pháp, tôi có thời gian nhưng lại không gánh vác phần trách nhiệm của mình vì sợ đối mặt với khó khăn khổ nạn.

Viết bài này để nhìn thẳng vào những chấp trước là bước đầu tiên trong việc lấy lại trạng thái tu luyện của tôi. Tôi sẽ theo sát điều mà Sư Phụ dạy chúng ta, dành nhiều thời gian hơn để học Pháp, và tăng cường chính niệm của tôi. Tôi sẽ không truy cầu an nhàn hay thoải mái và không thừa nhận bất kể cái gì ngoài Pháp. Tôi sẽ thức tỉnh đứng dậy và gánh vác trách nhiệm trọng đại mà chúng ta gặp và tránh sự hối tiếc tuyệt vọng mà tôi sẽ có thể trải qua trong tương lai.

Ngày 31 tháng 3, 2011


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/3 /31/年轻大法弟子莫为安逸心所毁-238310.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/4/13/124378.html
Đăng ngày 26-4-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share