Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Mỹ quốc

[MINH HUỆ 14-09-2020] Gần đây, tôi đã trải qua cơn sốt nhẹ vào hai kỳ nghỉ kèm theo tức ngực, chóng mặt và đau đầu. Đau lưng trở thành đau khắp người. Giấc ngủ của tôi bị ảnh hưởng và tôi ôm giữ suy nghĩ tiêu cực. Khi tôi học Pháp, cảm giác như có một bức tường ngăn cản tôi ngộ Pháp. Tôi phải giải quyết rất nhiều vấn đề khi ở nhà, ở nơi làm việc và tôi cũng gặp khó khăn về tài chính. Tôi lo lắng và bị phân tâm vì những điều này.

Một tối sau khi phát chính niệm xong, tôi đột nhiên nghĩ: “Thế nào là tu luyện?” Tâm tôi trở nên trống rỗng. Chồng tôi đi vào phòng và nhìn tôi với vẻ sững sờ. Anh ấy hỏi tôi đang nghĩ gì và tôi đã nói với anh ấy. Bởi vì đã quá muộn nên chúng tôi chỉ có thể trò chuyện trong giây lát. Sáng hôm sau, trong khi đang luyện công tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ:

“Chỉ một chút đề cao cảnh giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi. Đồng thời chư vị phải chịu khổ một chút, chịu tội một chút, [thì] nghiệp lực nơi thân chư vị được tiêu trừ một phần; qua đó chư vị có thể thăng hoa lên một chút; tức là, lực mà đặc tính vũ trụ khống chế chư vị không còn lớn [như trước]”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi băn khoăn rằng tại sao mình lại nhớ đến đoạn này. Tôi cần phải thay đổi suy nghĩ ư? Mặc dù tôi đã vượt qua được vài khổ nạn về nghiệp bệnh, nhưng tôi vẫn có suy nghĩ điều này là do tâm tính và nghiệp lực của bản thân gây ra. Tôi vẫn còn mơ hồ về tu luyện trong Chính Pháp và quan hệ giữa cựu thế lực và Chính Pháp. Nhưng những gì xảy ra tiếp theo đã cho tôi một thể ngộ mới.

Chồng tôi đi vào trong và nói: “Hôm qua em đã băn khoăn rằng thế nào là tu luyện? Anh nghĩ tu luyện là buông bỏ tự ngã”. Tôi nghĩ: Đúng vậy. Tôi biết chúng ta nên buông bỏ tự ngã. Nhưng nếu tôi không nhận ra nó thì loại bỏ bằng cách nào?

Tới lúc phải thay đổi

Ngày hôm sau, tôi nghe được chồng tôi đang nói chuyện với một người bạn. Anh ấy nói rằng nếu một người thường đặt bản thân lên cao và không chịu lắng nghe thì làm cách nào mà người đó có thể giao tiếp với những người khác? Tôi đã bị sốc. Mặc dù họ không nói về tôi nhưng tôi cảm nhận được đó chính là Sư phụ đang nói với tôi. Những gì xảy ra tiếp theo đã khiến tôi thay đổi.

Một ngày sau khi kết thúc lớp học trực tuyến, chồng tôi hỏi rằng: “Cậu bé (ám chỉ học sinh mà tôi đang dạy) có phải là người Đài Loan không?” Anh ấy chắc phải rất quan tâm vì cách anh nói rất ân cần. Tôi trả lời bâng quơ: “Đúng vậy! Nhưng cậu ấy nói không được rõ ràng”. Sau đó, tôi nhận ra rằng chồng tôi và tôi có những điểm rất khác biệt. Các quan niệm khác nhau dẫn đến hiệu quả khác nhau. Ngay sau đó, mẹ của học sinh này đã viết thư cho trường nói rằng sẽ tốt hơn nếu cách giảng dạy của tôi được điều chỉnh lại. Cho dù không biết yêu cầu của cô ấy có phù hợp hay không nhưng việc này xảy ra là không hề ngẫu nhiên. Vì vậy, tôi đã điều chỉnh việc giảng dạy bằng cách thêm một số tương tác và chủ đề ngoại khóa vào.

Sau đó, tôi suy xét lại nguồn gốc tư tưởng của tôi bắt đầu từ đâu. Tôi nhận ra rằng mình có tâm lo lắng và truy cầu kết quả. Tôi tật đố với những người khác và trong tiềm thức coi thường người khác khi họ không làm theo ý mình. Tôi thiếu tôn trọng và cũng không nghĩ cho người khác trước. Sau khi nhận ra điều này, tôi bắt đầu chú ý đến từng tư từng niệm của mình. Tôi cố gắng chính lại tư tưởng của mình và kiềm chế sự bực bội, khó chịu. Tôi cũng bắt đầu điều chỉnh lại hành xử của bản thân như khiêm tốn và thân thiện nhất có thể.

