[MINH HUỆ 09-01-2021] Chu Cường, Chánh án kiêm Chủ toạ của Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, là một thành viên của Uỷ ban Chính Trị và Pháp luật Trung ương (PLAC) cũng như Đội Lãnh đạo Phòng 610. Trong quá khứ, ông ta là bí thư đảng đầu tiên của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam và Bí thư Đảng của tỉnh Hồ Nam.

Ở những vị trí này, Chu đã tích cực chủ động và tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân khởi xướng. Sự tham gia của Chu bao gồm giám sát trực tiếp đối với Đoàn Thanh niên cũng như hệ thống toà án trong việc tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công và những công dân vô tội khác. Ông ta cũng kích động dân chúng thù hận Pháp Luân Công.

Các học viên Pháp Luân Công đã gửi thông tin của Chu đến chính phủ của 29 quốc gia. Một yêu cầu được đưa ra nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Chu và thân nhân của ông ta, bao gồm từ chối thị thực nhập cảnh và đóng băng tài sản.

Quá trình làm việc

Chu Cường, nam, người dân tộc Hán, sinh vào tháng 4 năm 1960 ở huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc. Ngoài việc là chánh án kiêm chủ toạ của Toà án Nhân dân Tối cao, Chu cũng là một thành viên của Uỷ ban Tư pháp của toà án.

Dưới đây là vị trí mà Chu đã nắm giữ.

1998 – 2006: Bí thư đầu tiên của Ban Bí thư Trung ương thuộc Đoàn Thanh niên ĐCSTQ
2006 – 2006: Phó bí thư Đảng kiêm quyền Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, bí thư đầu tiên của Ban Bí thư Trung ương thuộc Đoàn Thanh niên ĐCSTQ
2006 – 2007: Phó bí thư Đảng kiêm quyền Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam
2007 – 2010: Phó bí thư Đảng ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam
2010 – 2010: Bí thư Đảng ủy và Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam
2010 – 2013: Bí thư Đảng của Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam, Giám đốc Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ở tỉnh Hồ Nam
2013 – hiện tại: Chánh án kiêm chủ toạ của Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc, là một thành viên của Uỷ ban Tư pháp Toà án Tối cao

Ngoài ra, Chu còn là thành viên của Uỷ ban Trung ương lần thứ 16, 17, 18 và 19 của ĐCSTQ. Ông ta là thành viên của Uỷ ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ chín.

Những tội ác chính

Dưới đây là danh sách sự tham gia của Chu vào cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999.

1999 – 2006: Bí thư đầu tiên của Ban Bí thư Trung ương thuộc Đoàn Thanh niên ĐCSTQ

Là một tổ chức cơ sở của ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên gồm ba triệu tổ chức cấp cơ sở chính với hơn 20 triệu thành viên tích cực. Từ khi Giang chính thức ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đoàn Thanh niên trở thành nhân tố chính trong việc sản xuất và tuyên truyền những tuyên truyền thù hận và dối trá về Pháp Luân Công. Bằng cách ban hành các lệnh từ mọi cấp từ trên xuống, Đoàn Thanh niên đã vận động sinh viên và thanh niên tham gia các hoạt động khác nhau để bôi nhọ Pháp Luân Công và thuyết phục mọi người tránh xa môn tập.

Ví dụ, vào ngày 23 tháng 7, ba ngày sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên đã banh hành “Thông báo cấm mọi đoàn viên Đoàn Thanh niên tu luyện ‘Pháp Luân Đại Pháp‘.” Sau đó, nó đã đưa ra một thông báo khác về việc “thực hiện nghiêm túc” đối với chính sách bức hại cũng như các hoạt động bôi nhọ Pháp Luân Công thông qua hệ thống Đoàn Thanh niên. Bằng cách ép buộc mỗi thành viên nói “không” với Pháp Luân Công, nó đã kích động sự thù hận của sinh viên và thanh niên đối với môn tập.

