Bài viết của Quy Hàng, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-06-2019] Sư phụ giảng:
“Trong khi giảng chân tướng, khi chứng thực Pháp, khi chư vị làm các việc mà phát sinh khó khăn, [hãy] điều chỉnh điều chỉnh bản thân, dùng chính niệm suy xét vấn đề, có thể sẽ rất hiệu dụng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)
Các đệ tử Đại Pháp đều biết rằng chính niệm của chúng ta đến từ Pháp. Tuy nhiên, mặc dù tôi đã học Pháp được nhiều năm, nhưng mỗi khi gặp khảo nghiệm, suy nghĩ của tôi vẫn còn là những suy nghĩ của người thường. Vấn đề này đã can nhiễu tôi trong suốt một thời gian dài.
Khi học Pháp nhiều hơn, tôi ngộ được rằng mỗi khi gặp can nhiễu, tôi đã không giữ tâm cho chính, không có chính niệm, cũng không có những suy nghĩ của Thần. Những lúc đó, tư tâm, các loại tâm chấp trước, và tư duy của người thường đã chiếm thế thượng phong. Do đó, tôi luôn phản ứng theo cách của một người thường.
Sư phụ giảng:
“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Vì vậy, tôi bắt đầu củng cố chính niệm của mình và không ngừng nhắc nhở bản thân: “Ta là đệ tử Đại Pháp! Ta là đệ tử Đại Pháp!”
Dần dần qua thời gian, tôi đã hình thành một hình thức tư duy cố định. Mỗi khi gặp mâu thuẫn, tôi liền lập tức ý thức được rằng mình là người tu luyện và tôi có thể nhớ ra Pháp của Sư phụ. Sau đó, tôi có thể chiểu theo Pháp để hành xử; lưu lại những thứ đáng lưu, và loại bỏ những thứ nên loại bỏ.
Một lần, chồng tôi sửa chữa đường ray trượt của một ngăn kéo. Sau khi vặn đường ray vào đúng chỗ, anh đã nhờ tôi cùng đẩy ngăn kéo vào.
Anh đã đẩy được một bên của ngăn kéo vào đúng chỗ, nhưng bên ở phía tôi làm thế nào cũng không đẩy vào được. Kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi phát hiện rằng có một cái ốc vít ở phía trên bị lệch ra. Vì vậy, anh đã phàn nàn: “Em thật vô dụng, ngay cả một việc đơn giản như vậy mà cũng không làm được. Em đã làm cái ốc vít lệch ra rồi. Chút chuyện này em còn không làm được thì anh có thể trông chờ gì ở em kia chứ?”
Nếu như là trước đây, tôi sẽ cãi lại: “Chính anh mới là người vặn ốc vít sai chỗ, sao anh lại đổ lỗi cho em?” Những tâm chấp trước như tâm tranh đấu, tâm không phục, và tâm ủy khuất sẽ nổi lên.
Tuy nhiên, lần này tôi đã có thể khống chế được bản thân và không nói một lời nào. Bởi vì khi đó, trạng thái học Pháp của tôi rất tốt, từ trong Pháp tôi đã ngộ ra được nhiều điều, cho nên tôi đã vượt qua được khảo nghiệm.
Sư phụ giảng:
“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ được rằng khi đối mặt với khó nạn, nếu tôi có thể giữ được tâm thái bình tĩnh tường hòa, tôi cũng có thể nhớ ra mình là một đệ tử Đại Pháp và có thể hành xử chiểu theo Pháp. Tôi cảm thấy trong tâm sáng tỏ và thật nhẹ nhàng thoải mái.
Trong cõi hồng trần cuồn cuộn, nếu chúng ta không tự coi mình là người tu luyện, không thể bảo trì chính niệm, chúng ta sẽ khó nhận ra được an bài của cựu thế lực và có thể sẽ bị mắc bẫy của chúng. Sẽ rất khó để tìm được lối thoát ra, do đó chúng ta có thể rơi vào trạng thái bối rối và sa sút tinh thần.
Chỉ cần giữ được chính niệm trong mỗi lời nói và việc làm của bản thân, chúng ta sẽ đột phá được mọi khó khăn. Mỗi sự việc mà chúng ta gặp phải, vô luận là tốt hay xấu, thì đều là hảo sự và cũng không phải vô duyên vô cớ. Nếu chúng ta dùng chính niệm để đối đãi, thì nhất định kết quả sẽ tốt, bởi vì Sư phụ đã an bài tất cả mọi thứ cho con đường tu luyện của chúng ta.
Thông qua việc học các bài giảng của Sư phụ, tôi ngộ rằng từ ngày chúng ta lựa chọn đi theo con đường tu luyện, mọi thứ cấu thành nên sinh mệnh của chúng ta, kể cả tư duy, thân thể vật chất, hay tất cả mọi thứ khác đều đã quy về Đại Pháp quản.
Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta nhất định phải thanh tỉnh biết mình là ai, phải học Pháp tốt, và tu tốt chính mình. Có vậy, chúng ta mới có thể trợ Sư chính Pháp và hoàn thành thệ ước của bản thân.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/30/388207.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/5/179193.html
Đăng ngày 23-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.