Bài viết của một học viên tại Châu Phi
[MINH HUỆ 19-02-2020] Tôi là một học viên ở Châu Phi, tôi sống ở nông thôn. Tôi đã tu luyện nhiều năm. Trong những năm đó, tôi luôn nhận thấy mối liên hệ đặc biệt giữa tu luyện và thực vật.
Mỗi khi tôi ngộ ra điều gì mới ứng với cả hai phạm trù này, tôi thấy như thể khái niệm về thực vật là phép ẩn dụ lớn cho tu luyện. Bản thân từ “cultivation” (tu luyện/ canh tác/ trồng trọt) cùng được dùng cho cả hai khái niệm. Tu luyện bản thân cũng giống như canh tác đất đai hay trồng cây — đều ngụ ý rằng, cái gì được chăm sóc thì sẽ tăng trưởng và phát triển dần lên. Đó là sự nỗ lực không ngừng. Nếu cái cây không được chăm sóc nữa, nó sẽ chết, cũng giống như một người buông lơi, từ bỏ tu luyện, người đó sẽ trở lại làm người thường, rồi sẽ phải chịu lão-bệnh-tử, và không còn cơ hội giác ngộ nữa.
Trong Chuyển Pháp Luân và các bài giảng Pháp khác, Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người tu luyện phải có thể bước tiếp, “tinh tấn” tu luyện, bởi không phải lúc nào cũng dễ “tinh tấn” tu cho đến bước cuối cùng. “Tinh tấn” mang nội hàm rất thâm sâu.
Trong giới tu luyện, có thuật ngữ “tam hoa tụ đỉnh”, một trạng thái ở tầng khá cao mà một học viên đạt tới ở một thời điểm nhất định trong tu luyện. Trong phạm trù thực vật, nở hoa cũng là một giai đoạn tương đối phát triển – chỉ khi cây được chăm bón tốt thì mới ra hoa được. Hoa nở rồi cho quả. Trong phạm trù tu luyện, chúng ta cũng có khái niệm “quả vị.” Nó đại biểu cho điều cuối cùng mà một người đạt được thông qua tu luyện, cũng giống như cho quả là giai đoạn cao nhất trong quá trình tiến hóa của cây.
Sư phụ còn sử dụng nhiều thuật ngữ và khái niệm khác liên quan đến thế giới thực vật để nói về tu luyện.
Sư phụ cũng sử dụng từ “chủng tử” (hạt giống) và từ “được gieo” để nói về các khí cơ được gắn vào thân thể của chúng ta để chúng ta có thể tu luyện.
“Chúng ta ở đây cần đặt Pháp Luân, khí cơ; hết thảy các cơ chế tu luyện v.v. rất nhiều, hơn vạn thứ, tất cả thứ ấy đều cấp cho chư vị, như các chủng tử [được] gieo vào cho chư vị.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Khi giảng về quá trình tu luyện thân thể người, Sư phụ so sánh với vòng tuổi của cây. Mỗi vòng tuổi của cây đại biểu cho một tầng, khi cây già thêm một tuổi, lại sinh ra thêm một lớp nữa, và loại bỏ được một vòng của cây cũng giống loại bỏ được một lớp nữa trong quá trình tu luyện của chúng ta.
“Tựa như vòng tuổi của cây, mỗi tầng đều có nghiệp bệnh, như vậy cần phải thanh lý thân thể cho chư vị từ trung tâm nhất,” (Nghiệp bệnh,Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi tôi đọc về học thuyết “tam thiên thế giới” trong một hạt cát ở Bài giảng thứ tám của Chuyển Pháp Luân, tôi luôn nghĩ đến thế giới thực vật. Khi thấy một cái cây khổng lồ có thể phát triển từ một hạt giống nhỏ như vậy, tôi hiểu ra một thế giới có thể dung nạp và chứa trong nó nhiều thế giới khác nữa. Chúng ta xem một cây có thể sinh ra bao nhiêu hạt. Mà mỗi hạt của nó cũng là cả một thế giới. Tất cả vô số những thế giới này tồn tại trong một thế giới lớn hơn, tức là cái cây kia! Mỗi hạt có thể sinh thành một cây, và cái cây này lại có rất nhiều hạt, mỗi hạt lại có thể sinh thành một cái cây có rất nhiều hạt nữa, cứ tiếp tục như thế thì là vô số.
Chúng ta đọc thấy Bài giảng thứ hai trong Chuyển Pháp Luân có đoạn:
“[Khi] tạo thành một cá nhân, một sinh mệnh, [thì] tại [mức] cực vi quan đã tạo nên thành phần sinh mệnh đặc định của nó, bản chất của nó.”
Tương tự, bên trong hạt giống nhỏ kia lại chứa trong nó mọi loại nhân tố tạo nên một cái cây lớn. Dù mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy chúng, nhưng hết thảy các nhân tố đó vẫn tồn tại ở đó và được nén vào hạt giống kia.
Khi nói về tu luyện, Sư phụ bảo chúng ta nên đào sâu để loại bỏ những nhân tố xấu và những tâm chấp trước ẩn sâu. Càng đào sâu vào tâm mình, chúng ta lại càng có thể loại bỏ tận gốc các tâm chấp trước, những nhân tố xấu, các quan niệm hậu thiên, và thăng tiến trong tu luyện.
Bài công pháp thứ nhất giảng đầu dựng thẳng lên, đỉnh thiên độc tôn, hai bàn chân dẫm xuống, vững chãi trên mặt đất. Điều đó khiến tôi lại nhớ đến cái cây kia, rễ của nó cắm vào lòng đất, còn các cành cây vươn cao lên trên. Tôi biết rễ cây càng cắm sâu vào lòng đất thì nó càng có thể phát triển cao hơn.
Hoa sen cũng thế. Nửa phần dưới của nó ở trong bùn, nửa phần trên thanh khiết. Đây là một phép ẩn dụ nữa cho người tu luyện cần phải thuần tịnh và tỏa sáng khi sống trong một môi trường phức tạp và ô trọc.
Đây là những thể ngộ mà tôi muốn chia sẻ ra. Xin hãy chỉ ra rất cứ điều gì không phù hợp. Cảm tạ Sư phụ. Ngài đã cấp cho chúng con phương pháp tu luyện tuyệt vời và thật nhiều trí huệ. Xin cảm ơn các đồng tu!
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/19/183315.html
Đăng ngày 23-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.