Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 11-09-2020] Đệ tử Đại Pháp là tu luyện trong người thường, nên rất nhiều việc vụn vặt trong cuộc sống đều xuất hiện để chúng ta đề cao tâm tính. Miễn là chúng ta có thể xem xét mọi thứ dựa trên Pháp, thì không điều gì không thể giải quyết và mọi khổ nạn đều có thể vượt qua.
Mùa đông năm đó, sau khi xảy ra “Vụ tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn”, ba học viên lớn tuổi, một thiếu niên 14 tuổi, và tôi đã đến Bắc Kinh để lên tiếng vì Đại Pháp. Chúng tôi không thể ở khách sạn vì lúc đó tà đảng giám sát rất chặt chẽ, vì thế chúng tôi thuê một căn nhà nhỏ và ở cùng nhau. Tôi tự nguyện đi chợ và chuẩn bị bữa ăn cho mọi người. Tôi cảm thấy đó là nhiệm vụ của mình vì tôi là người trẻ nhất. Tôi làm điều này một cách vô tư, không có chút tâm oán hận nào.
Sau khi treo xong một tấm biểu ngữ lớn trên cầu vượt, các học viên khác đã về nhà. Còn tôi ở lại vì tôi muốn làm thêm. Vài ngày sau, có bốn học viên khác tới căn nhà đó để làm cùng tôi. Một trong số họ có mang theo con nhỏ. Tôi cảm thấy tôi nên làm nhiều việc hơn vì tôi là người lớn tuổi nhất. Vì vậy, tôi lại đi chợ và nấu nướng.
Hằng ngày, tôi phải đi bộ khá xa để mua đồ, vì thế tôi có rất ít thời gian để học Pháp. Tôi cũng không có gì để học Pháp, vì tôi đã cho các học viên khác mượn đài và cũng không có đủ sách. Khoảng một tuần sau, một đêm nọ, tôi cảm thấy có gì đó nghẹn ở cổ khiến tôi hơi khó thở. Tôi không để ý và chìm vào giấc ngủ mà không suy nghĩ nhiều về nó. Sau đó, tôi nhận ra rằng có lẽ đó là huyền quan thiết vị. Tôi tự hỏi: “Tại sao mình lại có thể đề cao trong tu luyện, mặc dù tôi bận rộn cả ngày và học Pháp rất ít?” Tôi ngộ ra rằng ai tu thì người đó sẽ đắc. Đúng như Sư phụ đã giảng:
“Bất thất bất đắc” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Mẹ tôi, chị dâu tôi và tôi cùng nhau tu luyện. Mẹ tôi sống với gia đình anh trai tôi. Bà thường xuyên có mâu thuẫn với chị dâu tôi về những chuyện vặt vãnh trong nhà, và họ thường chỉ trích lẫn nhau.Tôi tin rằng khi nào ngộ đạo trong Pháp thì mới giải khai được khúc mắc của họ.
Một ngày nọ, tôi lấy cớ mời bà đến nhà tôi chơi. Tôi đề nghị chúng tôi cùng nhau học thuộc một số đoạn Pháp. Bà hỏi chúng tôi nên bắt đầu từ đâu. “Hãy bắt đầu từ phần về đại hòa thượng và tiểu hòa thượng.” Sau khi học xong, tôi hỏi mẹ: “Mẹ có muốn trở thành đại hòa thượng và để chị dâu con làm tiểu hòa thượng không, vì mẹ là người lớn tuổi nhất trong gia đình?” Bà đã nhận ra ngay ý của tôi và nói: “Không, mẹ chỉ muốn làm tiểu hòa thượng. Mẹ sẽ để chị dâu của con làm đại hòa thượng”. Mẹ tôi đã vui vẻ ra về.
Hôm sau, chị dâu tôi mời tôi qua nhà chơi. Chị ấy hỏi: “Mẹ dường như đã biến thành một người khác sau khi gặp em. Mẹ không còn phàn nàn và cư xử với chị tốt hơn. Em đã nói gì với mẹ vậy?”
Tôi kể cho chị dâu nghe về việc mẹ và tôi cùng học thuộc Pháp và cuộc trò chuyện giữa chúng tôi. Tôi nói rằng mẹ muốn làm tiểu hòa thượng và muốn chị dâu tôi là đại hòa thượng. Chị ngay lập tức cũng muốn làm tiểu hòa thượng. Chị ấy vào bếp và tranh nhau làm việc nhà để trở thành tiểu hòa thượng. Mâu thuẫn của hai người đã được hóa giải.
Như Sư phụ đã giảng:
“… ai ngộ ra thì người ấy đắc được.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Là học viên, ai tu thì người ấy sẽ đắc, ai phó xuất thì người ấy đắc. Trên đây là hiểu biết trong tầng thứ hữu hạn của tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/11/小和尚和大和尚-411624.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/3/187663.html
Đăng ngày 26-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.