Khi hướng nội nhiều hơn, tôi tìm thấy sự giảo hoạt trong suy nghĩ của mình, chẳng hạn như tôi có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực, quan niệm cứng đầu khi bằng lòng với trạng thái hiện giờ và không muốn thay đổi và thói quen đánh giá mọi thứ bằng cảm tình. Đào sâu hơn nữa, tôi thấy rằng khi tôi không dùng Pháp để đo lường mọi thứ, những suy nghĩ của tôi hầu hết giống với trước lúc tôi tu luyện và phù hợp với cựu vũ trụ.

Sư phụ giảng:

“Do đó [những gì] đã không bị nổ chết trở thành ma can nhiễu đến [Pháp] lý của vũ trụ. Nhưng họ không có xấu tệ đến thế, họ chẳng qua chỉ chiểu theo đặc tính của vũ trụ chu kỳ trước mà hành xử; đó chính là cái mà người ta gọi là ‘thiên ma’. Nhưng đối với người thường họ không có sự uy hiếp gì cả, họ hoàn toàn không hại người, họ chỉ hành sự theo cái lý họ ôm giữ mà thôi.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

“Lão, Bệnh, Tử cũng là một loại ma, nhưng được sinh ra để duy hộ đặc tính vũ trụ”.(Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng những suy nghĩ được hình thành trong tôi cũng là một tầng không gian và tồn tại đồng thời tại cùng một chỗ. Nếu đặc tính của cựu vũ trụ còn sót lại không thay đổi, cơ thể chúng ta sẽ đi đến lão hóa và hủy diệt. Khi chịu khổ nạn, trong sự đau đớn của nghiệp lực, dưới áp lực trong suốt khổ nạn hay vướng trong tình, trong mâu thuẫn và trong tất cả hoàn cảnh nơi xã hội người thường – suy nghĩ người thường đến từ đâu?

Một vài người có thể nhận ra nơi mà tư tưởng của họ bắt nguồn trong môi trường phức tạp và trong những cảm giác phức tạp này. Thật khó để tìm thấy chân ngã của họ và bản tính tiên thiên giữa những cảm tình và nhận thức người thường được hình thành trong cựu vũ trụ. Đây có thể là lý do khiến họ trôi theo dòng.

Đại Pháp có thể phá vỡ hết thảy những giả tướng. Nếu tư tưởng của người tu luyện không dựa trên Pháp và không có chính niệm, chấp trước và quan niệm người thường có thể chiêu mời những thứ bất hảo vào bản thân. Những nhân tố này sẽ khiến chúng ta xa rời Pháp. Nhân tố bất hảo càng nhiều thì càng khó tìm thấy chân ngã của bản thân và chúng ta càng rời xa Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Những quan niệm và những thứ bất hảo được dưỡng thành khi người ta ở trong cuộc sống hiện thực là rất khó có thể lập tức làm cho kiền tịnh; những thứ có tính thói quen cần phải bỏ thói quen đó đi. Phương thức tư duy đã là như thế rồi, vậy từ trên tư duy phương thức ấy mà uốn nắn nó cho chính, thì mới có thể không xuất vấn đề. Chư vị nói ‘tôi không phải đã thanh lý kiền tịnh rồi sao?’ Đúng, phát chính niệm, trường ấy đều sáng lên, nhưng mà, hễ đứng lên thì trong đầu lại chính là tư duy người thường, nghĩ vấn đề và làm các việc thì lại quay về như cũ; thì nó lại sản sinh. Thậm chí khi phát chính niệm thì niệm đầu tư tưởng của chư vị còn chưa có thể ổn định lại; một bên phát chính niệm thanh lý tiêu diệt những thứ bất hảo, còn một bên đang sinh chúng ra. ‘Tu’, chính là tu chính mình; thực ra, chính là chuyện như vậy”. (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên 2009)

Quay trở lại con đường tu luyện

Sự tình xuất hiện tiếp đó khiến tôi nhận ra rằng không dễ để nhận ra nó. Tôi đã nhận ra nội hàm thâm sâu hơn của Pháp để thoát ra khỏi nó. Để có thể nhận ra điều này, đầu tiên chúng ta cần phải thay đổi quan niệm người thường.

Một ngày khi tôi nói chuyện với chồng, chúng tôi quay lại chủ đề thế nào là tu luyện? Tôi nói rằng tu luyện là quá trình loại bỏ chấp trước. Anh ấy nói rằng tu luyện là đạt được viên mãn. Khi tôi nghe thấy điều này, tôi thầm nói với Sư phụ từ trong tâm rằng :“Tôi muốn đạt tới viên mãn”. Sau đó, tôi nhận ra rằng đây không phải là ngẫu nhiên bởi vì trước đó tôi không bao giờ nghĩ nhiều về việc đạt được viên mãn. Tôi cảm nhận được rằng đó là khoảng thời gian dành cho tôi để tôi thay đổi và đề cao tâm tính của mình.

