Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-08-2020] Kiến Minh (hóa danh), ngoài 50 tuổi, là Cục phó của một Cục cảnh sát ở Trung Quốc. Công việc chủ yếu của ông là duy trì cái gọi là “ổn định xã hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công cách đây 21 năm, ông cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác mà phải tham gia vào cuộc bức hại này. Ngay từ đầu, Kiến Minh đã không biết nhiều về Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Mỗi khi có lệnh của cấp trên chỉ đạo giám sát hoặc bắt giữ các học viên, ông đều dẫn đầu trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Biết đến chân tướng

Các học viên Pháp Luân Công ở địa phương nhiều lần giảng chân tướng cho ông về những lợi ích của môn tập và phơi bày những dối trá mà ĐCSTQ đã tuyên truyền, nhưng ông từ chối lắng nghe. Sau đó, họ đã báo cáo những việc làm sai trái của ông lên trang web Minh Huệ. Các học viên ở hải ngoại đã gọi điện thoại từ nước ngoài để thuyết phục ông không tham gia vào cuộc bức hại bất công này nữa, và những cuộc điện thoại ấy đã có tác dụng chấn nhiếp nhất định đối với ông.

Một lần, tại đám cưới của một người họ hàng, Kiến Minh đã gặp một phụ nữ lớn tuổi tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã chân thành khuyên ông dừng việc ngược đãi các học viên lại, bởi vì họ đều là những người tốt. Bà nói với ông rằng Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện của Phật gia, và bức hại những người tu Phật sẽ phải gánh chịu hậu quả. Bà cũng khuyên ông thoái xuất khỏi ĐCSTQ, nhưng ông nói rằng ông không thể vì ông sợ mình sẽ bị mất việc.

Mặc dù không thoái xuất khỏi ĐCSTQ nhưng Kiến Minh đã hiểu rõ hơn về Pháp Luân Công sau khi nói chuyện với người học viên này. Trong nhiều năm, ông đã tiếp xúc với nhiều học viên và thấy họ đều là những người lương thiện. Một lần, ông dẫn một vài cảnh sát đi bắt một học viên Pháp Luân Công. Người học viên đó không có nhà, vì vậy cô con gái tầm mười mấy tuổi của cô đã chạy ra ngoài để báo cho mẹ biết rằng cảnh sát đang ở nhà để bắt mẹ. Kiến Minh đã không ngăn cản cô bé đi báo tin cho mẹ, và cuối cùng, người học viên đã tránh được vụ bắt cóc này. Sau đó, Kiến Minh không còn chủ động bức hại các học viên nữa và chỉ hãn hữu tuân theo mệnh lệnh của cấp trên.

Năm 2018, ông tham dự một phiên tòa xét xử một học viên Pháp Luân Công ở địa phương. Sau khi nghe luật sư biện hộ vô tội cho người học viên, cuối cùng ông mới hiểu: tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc thực sự không trái pháp luật. Ông nhận ra rằng việc ông tham gia vào cuộc đàn áp môn tu luyện này trong suốt những năm qua thực ra mới là vi phạm pháp luật. Ông cảm thấy vô cùng chấn động về điều này. Tuy nhiên, trong tâm ông vẫn còn một suy nghĩ: ĐCSTQ là một đảng độc tài. Ông tự hỏi, mình trái pháp luật thì sao chứ? Các học viên Pháp Luân Công không phạm pháp thì sao chứ? Bất luận thế nào thì tòa án vẫn kết án họ ngồi tù.

Một tiếng gọi đánh thức đầy uy nghiêm

Sau đó, Kiến Minh bị đổ bệnh. Kết quả kiểm tra y tế cho thấy cơ thể ông xuất hiện tế bào ung thư. Mặc dù đây chưa phải là giai đoạn đe dọa đến tính mạng, nhưng nó cũng là một đòn giáng mạnh đối với ông.

Khá nhiều người quen của ông đã qua đời trong những năm gần đây, bao gồm đồng nghiệp ở cục cảnh sát, đồn trưởng đồn cảnh sát và các nhân viên cảnh sát bình thường. “Tại sao tất cả những người này lại chết trẻ như vậy?”, ông tự hỏi.

Dần dần, Kiến Minh đã bị tâm sợ hãi bao trùm. Ông nhớ lại những gì mà các học viên Pháp Luân Công nói với ông: “Người không trị thì trời trị.”

Ông không dám cho người khác biết ông bị bệnh bởi vì ông sợ họ sẽ nói rằng đó là quả báo cho những gì ông đã làm. Ông vẫn đi làm như thường lệ. Trong khoảng thời gian này, ông gặp vợ của một người bạn. Bà cũng là một học viên Pháp Luân Công, và bà đã nói chuyện với ông về việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Lần này, ông đã đồng ý thoái.

Sử dụng quyền hạn của mình để giúp các học viên

Một hôm, cảnh sát thuộc Đội An ninh Nội địa đã bắt cóc một phụ nữ lớn tuổi vì đã dán thông tin chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp ở nơi công cộng. Kiến Minh tình cờ gặp họ khi người phụ nữ đang bị đưa đến một trại tạm giam. Ông nhận ra bà chính là người học viên đã khuyên ông làm tam thoái tại đám cưới của người họ hàng. Ông nói với đội trưởng Đội An ninh Nội địa: “Chỉ cần hoàn thành các thủ tục là được rồi.” Người đội trưởng hiểu ý của ông, rằng cục phó không muốn bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Thực ra, trong suốt nhiều năm qua, các cảnh sát thuộc Đội An ninh Nội địa đã ít nhiều minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công và không muốn tiếp tục tham gia vào cuộc bức hại nữa. Tuy nhiên, họ phải chịu áp lực tuân theo mệnh lệnh của cấp trên. Nhưng hiện tại, cục trưởng đã lên tiếng, nên cũng vừa vặn nước đẩy là thuyền trôi. Vì vậy, cảnh sát đã gọi con trai của người học viên đến để đón bà về sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục giấy tờ.

Cuối năm 2019, khi Kiến Minh đang ở ngoài làm một số việc vặt thì cấp dưới của ông gọi điện cho ông. Họ nói với ông rằng họ vừa nhận được lệnh quấy rối các học viên Pháp Luân Công. Một người trong số họ nói: “Nếu các học viên từ chối ký vào văn bản, chúng tôi có nên giam giữ họ không?” Ông đáp lại: “Các anh có thấy vui khi làm những việc này không? Vào thời nào rồi mà các anh còn thi hành những mệnh lệnh này một cách nghiêm túc như vậy?” Cấp dưới của ông hiểu ý của ông, vì vậy họ đã đến nhà của các học viên và sau đó quay về mà thậm chí không gõ cửa.

Hiện tại, Kiến Minh hiếm khi đến văn phòng làm việc, ngoại trừ việc đi dự các cuộc họp. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán càng khiến ông thêm tin tưởng rằng những gì các học viên Pháp Luân Đại Pháp nói với ông đều là sự thật.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/4/410002.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/7/186230.html

Đăng ngày 18-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share