Tại một diễn đàn “Nhìn thấu Pháp Luân Công” do Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên chủ trì vào ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chu đã thề rằng “kiên quyết ủng hộ và thực thi” chính sách đàn áp và vẫn liên kết chặt chẽ với ĐCSTQ Trung ương.

Trong một hội nghị vào ngày 10 tháng 9 năm 1999, để lên kế hoạch công bố và phân phát Nhật báo Đoàn Thanh niên Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc vào năm 2000, Chu đã công khai lăng mạ Pháp Luân Công và Nhà sáng lập ông Lý Hồng Chí để gây thêm ác cảm cho độc giả.

Ngày 31 tháng 1 năm 2001, Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên đã triệu tập để tổ chức một “Chiến dịch chống tà giáo trên toàn quốc trong Cộng đồng văn minh Thanh niên”. Vào hôm sau, Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên đã gửi “Kế hoạch hành động về ‘Chiến dịch chống tà giáo trên toàn quốc trong Cộng đồng văn minh Thanh niên’” đến tất cả ban ngành Đoàn Thanh niên cấp tỉnh thông qua điện báo mật mã, yêu cầu họ “hết sức nhấn mạnh, thực thi cẩn thận và triển khai tận tâm” sự phân công.

Ngày 31 tháng 1 năm 2001, Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên và Liên đoàn Thanh niên Toàn quốc đã tổ chức một diễn đàn ở Bắc Kinh để bôi nhọ Pháp Luân Công và gây thù hận dựa trên vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn được dàn dựng gần đây. Chu đã có một bài phát biểu với tư cách là Bí thư đầu tiên của Uỷ ban Trung ương để thúc đẩy chiến dịch hơn nữa. Đặc biệt hơn, ông ta đã nhấn mạnh mọi cơ quan của Đoàn Thanh niên phải “hiểu rõ ràng” về cuộc chiến “lâu dài, khốc liệt và phức tạp” đối với Pháp Luân Công.

Từ ngày 7 tháng 2 năm 2001, một chuỗi các “Chiến dịch chống tà giáo ở khuôn viên trường” đã được tổ chức ở Bắc Kinh. Đoàn Thanh niên Uỷ ban Thành phố Bắc Kinh đã biên soạn sách Hướng dẫn giảng dạy cho các Hiệu trưởng thuộc Hệ thống Pháp lý Uỷ ban Thành phố Bắc Kinh – Phần 1: Nhận biết Pháp Luân Công. Vào ngày đầu tiên của năm học, dựa trên tài liệu này, gần 2.000 hiệu trưởng thuộc hệ thống pháp lý đã giảng dạy cho tất cả học sinh tiểu học và trung học để kích động thù hận Pháp Luân Công.

Dưới chỉ đạo của Uỷ ban Trung ương Đoàn Thanh niên, tám triệu sinh viên và thanh niên đã phát động các hoạt động quảng bá vào ngày 6 tháng 2 năm 2001 ở gần 1.000 cộng đồng và 100 thành phố trên khắp Trung Quốc. Họ đoạn chương thủ nghĩa và bịa đặt để bôi nhọ Pháp Luân Công và tiếp tục cuộc bức hại. Chu và các quan chức khác đã tham gia lễ khai mạc.

Tại Cuộc họp Tuyên truyền Đoàn Thanh niên Toàn quốc 2002, diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 2002, Chu đã tuyên bố một chiến thắng khác trong “cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công”, cụ thể là từ chối “các tà giáo” đã trở thành một tiêu chuẩn trong giới trẻ.

Trong Đại hội Toàn quốc Lần thứ 15 của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 2003, Chu đã xem lại quá trình làm việc của Đoàn Thanh niên. Một trong những mục là “tổ chức cho thanh niên chống lại Pháp Luân Công”.

2007 – 2013: Tỉnh trưởng kiêm bí thư tỉnh Hồ Nam

Sau khi trở thành Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam vào tháng 2 năm 2007 và Bí thư Đảng ủy tỉnh Hồ Nam vào tháng 4 năm 2010 (Chu đã là Phó bí thư từ tháng 9 năm 2006), ông ta tiếp tục bức hại Pháp Luân Công.

