Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 8-2-2010] Mặc dù tôi là một trí thức và có thể viết các bài viết chuyên ngành nhưng tôi lại không không giỏi trong việc viết các bài viết cá nhân, vì vậy tôi chưa bao giờ dám viết bài cho Minh Huệ. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chấp trước tồi tệ nhất của tôi là hay tranh cãi. Tôi làm điều đó cả ngày, đấu tranh với mọi người về mọi thứ. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi sửa chữa những thiếu sót nhưng tôi vẫn thích đổ lỗi cho người khác bất cứ khi nào tôi thấy điều gì không đúng. Đặc biệt từ khi tôi là một giáo sư đại học, tôi chỉ trích các sinh viên một cách gay gắt bất cứ khi nào tôi thấy vấn đề của họ. Mặc dù tôi biết rất rõ rằng đây là điều Sư Phụ muốn đề cập đến khi Sư Phụ nói loại bỏ điều xấu, tôi không thể sửa đổi chính tôi. Sư Phụ muốn chúng ta nhắc nhở mọi người có các lỗi lầm với nguyện vọng tốt đẹp và một thái độ tử tế, nhưng tôi vẫn không thể làm điều đó. Mặc dù sau đó tôi thành thật rất hối tiếc và thường dằn vặt chính mình nhưng tôi vẫn không thể thay đổi thói quen này.
Trong việc học các bài giảng Pháp gần đây của tôi, tôi thường thấy từ “cười” như trong “Sư Phụ cười” hay “Khán giả cười”. Lúc đầu tôi có một chút tò mò, tự hỏi tại sao Sư Phụ để từ “cười” trong các bản ghi chép đã được chỉnh sửa của các bài giảng. Sau đó khi tôi xem đoạn phim ghi lại của “Giảng Pháp cho các học viên Úc”, tôi đột nhiên nhận ra rằng Sư Phụ mỉm cười khi đang giảng Pháp cho chúng ta. Khi nào Sư Phụ mỉm cười? Sư Phụ mỉm cười khi một đệ tử làm điều tốt. Sư Phụ cũng sẽ mỉm cười, thỉnh thoảng với nước mắt trên đôi mắt của người, nếu một học viên không làm tốt hoặc làm điều đó sai trái. Tôi không nhìn thấy sự giận dữ hay trách móc trong ánh mắt của người. Chỉ có lòng nhân từ. Cuối cùng tôi hiểu được “nụ cười” của Sư Phụ. Sư Phụ dạy chúng ta rằng, trong việc đối đãi với những lỗi lầm hoặc những thiếu sót của người khác, chúng ta không nên đỗ lỗi hay chỉ trích họ một cách gay gắt. Thay vào đó, chúng ta nên vui lòng và nhân từ chỉ ra lỗi lầm của họ và gải quyết tất cả những vấn đề với nụ cười và thiện chí. Nhận ra điều này, tôi dần dần học được cách làm sao để “mỉm cười”. Bây giờ, với một nụ cười, tôi có thể thảo luận mọi thứ một cách từ bi với các sinh viên khi tôi thấy họ không làm việc chăm chỉ hay chơi bời ở quán Internet hay ở ngoài hành lang.
Trên trang web Minh Huệ và Chánh Kiến, tôi thấy một vài ví dụ điển hình mà làm tôi rất xúc động.
Học Pháp
Một học viên đọc ba bài trong sách Chuyển Pháp Luân mỗi ngày và đã làm điều đó hàng năm liền. Kết quả là cô ấy làm ba điều rất tốt. Kể từ khi tôi có một khối lượng công việc khá nặng, tôi đặt tiêu chuẩn là một chương mỗi ngày. Nhưng bất cứ khi nào tôi bận, tôi lấy trộm từ thời gian học Pháp. Với việc học Pháp không tốt, những điều khác không thể được làm tốt. Về cơ bản, tôi trở nên không có đầy đủ chính niệm—không đặt ba điều làm ưu tiên chính. Tôi nghĩ quá nhiều về nghề nghiệp, công việc, nghỉ ngơi, tôi tìm kiếm sự thoải mái và ổn định. Một đồng tu tôi biết làm được rất nhiều việc trong việc phối hợp Đại Pháp cũng như công việc làm hàng ngày của mọi người. Chỉ ngủ khoảng ba giời mỗi ngày, cô ấy vẫn luôn tràn đầy năng lượng bởi vì cô ấy chưa bao giờ bỏ việc học Pháp hay tập luyện các bài tập.So sánh chính mình với cô ấy làm tôi cảm thấy xấu hổ.
Mặc dù tôi cố gắng duy trì việc phát chính niệm đồng bộ trên thế giới bốn lần mỗi ngày vào cùng giờ. Tôi chưa bao giờ làm tốt điều đó. Phát chính niệm vào giờ khuya và buổi sáng thì được nhưng vào buổi trưa và buổi tốt thì dễ dàng để tôi bỏ qua khi tôi có việc khác để làm. Gần đây, tôi đọc trong bài chia sẻ của một đồng tu rằng cô ấy phát chính niệm vào mỗi giờ đồng hồ. Tôi cảm thấy thật thấp kém và tôi không thể tưởng tượng rằng tôi làm điều đó thường xuyên. Bao nhiêu quyết tâm và kiên trì mới làm được! Nỗ lực của cô ấy quá mạnh mẽ và suy nghĩ của cô ấy rất chính!
