Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 26-10-2020] Tôi nhớ lại có lần tôi hỏi mẹ rằng: “Con người sống trên đời sớm muộn gì cũng phải chết, vậy chúng ta sống để làm gì?” Điều này giống như việc không sợ cái chết vậy.

Sinh và tử đối với tôi mà nói dường như đã buông bỏ rồi, sau vài lần bị bức hại hôn mê bất tỉnh chết đi sống lại, tôi đều không có cảm giác gì, cũng không sợ chết. Tôi cũng thường tự hỏi bản thân, đến cái chết tôi còn chẳng sợ, vậy tôi còn chấp trước vào điều gì?

Có một lần tôi bị tà ác bắt cóc, cảnh sát trùm mũ đen lên đầu và đưa tôi đến một sơn trang để bức hại. Anh ta nói: “Ông mà không nói, tôi sẽ đánh chết ông, rồi đem chôn trên núi này thì không một ai biết.” Tôi đáp: “Vậy tôi lựa chọn cái chết.”

Còn có lần sau khi bị tra tấn, tôi nghĩ: “Việc này lại xảy ra nữa thì tôi sẽ chết thế nào.” Tôi nhận ra, đây là cái tâm sợ phải chịu đựng chứ không sợ chết. Có lúc chết rồi lại sống lại, tôi thật sự cảm thấy sống chết không phải là điều gì to tát cả.

Hôm nay, nhận ra được đằng sau tâm không sợ chết của bản thân, tôi vẫn còn ẩn giấu tâm trốn tránh của con người, không muốn đối diện, muốn chọn cho mình một con đường đi tốt dễ đi. Quan niệm này khiến cho con người ta cảm thấy không sợ sống chết, thậm chí còn buông bỏ cái niệm sống chết. Tuy nhiên, điều này không phải là chân chính dựa trên Pháp lý mà nhận thức, không phải là sự thăng hoa của cảnh giới sinh mệnh, mà là sự che đậy. Dùng cái nhục thân của con người để bảo vệ cho giả ngã, dùng cái nhục thân này để che giấu tâm chấp trước ẩn giấu đằng sau, quan niệm chân chính ngược lại phải là cần phải tiếp tục sống tiếp. Chúng ta không nên có chủng loại quan niệm này. Sinh mệnh của chúng ta là thuần tịnh, thản đãng và vô vi.

Trên đây là một chút nhận thức tạm thời của tôi, có điểm nào không phù hợp với Pháp mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/26/也谈生死-414195.html

Đăng ngày 29-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share