Kết quả là, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Hồ Nam, Phòng 610 và cảnh sát đã bắt giữ các học viên và đưa họ đến các trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù. Hồ Nam trở thành một trong 10 tỉnh đi đầu ở Trung Quốc có số lượng học viên Pháp Luân Công bị chết nhiều nhất trong cuộc bức hại. Dữ liệu thu thập bởi Minh Huệ Net cho thấy 38 học viên ở Hồ Nam đã qua đời do bị bức hại từ năm 2007 đến 2012. Nhiều người bị giam trong thời gian dài, bị tra tấn tào bạo, sống bần cùng do bị phạt và tống tiền số lượng lớn. Không thể phủ nhận rằng Chu phải chịu trách nhiệm cho những thảm kịch này. Dưới đây là vài ví dụ.

Ngày 28 tháng 2 năm 2007, ông Hứa Hưng Quốc bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Một nhân viên Phòng 610 đã yêu cầu một bác sỹ tư tiêm vào trán của ông Hứa một loại thuốc không rõ nguồn gốc, khiến ông chảy nước mắt, nước mũi, chóng mặt và mất trí nhớ. Sau khi được thả, ông rất yếu và bị chóng mặt cùng thị lực kém. Ông thường xuyên bị ngã bất ngờ. Ông qua đời vào ngày 14 tháng 11 năm 2007.

Tháng 7 năm 2009, ông Quách Hội Sanh và vợ là bà Lý Cúc Mai đã viết một lá thư gửi cho trưởng công an Tịch Tiểu Cương của huyện Lam Sơn đề nghị thả học viên đang bị giam là bà Tiếu Tứ Lan. Tịch đã thông báo cho Phòng 610 Hồ Nam, cơ quan nay đã chỉ đạo công an huyện Gia Hoà bắt giữ họ vào ngày 6 tháng 8. Công an đã lục soát nơi ở của họ và lấy đi các đồ vật có giá trị hàng trăm ngàn nhân dân tệ. Hồ Vĩnh Huy, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa Lam Sơn và ba người khác đã trói hai tay ông Quách ra sau lưng và ghì ông xuống sàn để đánh ông đến khi đầu chảy máu. Trong phiên điều trần, ông Quách vẫn còn những vết thương trên đầu và máu ở quần áo. Nhiều nhân viên phải mang ông ra vào phòng vì tình trạng của ông.

Ngày 12 tháng 10 năm 2009, ông Quách qua đời ở tuổi 52. Vợ ông bị chảy máu âm đạo sau khi bị giam trong một Trại tạm giam bốn tháng. Bà ngất xỉu và được bảo lãnh chữa trị. Tháng 3 năm 2010, bà Tiếu bị kết án ba năm tù.

Ngày 7 tháng 9 năm 2012, Phòng 610 đã ra lệnh cho năm người thuộc Đội An ninh Nội địa bắt giữ bà Tương Mỹ Lan, 65 tuổi, tại nhà của bà. Họ đưa bà đến Trung tâm Tẩy não Lao Đao Hà ở Trường Sa. Ngày 30 tháng 9, khi con trai đến đó đón bà, bà đã ở trong tình trạng nguy hiểm và tâm trí không rõ ràng. Một khám nghiệm y tế cho thấy bà bị thương khắp người do bị sốc điện bằng dùi cui điện. Toàn bộ miệng và nội tạng của bà bị phá huỷ và bị chảy máu âm đạo nặng. Dù được can thiệp y tế nhưng bà đã qua đời vào tối ngày 2 tháng 10 năm 2012.