Phát chính niệm
Tôi đọc một bài viết trên Minh Huệ về một đồng tu ở tỉnh Hà Bắc đã thuyết phục được tám người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới trong lúc đi mua đồ ăn sáng. Tôi dành một hay hai giờ cho vài tuần để thuyết phục một người thoái ĐCSTQ và có thể vẫn không thành công. Tại sao? Thật ra vì tôi không dành đủ thời gian học Pháp và vì vậy không đủ chính niệm. Không có đủ chính niệm, chúng ta không thể cứu người. Vì vậy học Pháp chăm chỉ hơn và tăng cường chính niệm của chúng ta là cơ bản nhất.
Nhìn vào trong
Một điểm khác tôi muốn nói đến là sự quan sát của tôi về thiếu sót của các đồng tu trong việc nhìn vào trong. Nhiều học viên không nhìn vào trong và không biết làm điều đó thế nào. Khi đối mặt với vấn đề, họ trở nên lo âu nhưng lại không nhìn vào trong. Điều này là bởi vì nhiều người trong số họ không đọc các bài viết về kinh nghiệm này và vì vậy không thấy lợi ích của nó. Một cách để giúp đỡ họ là tải về các cuốn sách nhỏ Hướng nội để tinh tấn và bảo họ đọc. Tôi thấy các học viên không biết làm cách nào để nhìn vào trong trước tiên đã có thể làm được điều đó sau khi đọc cuốn sách này. Vì vậy tôi đề xuất rằng trung tâm tư liệu nên in và phân phát chúng cho các học viên. Nếu điều này có thể làm được, số lượng các học viên bị bắt trong khi giảng rõ sự thật cho mọi người ở Trung Quốc sẽ giảm đi rất nhiều. Nếu mỗi người nhìn vào trong, thật khó để tà ác tìm ra lỗi lầm của họ và đàn áp họ. Trong những năm gần đây, Sư Phụ bảo chúng ta nhìn vào trong trong mỗi bài giảng. Một khi chúng ta làm điều này, sự đàn áp của tà ác sẽ không làm được gì.
Chú ý an toàn
Đây không hẳn là vấn đề của tôi nhưng tôi đã thấy và nghe về các trường hợp của các đồng tu bị bức hại do không đủ chú ý đến sự an toàn. Tôi thấy rằng điều này nên thực hiện. Sư Phụ có lần và một lần nữa nhấn mạnh rằng các học viên ở Trung Quốc cần nhận thức về sự an toàn, nhưng một số không nghe. Ngay khi tình hình được cải thiện một chút, họ quên chú ý sự an toàn của chính họ và những người khác. Thật ra Trung Quốc vẫn còn bị ĐCSTQ cầm quyền nhưng ngày nay cách thức đàn áp kín đáo và thủ đoạn hơn. Gần đây một học viên ở giữa tỉnh Quảng Đông công khai phát tài liệu khi đứng ngoài chợ.
Khi các đồng tu cảnh báo ông, ông đã bỏ qua và nói rằng tình hình đã tốt hơn và chúng ta không nên có chấp trước sợ hãi. Kết quả là ông bị cảnh sát bắt, dẫn tới việc phá hủy tất cả các trung tâm tư liệu ở các huyện lân cận, bỏ tù 10 đến 20 học viên và tịch thu các thiết bị có giá trị trên 200.000 nhân dân tệ. Tôi rất buồn khi nghe điều này. Tôi đề xuất trong tương lai, nếu chúng ta gặp phải các học viên như vậy, chúng ta không nên đến và cộng tác với họ và để họ tự làm với các tài liệu. Chúng ta không nên cung cấp cho họ một tình huống mà các trung tâm tư liệu có thể bị tổn hại. Khi tôi thay đổi công việc, tôi không liên lạc với các đồng tu ở công ty mới và chỉ tiếp tục liên lạc với các trợ lý ở công ty cũ. Giấu đi thân phận là một học viên để có thể nói với mọi người về sự thật và phân phát thông tin tương đối an toàn hơn, do đó ngoại trừ những năm đầu đến Bắc Kinh để kháng cáo, giờ đây tôi hiếm khi gặp bất cứ vần đề gì với tà ác tại công ty mới của tôi. Tôi không có quyền truy cập vào các tài liệu vì vậy tôi tự làm các tờ rơi và phát chúng ra xa hàng dặm. Tôi thấy rằng ở Trung Quốc, chúng ta nên quan tâm về vấn đề an toàn trước tiên. Với sự cảnh giác trong tâm, chúng ta có thể làm ba việc. Nếu chúng ta bị bắt, chúng ta không thể làm ba điều, hãy để mình tu luyện và cho người khác biết sự thật. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay tôi tin rằng các học viên Trung Quốc nên đặc biệt chú ý đến sự an toàn.
Xin vui lòng chỉ ra các thiếu sót của tôi bất cứ chỗ nào mà các bạn thấy
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/8/217756.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/26/114953.html
Đăng ngày 7-3-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản