[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

[MINH HUỆ 12-07-2010] Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị phơi bày hoàn toàn, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Những nhà lãnh đạo kia của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới đoạn kết này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và tường thuật lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý độc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công qua. 

***********

Với những người đã quen thuộc với hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, thì có thể là một điều ngạc nhiên khi biết rằng trong nhiều thập niên gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ký hoặc thông qua đa số trong tất cả các hiệp ước nhân quyền quốc tế. Thực ra, chế độ đã từng tự hào trích dẫn việc trở thành “thành viên của 21 hiệp ước quốc tế về nhân quyền” trên trang web của mình về việc đảm nhận nhiệm vụ thường trực với Liên Hợp Quốc ở Geneva.

Dù đối diện với những giao ước pháp lý đó, chiến dịch chống Pháp Luân Công đã làm dấy lên nhiều câu hỏi nghiêm trọng về việc liệu ĐCSTQ có tuân theo những hiệp ước này với thiện ý, hay là ĐCSTQ làm như vậy để đánh lạc hướng sự chỉ trích của quốc tế, mà mục đích chỉ là đem đến sự thay đổi tích cực.

Trong số những văn kiện chính mà ĐCSTQ đã thông qua, có Hiệp định về Diệt chủng năm 1948, Hiệp ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 1966 (ICESCR), Hiệp ước Chống Tra tấn năm 1984, và Hiệp định về Quyền Trẻ em năm 1989. Để phê chuẩn những hiệp ước này, ĐCSTQ đã tự nguyện thực hiện việc bảo vệ các quyền được ghi trong đó.

Tuy vậy, từ năm 1999, chế độ đã vi phạm có hệ thống một loạt các điều khoản quốc tế trong nỗ lực nhằm “diệt tận gốc” Pháp Luân Công. Điều đó bao gồm việc vi phạm các quyền điển hình như tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, và quyền không bị tra tấn.

Nhưng cuộc bức hại đã mở rộng từng ngày đến nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, những lĩnh vực mà ĐCSTQ thường viện dẫn như phạm vi thực hiện chủ yếu và hợp pháp của họ. Đó là việc các học viên bị nghỉ việc, bị đuổi khỏi trường, và từ chối quyền được tập một môn tập luyện được biết như để nâng cao thể chất, quyền được làm việc, được giáo dục, và đối với sức khỏe cũng bị vi phạm.

Bên cạnh việc phê chuẩn, ĐCSTQ còn ký nhiều văn kiện về nhân quyền khác, đáng chú ý là Hiệp ước Quốc tế về Quyền Công dân và Chính trị (ICCPR) vào năm 1998. Theo luật pháp quốc tế, ký vào một hiệp ước không đòi hỏi phải cam kết thi hành mọi điều khoản của hiệp ước đó, nhưng nó buộc quốc gia ký kết không được có hành động xâm phạm đối tượng và mục đích của hiệp ước.

Bất chấp việc cam kết và tuyên bố của ĐCSTQ là sẽ sửa đổi hệ thống luật pháp hướng đến sự phê chuẩn hiệp ước, các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị từ chối một cách có hệ thống các quyền được liệt kê trong ICCPR. Nó bao gồm tự do tín ngưỡng (Điều 18), quyền được sống (Điều 6), và các quyền về tố tụng (các Điều 9, 14, 15 và 16), đó mới chỉ là một số ít các điều khoản.

Ngoài việc hứa hẹn bảo vệ các quyền được nêu ở trên, ĐCSTQ còn cam kết với quốc tế về điều tra những vi phạm và trừng phạt những người chịu trách nhiệm. Yêu cầu đó là một tính chất đặc biệt của Hiệp định về Diệt chủng và Hiệp ước Chống Tra tấn.

Nhưng trong khi bộ luật hình sự Trung Quốc không cho phép khởi tố những tội ác như vậy, thì có một điều rõ ràng trong cuộc chiến chống Pháp Luân Công, đó là một môi trường hoàn toàn không bị trừng phạt. Những viên chức có hiệu quả nhất trong việc “chuyển hóa” các học viên thông qua tra tấn không chỉ được miễn trừng phạt, mà đôi khi còn được thăng chức, và thậm chí còn được tặng thưởng tại các nghi thức do nhà nước tài trợ. La Cán, một trong những kiến trúc sư chính của chiến dịch, là một ví dụ khi được thăng chức vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Bản danh sách hoàn chỉnh về các hiệp ước quốc tế mà ĐCSTQ đã thừa nhận và cách mà chúng bị vi phạm trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công có tại đây.

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/488/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118523.html
Đăng ngày 11-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share