Tháng 3 năm 2013 – Hiện tại: Chánh án Toà án Tối cao

Giang và đồng bọn đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước để thi hành cuộc diệt chủng chống lại Pháp Luân Công, bao gồm công an, viện kiểm sát, toà án và hệ thống pháp luật. Họ theo sát cuộc bức hại bằng cách thực thi những vụ bắt giữ phi pháp trên diện rộng, kết án tù mà không có cơ sở pháp luật và đưa ra “các chính sách” khác nhau nhằm hợp thức hoá cuộc bức hại. Trong suốt 21 năm qua từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, nhiều điều luật, đặc biệt là luật hình sự, đã bị vi phạm bởi hệ thống hành pháp và tư pháp.

Tình trạng còn tệ hơn từ khi Chu trở thành chánh án của Toà án Tối cao. Ông ta không những tiếp tục cuộc bức hại và ra lệnh cho các toà án cấp dưới kết án những học viên vô tội, mà còn bác bỏ mọi đơn kháng án liên quan đến Pháp Luân Công và giữ nguyên phán quyết ban đầu. Kết quả là một lượng lớn học viên bị cầm tù và một số mất mạng.

Ngày 1 tháng 5 năm 2015, Toà án Tối cao tuyên bố rằng nó sẽ “tiếp nhận tất cả đơn kiện và xử lý tất cả các vụ kiện.” Trên cơ sở đó, các học viên đã nộp nhiều đơn kiện hình sự lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao chống lại Giang vì phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Sau đó Toà án Tối cao đã phi pháp trả lại hàng chục ngàn đơn về chính quyền địa phương, dẫn đến nhiều học viên bị bắt và sách nhiễu. Một số bị kết án tù hoặc qua đời do bị tra tấn.

Thông tin trên Minh Huệ cho thấy ít nhất có 7.056 vụ bức hại liên quan đến các vụ kiện chống lại Giang xảy ra vào năm 2015. Năm 2016, ít nhất 2.547 người bị trả thù vì dùng thông tin thật của mình gửi đơn tố cáo chống lại Giang. Bảy người đã qua đời: Ông Vương Căn Phát (tỉnh Cam Túc), ông Ngô Nguyên Thanh (tỉnh Sơn Đông), bà Lưu Thuý Vinh (tỉnh Hà Bắc), ông Trương Niên Tiết (tỉnh Hồ Bắc), bà Đại Phượng Trân (tỉnh Liêu Ninh), bà Vương Tú Lan (tỉnh Hà Nam) và bà Tiêu Quế Anh (tỉnh Cam Túc). Hơn nữa, 167 học viên, người già nhất là 81 tuổi, đã bị kết án tù vì kiện Giang. Ông Lưu Điện Nguyên, 79 tuổi, ở Liêu Ninh, bị kết án 11 năm tù. Tổng cộng, vì đệ đơn kiện Giang, 1.459 học viên đã bị sách nhiễu, 349 người bị bắt, 427 người bị giam giữ hành chính và 312 người bị giam giữ hình sự.

Ngày 14 tháng 1 năm 2017, Chu đã phỉ báng Pháp Luân Công tại một hội nghị cho các chánh án cao cấp và kêu gọi gia tăng bức hại. Ông Trương Thụ Dũng, một học viên ở tỉnh Sơn Tây, đã xem bản tin trên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Ông đã liên lạc với đài, yêu cầu họ công khai những tài liệu pháp luật liên quan cũng như những cá nhân tham gia phỉ báng, băng hình và băng tiếng của cuộc hội nghị.

CCTV đã không trả lời không Trương. Thay vào đó, Trương Hướng Đông thuộc Đội An ninh Nội địa và những công an khác đã bắt ông Trương nhiều tuần sau đó, vào ngày 16 tháng 2. Họ đánh đập ông tàn bạo. Kết quả là, ông Trương yếu và suy nhược đến nỗi không thể cử động. Sau khi thả ông để chữa trị vào tháng 4 năm 2017, công an lại bắt ông vào tháng 6 năm 2018 và lại tra tấn ông tàn bạo. Sau đó ông buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị trả thù thêm nữa.