Sư phụ giảng:

“Trong nghiên cứu khoa học [thân] thể người, hiện nay các nhà khoa học đều nhận định rằng tư duy xuất phát từ đại não chính là vật chất. Như vậy nó là một thứ tồn tại vật chất, nhưng chẳng phải nó [cũng] là thứ ở trong tinh thần con người hay sao? Chẳng phải là nhất tính là gì?” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Chúng không cho phép chư vị thăng hoa lên; chư vị muốn đề cao, nhưng đâu có đề cao được, chúng không cho phép chư vị nâng cao lên. Vì sao không cho phép chư vị lên cao? Bởi vì tâm tính của chư vị chưa đề cao lên. Mỗi một tầng đều có tiêu chuẩn khác nhau; muốn đề cao tầng, chư vị nhất định phải vứt bỏ những tư tưởng không tốt và đổ đi những thứ dơ bẩn, [và] đồng hoá với yêu cầu tiêu chuẩn của tầng ấy; có như vậy chư vị mới có thể lên đó. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự hỏi rằng tôi đã ngộ ra và tín tâm bao nhiêu trong những năm qua. Tôi nhận ra rằng tôi để cảm xúc của mình dẫn dắt trong cái gọi là hiện thực này. Khi tôi ở giữa mọi người hàng ngày, tôi đặt Pháp qua một bên. Viên mãn có vẻ như quá xa vời. Tôi bắt đầu nghĩ về việc bước đi như thế nào trên con đường tiến đến viên mãn và làm thế nào để đạt được tầng thứ cao mà các học viên cần phải đạt được. Tất nhiên, mỗi học viên sẽ có những thể ngộ khác nhau khi học Pháp.

Giờ đây, tôi hiểu rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa sự khổ nạn lớn đến đâu và sức chịu đựng của một học viên và liệu rằng anh hay cô ấy có thể phá vỡ an bài của cựu thế lực và phủ định bức hại hay không? Vấn đề mấu chốt là có một số học viên đặt nhầm mối quan hệ giữa họ và những sinh mệnh của cựu vũ trụ. Thực ra chỉ có mối quan hệ giữa học viên và người được cứu độ, mà không thừa nhận mối quan hệ giữa bức hại và bị bức hại. Nếu chúng ta hiểu không đúng mối quan hệ này, chúng ta có thể đặt mình vào phía bị bức hại. Nếu các học viên không thể kiểm soát tư tưởng của bản thân và loại bỏ quan niệm người thường trong một khoảng thời gian dài, nó có thể chiêu mời những nhân tố bất hảo tách rời chúng ta ra khỏi Đại Pháp và chúng ta sẽ chiểu theo an bài của cựu thế lực. Khổ nạn thường xảy đến khi chúng ta không tinh tấn và không đạt tiêu chuẩn ở tầng thứ cao.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính”. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi nhận ra điều này, cả môi trường và trạng thái thân thể của tôi đều cải biến và những vấn đề vướng mắc đột nhiên được giải khai. Lưng tôi không còn đau, các hiện tượng như sốt nhẹ và các hiện tượng khác đều biến mất và tôi có thể chú tâm vào việc học Pháp. Trước khi viết bài chia sẻ này vào buổi sáng, tôi đã ngồi đả tọa. Một thân thể to lớn đột nhiên xuất hiện trước tôi đang ngồi thế liên hoa. Cảm giác thần thánh mỹ diệu vẫn lưu lại khi tôi viết bài.

Sau đó, tôi đã nhìn thấy một không gian tuyệt đẹp. Nhìn từ dưới lên cao, sự bình hòa và tĩnh tại với tiếng chim hót và hoa nở, ánh sáng dịu nhẹ xuyên qua những cành lá tươi mát chiếu sáng cỏ xanh. Có vẻ như tôi đã ở không gian khác nhưng tôi biết mình đang đả tọa. Tôi cảm thấy an hòa và tĩnh tại. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời!

Khi học Pháp, tôi đạt được trạng thái mà bản thân chưa từng trải nghiệm. Có một luồng ánh sáng sau khi tôi mở sách. Khi tôi đọc dòng nào, ánh sáng liền di chuyển đến dòng đó. Và trong quá trình đọc, Pháp thấm vào tâm tôi và các nguyên lý của Pháp tiếp tục triển hiện..

Không từ ngữ nào có thể diễn tả được lòng cảm ân của tôi đối với Sư phụ khi tôi viết bài này! Cảm tạ ân đức cứu độ của Sư phụ! Tôi chỉ nhận ra được một chút về điều này và triển hiện của Đại Pháp đã cho phép tôi lĩnh hội được cảnh giới tuyệt diệu này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/14/411776.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/4/187668.html

Đăng ngày 24-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share