[MINH HUỆ 14-04-2010] Tin tức NWC đã xuất bản một bài viết của ông David Kilgour, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Canada cho Châu Á Thái Bình Dương. Ông đã giới thiệu cuốn sách mà ông là đồng tác giả với luật sư nhân quyền ông David Matas “Sự thu hoạch đẫm máu” mà xác minh nhiều cáo buộc rằng hàng ngàn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị giết để lấy nội tạng của họ, mà được bán với lợi nhuận khổng lồ bất hợp pháp trong ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng.

Kết luận chính của cuốn sách “là rằng đã có và còn tiếp tục có hiện nay việc chiếm đoạt tạng trên quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công trái ý của họ. Chúng tôi đã kết luận rằng, chính phủ Trung Quốc và các cơ quan chính quyền tại nhiều vùng của nước này, đặc biệt là các bệnh viện cũng như các trại giam và ‘các tòa án nhân dân’, kể từ năm 1999 đã giết chết một số lượng lớn, nhưng chưa rõ là bao nhiêu, các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công.

Những tạng quan trọng sống còn của họ, bao gồm thận, gan, giác mạc và tim, đã bị cưỡng bức chiếm đoạt, để đem bán với giá cao, đôi khi cho những người nước ngoài, những người thường phải đối mặt với sự chờ đợi rất lâu để có được sự hiến tặng tự nguyện các loại tạng đó tại đất nước của họ.”

Từ 52 loại chứng cứ mà chúng tôi đã kiểm tra, những gì chúng tôi phát hiện ra không phải đến từ chỉ một loại chứng cứ, mà từ kết quả tích lũy [từ nhiều chứng cứ]. Bản thân mỗi chứng cứ đều có thể được xác minh và hầu hết các chứng cứ đó là không thể chối cãi được. Kết hợp lại, chúng tạo thành một bức tranh tổng thể của tội ác.

Liệu những nỗ lực của nhiều người tại Trung Quốc và trên toàn thế giới, bao gồm cả bản báo cáo độc lập của chúng tôi, nhằm chặn đứng [loại] tội ác mới chống lại loài người này, đã tạo ra sự khác biệt nào hay chưa? Cuốn sách này chỉ ra các diễn biến khác nhau ở bên trong và ngoài Trung Quốc, bao gồm:

– Kể từ 26 tháng 6 năm 2007, các bệnh nhân Trung Quốc được ưu tiên hơn những người nước ngoài trong việc cấy ghép tạng.

– Các trang Web tại Trung Quốc mà đã từng quảng cáo giá cả của việc cấy ghép tạng và thời gian chờ đợi ngắn, đã biến mất. Chúng tôi đã lưu trữ các trang này, nhưng các trang này không còn nhìn thấy được từ nguồn của chúng.

– Chính phủ Trung Quốc hiện nay đã công nhận rằng việc lấy tạng từ các tù nhân như thế này là sai trái. Thứ trưởng Bộ Y tế [Trung Quốc] Huang Jeifu, vào lúc thông báo một dự án thử nghiệm người hiến tạng vào tháng 8 năm 2009, đã tuyên bố rằng các tù nhân bị xử tử “nhất định không phải là một nguồn để cấy ghép tạng đúng đắn.”

Kể từ khi chúng tôi bắt đầu công việc của mình, đã có những sáng kiến quan trọng ở bên ngoài Trung Quốc:

– Đài Loan đã cấm việc đến thăm của các bác sĩ Trung Quốc môi giới việc cấy ghép tạng.

– Các bệnh viện cấy ghép lớn ở Queensland, Australia đã cấm việc đào tạo cho các phẫu thuật viên Trung Quốc.

– Israel đã thông qua một đạo luật cấm việc mua bán và môi giới tạng. Nước này cũng đã chấm dứt việc tài trợ thông qua hệ thống bảo hiểm y tế cho việc cấy ghép tạng cho các công dân của mình tại Trung Quốc.

– Một thượng nghị sĩ Bỉ là Patrik Vankrunkelsven và một nghị sĩ Canada là Borys Wrzesnewskyj, mỗi người đều đưa ra nghị viện [dự thảo] luật có hiệu lực xuyên quốc gia của nước mình cấm việc du lịch ghép tạng. Dự thảo luật này, khi được ban hành, sẽ phạt bất cứ bệnh nhân cấy ghép nào nhận tạng mà không có sự đồng ý của người cho trong trường hợp bệnh nhân đã biết hoặc phải biết về sự đồng ý này.

