[MINH HUỆ 28-9-2006] Ông Mã Tổ Liên (Ma Zulian), 64 tuổi, cán bộ của công ty kim loại Hạng Thành (Xiangcheng), tỉnh Hà Nam. Sau khi ông tu luyện Đại Pháp, ông khỏi nhiều bệnh tật, (thanh tâm) khoẻ mạnh. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu 20/7/1999, ông bị phạt và nhân viên Phòng 610 tại Hạng Thành và cảnh sát đến lục soát nhà ông nhiều lần. Ông còn bị vài kẻ ác ở thị xã Thuỷ Trại (Shuizai) quấy rầy. Vì ông bị những kẻ ác đe doạ phi pháp, nên bệnh phục phát và đã mất năm 2004. Vợ ông cũng là học viên đã mất năm 2000 do bị cảnh sát đe doạ ác liệt.

Bà Tôn Ngọc Lan (Song Yulan), 62 tuổi, về hưu từ xưởng cao su số năm thành phố Hàng Dương (Hành Dương), tỉnh Hồ nam. Trước đó mắc bệnh dày xương, làm chân không thể hoạt động thoải mái, bệnh viêm họng, óc tổn thương, sau khi tu luyện Pháp Luân Công năm 1996 bà khỏi bệnh và đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Ủy viên đường phố sai phái láng giềng giám sát bà. Ngẫu nhiên bà bị bắt giam và bị phạt 2000 đồng. Tháng 12 năm 2000, cảnh sát đến nhà quấy nhiễu bà, và ép bà viết xấu về Đại Pháp và Sư Phụ. Sau khi cảnh sát rời đi, bà khóc vì lương tâm bị cắn rứt. Xe cảnh sát đi qua và tiếng còi làm bà run sợ, những lúc nhậy cảm, bà không cho cô gái đến thăm viếng, vì sống trong kinh khủng và hoảng sợ, thanh tâm ngày càng suy nhược, các bệnh tật trước đó phục phát và bà đã mất vào ngày 31/12/2005.

Ông Mạc Đức Sơ (Mo Dechu), 68 tuổi, học viên Đại Pháp ở làng Lan Mục Kiều (Lanmuqiao), thị xã Vũ Đàm (Wutan) huyện Đào Giang (Taojiang) tỉnh Hồ Nam. Trước đó, ông mắc nhiều bệnh, suốt giai đoạn tập nhóm học Pháp Luyện Công, ông đã khoẻ hơn. Sau 20/07/1999, ông bị kẻ ác giám sát, đe doạ, doạ dẫm. Ông chứng thực Đại Pháp năm 2000 và bị cảnh sát giam giữ nhiều lần. Những kẻ ác phi pháp đến nhà hầu tẩy nảo và ngăn cấm không cho ông luyện Đại Pháp. Ông Đức Sơ đã mất ngày 20/10/2003.

Ông Triệu Quốc Nguyên (Zhao Guoyuan), 60 tuổi, nhà ở Cát Châu Bá Sa Thạch phân cục, Tháp Hiểu Khê, khu Di Lăng, thành phố Nghi Xương, Tỉnh Hồ Bắc. Ông bị nhân viên Phòng 610 và cảnh sát bức hại từ 20/07/1999. Ông bị phi pháp bắt giam và đưa vào lớp tẩy não và nhà giam nhiều lần. Theo người nhà ông nói, vì muốn tránh sự bức hại, ông đã đến nhà con trai ông ở Vọng Châu Cương, thành phố Nghi Xương, cư ngụ ở đấy một đoạn thời gian. Bất hạnh, ông bị bắt giam lần thứ tư. Lúc ông được thả về năm 2005, ông đã tinh thần rối loạn, có hành vi dị thường như quỳ lạy đồng hồ, đập đầu vào tường, nói: tôi đã ngưng luyện, tôi đã ngưng học (Pháp). Tháng tám năm 2006, ông tự sát bằng thuốc độc. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không khủng bố ông đến tinh thần suy nhược, bi kịch này sẽ không xảy ra. Đơn vị có trách nhiệm trực tiếp Công an phân cục Di Lăng, thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Phòng 610 tại Di Lăng, Nhà giam Nghi Xương và nhà giam Di Lăng. [Ghi chú: Sự giảng dạy của Pháp Luân Đại Pháp là cấm giết hại, ngay cả tự sát và tự tàn hại. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên yêu quý đời sống, tránh đừng có suy nghĩ và hành vi quá kích và phi lý.]

Bà Lưu Hiểu Ánh (Liu Xiaoying) sinh sống ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công năm 1996. Bà đã đến Bắc Kinh chứng thực Pháp tháng 10 năm 1999. Bà bị bắt giam ở trại giam Phương Gia Lan, khu Đông Lăng. Năm 2000, bà bị bắt lúc đi phát tài liệu giảng chân tượng. Sau này bà được thả ra, không bao lâu, phát hiện mắc bệnh ung thư ruột kết và mất năm 2002.

Bà Khổng Phồn Vinh (Kong Fanrong), 52 tuổi là cô giáo vườn trẻ ở thị xã Thuỷ Trại, thành phố Hạnh thành, tỉnh Hà Nam. Bà có bệnh ung thư ngực, sau khi tu luyện Pháp Luân Công năm 1997. Ung thư tiêu mất. Tháng 10 năm 1999, bà đến Bắc Kinh chứng thực Pháp và bị cảnh sát Châu Khẩu ở Bắc Kinh bắt giam. Cảnh sát Hạnh Thành Mã Triết Phong khoá tay và hộ tống bà về nhà giam Hạnh Thành. Sau này chuyển đến nhà giam Phù Câu và đã bị bức hại. Ba tháng sau, bà bị phạt 4000 đồng. Sau khi về nhà còn bị kẻ ác quấy nhiễu, và bệnh ung thư trở lại. Bà đã mất vào ngày 16/01/2002.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/9/28/138832.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/10/12/78877.html

Đăng ngày 19-11-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share