Ngày 25 tháng 1 năm 2017, Viện Kiểm sát Tối cao và Toà án Tối cao Trung Quốc đã công bố các bản diễn giải tư pháp cập nhật, ám chỉ rằng một số diễn giải lại có thể được dùng để chống lại các học viên Pháp Luân Công. Tại Trung Quốc, cơ quan lập pháp là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, trong khi cả Viện Kiểm sát Tối cao và Toà án Tối cao không có quyền đưa ra hoặc giải thích luật vì hai cơ quan này là một phần của hệ thống tư pháp. Bằng cách ban hành các mệnh lệnh và chính sách chống lại Pháp Luân Công, Chu đã vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và những luật khác với nỗ lực gây sức ép với các quan chức cấp thấp hơn để tiếp tục cuộc bức hại.

Dữ liệu cho thấy, trong nhiệm kỳ của Chu ở Toà án Tối cao, ít nhất 6.489 học viên đã bị kết án, cụ thể: 796 người trong năm 2013; 633 người trong năm 2014 (án tù lên đến 13 năm và lớn tuổi nhất là 83); 878 người trong năm 2015; 1.294 người trong năm 2016; 974 người trong năm 2017; 933 người trong năm 2018 (gồm 942 phiên xử, các học viên bị phạt tổng cộng 2.463.000 nhân dân tệ; 99 học viên từ 65 tuổi trở lên); 789 người trong năm 2019 (tổng tiền phạt của 309 học viên là 3.731.000 nhân dân tệ); và 192 người trong bảy tháng đầu năm 2020.

Những cái chết cũng rất nổi bật. Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 6 năm 2020, ít nhất 199 học viên đã chết trong tù do bị tra tấn. Chu phải chịu trách nhiệm cho việc tra tấn, những cái chết và những vụ tàn tật.

Một số trường hợp

Theo chỉ đạo của Tôn Vĩnh Ba, giám đốc Sở Công an Hắc Long Giang, các vụ bắt giữ trên diện rộng đã diễn ra vào tối ngày 29 tháng 3 năm 2013. Các lực lượng công an tham gia là từ sở công an tỉnh, thành phố Cáp Nhĩ Tân, huyện Y Lan, huyện Phương Chánh và huyện Thông Hoá. Ít nhất 61 học viên đã bị bắt giữ, thẩm vấn, bị giam và lục soát nhà. 14 người bị kết án tù. Bà Phí Thục Cần, 63 tuổi, bị kết án 14 năm.

Ông Đổng Hán Kiệt, 60 tuổi, là một kỹ sư cao cấp ở tỉnh Hà Bắc. Dương Ngọc Cương thuộc Đội An ninh Nội địa Trác Châu và người của Cục An ninh Quốc gia ở Bắc Kinh đã bắt giữ ông Đổng vào ngày 25 tháng 2 năm 2014. Khi ở trong trại tạm giam Trác Châu, ông Đổng bị xét xử hai lần và bị Toà án Trác Châu kết án năm năm vào ngày 11 tháng 2 năm 2015. Ngày 10 tháng 10 năm 2015, ông Đổng qua đời trong Nhà tù Ký Đông.

Ngày 11 tháng 4 năm 2016, Phòng 610 Bạc Châu ở tỉnh An Huy đã bí mật chỉ đạo các toà án địa phương kết án 14 học viên bị bắt từ tháng 9 năm 2013. Họ là bà Bạch Kiệt, ông Phó Minh Nghĩa, bà Lý Đông Mai, ông Vương Thủ Lược, ông Chu Thiểu Quân, ông Lý Hải Phong, ông Thôi Dũng, bà Vương Tuấn Chi, bà Đường Gia Linh, bà Triệu Tố Lan, bà Trương Tố Mĩ, bà Tương Nguyệt Hoa, bà Cổ Hồng Quyên, bà Chu Phượng Mẫn. Họ bị kết án từ 3 đến 10 năm tù. Trong số họ, bà Bạch bị kết án 10 năm tù và qua đời vào ngày 14 tháng 4 năm 2017 do bị tra tấn trong Nhà tù Túc Châu. Bà Lý Đông Mai không thể tự chăm sóc bản thân do bị ngược đãi. Bà Chu Phượng Mẫn bị tra tấn đến mù mắt.

