Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Washington, DC

[MINH HUỆ 16-05-2020] Ngày 13 tháng 5 vừa qua, theo đề xuất của Nghị sỹ Brian Fitzpatrick, hai lá cờ Hoa Kỳ đã bay trên nóc Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ để vinh danh Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Ngày 13 tháng 5 năm nay kỷ niệm 21 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và 28 năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng, cũng là ngày sinh nhật của Sư phụ Lý.

Nghị sỹ Brian Fitzpatrick cũng đã ban hành bằng khen đặc biệt để vinh danh Đại sư Lý và tôn vinh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

0bc7d58aa7fce34dee457fdf22b41e66.jpg

e60aaa3008cd347b8603a68d0966b0a0.jpg

Quốc kỳ Mỹ giương cao trước Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ theo đề xuất của Nghị sỹ Brian Fitzpatrick để nhân dịp trao bằng khen đặc biệt cho Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, vào ngày 13 tháng 5.

Nghị sỹ Brian Fitzpatrick, một Nghị sỹ Quốc hội từ khu vực bầu cử số 1 của Pennsylvania, đã cho giương hai quốc kỳ trước Tòa nhà Quốc hội vào ngày 13 tháng 5 để vinh danh Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Greater Philadelphia.

772e8d07df504289b489948b2219064b.jpg

Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Brian Fitzpatrick

2e4e6ee6798fd6f266de0d9a7dd1ae3b.jpg

Bằng khen đặc biệt dành tặng Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

31616ac5771f3daab775fd70632d44fc.jpg

Bằng khen đặc biệt ghi dấu Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

Bằng công nhận có đoạn nêu: “Nghị sỹ Brian Fitzpatrick đã đề xuất thực hiện lễ thượng cờ trước Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 5 năm 2020.”

“Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra thế giới và truyền giảng nguyên lý cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Di sản của Ngài sẽ tiếp tục thắp sáng và truyền lại sự tự tin cho các thế hệ lãnh đạo của chúng ta trên khắp thế giới.”

Một bằng khen đặc biệt khác trao cho Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Philadelphia có đoạn nêu: “Giấy chứng nhận này xác nhận lá quốc kỳ gửi kèm đã tung bay trên nóc Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ theo đề xuất của Nghị sỹ Quốc hội Brian Fitzpatrick vào ngày 13 tháng 5 năm 2020.“

“Nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và kỷ niệm 28 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền.”

b42a883eab6500024ad185f3e67a2d10.jpg

Hai lá cờ đã tung bay trên nóc Tòa nhà Quốc hội và bằng công nhận đặc biệt do Văn phòng của Nghị sỹ Brian Fitzpatrick gửi tặng Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Greater Philadelphia

Bối cảnh

Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992. Không lâu sau, đã có gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc thực hành môn tu luyện này sau khi trải nghiệm những cải thiện về sức khỏe và tâm tính. Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng rộng của môn tu luyện là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ nên đã ban hành lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang web Minh Huệ (Minghui.org) đã xác nhận cái chết của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trong cuộc bức hại suốt 20 năm qua; con số thực tế được cho còn cao hơn nhiều. Nhiều học viên đã bị cầm tù và tra tấn chỉ vì đức tin của mình.

Có bằng chứng cụ thể rằng ĐCSTQ đã thực hiện nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những người bị sát hại làm nguồn cung cho ngành ghép tạng.

Theo chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật với quyền lực trên cả cảnh sát và hệ thống tư pháp, và chức năng duy nhất của nó là thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Dù vậy, các học viên Pháp Luân Công vẫn không ngừng nâng cao nhận thức về cuộc bức hại và hồng truyền vẻ đẹp của môn tu luyện này trên khắp thế giới.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/16/406401.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/17/185056.html

Đăng ngày 20-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share