– Hiệp hội Y tế Thế giới đã ký một thỏa thuận với Hiệp hội Y tế Trung Quốc rằng tạng của các tù nhân và các cá nhân khác đang bị giam giữ phải không được sử dụng cho việc cấy ghép ngoại trừ trường hợp các thành viên trực tiếp của gia đình họ.

– Hội cấy ghép [tạng] phản đối việc cấy ghép tạng từ các tù nhân và các trình bày nghiên cứu liên quan đến các dữ liệu về bệnh nhân hay các mẫu từ những người nhận tạng hay mô từ các tù nhân.

Những thay đổi này vẫn chưa đủ để giải quyết sự lạm dụng mà chúng tôi đã nêu trong báo cáo. Trái lại, vấn đề lại trở nên tồi tệ hơn cho các học viên Pháp Luân Công, chứ không tốt lên. Kể từ khi chúng tôi bắt đầu công việc của mình, số lượng những tù nhân bị kết án tử hình và sau đó bị thi hành án đã giảm đáng kể, nhưng số lượng các ca ghép tạng, ban đầu giảm xuống chỉ một ít, và sau đó lại quay trở lại mức như trước đó. Bởi vì nguồn tạng để cấy ghép chủ yếu duy nhất khác tại Trung Quốc, ngoài các học viên Pháp Luân Công, là các tử tù, nên việc giảm từ nguồn các tử tù đồng nghĩa với việc tăng từ nguồn các học viên Pháp Luân Công. Mặc dù các vi phạm đối với các học viên Pháp Luân Công đã trở nên gay gắt hơn kể từ khi công việc của chúng tôi bắt đầu, sự chuyển biến lớn trong chính sách và trên thực tiễn cả ở trong và ngoài Trung Quốc đã khích lệ chúng tôi. Mong muốn thay đổi là có tồn tại. Tất cả chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy những thay đổi cho đến khi sự lạm dụng kết thúc.

Xuất khẩu nhờ lao động cưỡng bức

Vấn đề cuối cùng mà tôi sẽ đề cập đến vì lý do thời gian là cưỡng bức lao động đối với [các học viên] Pháp Luân Công và những người khác trên khắp Trung Quốc và quan hệ mật thiết đến việc làm ngành công nghiệp chế tạo tại Quebec, phần còn lại của Canada và các nơi khác. Mạng lưới các trại lao động tại Trung Quốc ngày nay đã tồn tại từ những năm 50, khi Mao Trạch Đông xây dựng mô hình của chúng theo sát những cái đã được tạo ra ở nước Nga thời Stalin và Đức Quốc xã của Hitler. Tại Trung Quốc thậm chí hiện nay, chỉ cần chữ kí của một cảnh sát là có thể tống một người vào trại lao động tối đa là 4 năm. Không có việc xét xử cũng như kháng án trong truyền thống độc tài toàn trị hoàn hảo nhất.

Trong quá trình nghiên cứu bản báo cáo của chúng tôi về những cáo buộc rằng các học viên Pháp Luân Công đang bị giết hại để lấy nội tạng tại Trung Quốc, David Matas và tôi đã đi thăm khoảng hơn một chục nước để phỏng vấn các học viên mà đã từng bị đưa vào các trại cưỡng bức lao động, nhưng sau đó đã cố gắng thoát ra khỏi các trại đó và cả nước đó.

Họ đã kể cho chúng tôi về phải làm việc trong những điều kiện đáng kinh hoàng cho đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày mà không được trả lương, chỉ được một chút đồ ăn, ngủ chen chúc cùng nhau trên sàn nhà và bị tra tấn. Công việc của họ bao gồm làm hàng xuất khẩu, từ quần áo cho đến đũa ăn cho đến đồ trang trí giáng sinh, mà không nghi ngờ gì là làm các nhà cung cấp phụ vô danh cho các công ty xuất khẩu.

Một ước tính cho con số các cái gọi là trại “cải tạo lao động” này trên khắp Trung Quốc là 340 trại vào năm 2005, với khả năng chứa khoảng 300.000 người làm. Các ước tính khác về số lượng những người trong các trại còn cao hơn nhiều. Vào năm 2007, một báo cáo của chính phủ Mỹ ước tính rằng ít nhất một nửa số người trong các trại lao động là [các học viên] Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/14/221550.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/16/116138.html

Đăng ngày 23-04-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share