Ngày 14 tháng 12 năm 2017, 12 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị kết án. Họ là bà Thạch Hương Vân (8 năm), bà Chu Phượng Anh (7,5 năm), bà Triệu Hy Như (7 năm), bà Nguỵ Tục Vượng (5,5 năm), bà Giả Diễm Linh (5 năm), ông Bao Nghĩa (5 năm), bà Lưu Quân (5 năm), bà Nhậm Tú Anh (4,5 năm), bà Khổng Khánh Diễm (4 năm), bà Ngô Tê (3 năm), bà Trương Thụ Hà (3 năm) và ông Dương Kỳ Ký (1,5 năm). Họ bị phạt tổng cộng 380.000 nhân dân tệ. Bà Thạch, bà Nguỵ, bà Chu, bà Triệu, ông Bao và bà Lưu hơn 60 tuổi, trong khi bà Nhậm và bà Dương hơn 70 tuổi.

Ngày 27 tháng 8, ông Tống Triệu Hằng, 76 tuổi và bà Lưu Thục Nham ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt và bị giam cùng ngày. Họ bị xét xử vào ngày 16 tháng 11 năm 2018. Thẩm phán đã thẩm vấn bà Tống vào ngày 14 tháng 1 năm 2019 và hăm doạ làm hại con gái bà và kết án bà chín năm tù nếu bà không chịu từ bỏ đức tin. Bà Tống đã bị đưa trở lại phòng giam và qua đời vào ngày hôm đó.

Ngày 4 tháng 7 năm 2017, khi ông Vương Điện Quốc và vợ là bà Vu Bảo Phương ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh đang ở nhà con trai là anh Vương Vũ thì một nhóm người đã dùng búa phá khoá và xông cửa vào. Họ bắt giữ hai vợ chồng và đưa họ đến các trại tạm giam địa phương. Bà Vu đã qua đời ở trại tạm giam Nữ An Sơn vào 13 ngày sau đó, ngày 17 tháng 7 năm 2017. Ông Vương bị xét xử vào ngày 24 tháng 4 năm 2018 và bị kết án bốn năm tù. Ông bị đưa vào Nhà tù Đại Liên vào tháng 6 năm 2018 và qua đời vào lúc 4 giờ chiều ngày 16 tháng 6 năm 2020.

Năm 2019, bà Viên Học Phân và ông Văn Cử Bình ở tỉnh Tứ Xuyên bị bắt và bị giam sau khi gỡ xuống một tấm bảng phỉ báng Pháp Luân Công. Bà Viên bị kết án 2 năm tù trong khi ông Văn bị kết án 8 năm.

Ông Loan Ngưng, 60 tuổi, một cựu Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục ở Phòng Nhân sự và Lao động Tỉnh Ninh Hạ, đã bị bắt sau khi gửi thư về Pháp Luân Công ở Bưu điện Thành phố Ngân Xuyên. Theo lệnh của PLAC Ninh Hạ và Phòng 610, Toà án Trung cấp Ngân Xuyên đã kết án ông 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ vào ngày 16 tháng 4 năm 2020 vì phạm tội “lật đổ quyền lực nhà nước”.

Đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc là tội ác diệt chủng. Là chánh án và chánh toà của Toà án Tối cao, Chu đã bác bỏ quyền hợp pháp của hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và người thân của họ, những người đã nộp đơn kiện Giang. Ông ta cũng không đề cập đến 21 năm bức hại đã dẫn đến những cái chết, mổ cướp nội tạng và ngược đãi tinh thần. Chu phải chịu trách nhiệm cho giảng giải luật bất hợp pháp vượt quá thẩm quyền pháp lý của mình, che chở cho những tội phạm thực sự đằng sau cuộc bức hại và tham gia vào nạn diệt chủng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/9/418182.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/11/189860.html

Đăng ngày 28-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share