Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 04-01-2018] Mấy ngày trước, tôi nghe đồng tu nói rằng anh ấy đã nhìn thấy tấm bảng vu khống của tà ác có nội dung phỉ báng Sư phụ và Đại Pháp trong trụ sở Văn phòng Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Nhóm học Pháp của chúng tôi phát chính niệm tập trung vào sự việc này để hoàn toàn giải thể cựu thế lực khống chế con người thế gian phạm tội với Đại Pháp.

Vài ngày sau, vào một buổi chiều, tôi và đồng tu đi làm ngang qua tòa nhà ấy, đồng tu nói rằng tấm bảng vu khống của tà ác vẫn còn ở trong đó. Tôi suy nghĩ một chút rồi nói: “Lát nữa chúng ta quay lại xem sao nhé.” Sau khi làm xong, chúng tôi lái xe đến và dừng ở bãi đỗ xe đối diện tòa nhà. Trong khi đồng tu ở trong xe phát chính niệm, tôi đi thẳng đến đến tòa nhà nơi treo tấm bảng phỉ báng Sư phụ. Tôi vào trong tòa nhà và theo vị trí hướng dẫn của đồng tu, tôi đã tìm thấy bảng đó. Tôi nghĩ đến Sư phụ đã tận lực cứu toàn bộ đại khung thiên thể và chúng sinh, nên khi nhìn thấy những lời bôi nhọ phỉ báng Sư phụ và Đại Pháp trên tấm bảng, nước mắt tôi đã tuôn rơi.

Khi ấy, tôi nghe thấy một vài người đang nói chuyện ở phòng bên cạnh, tôi đi thẳng đến gỡ tấm bảng xuống và không hề nghĩ rằng họ sẽ đi ra khỏi phòng và xuất hiện vào lúc này. Tôi chỉ có một niệm rằng, không thể để những người – không hiểu chân tướng bôi nhọ Sư phụ, không thể để tấm bảng triển lãm ở đây để đầu độc chúng sinh. Khi tôi tháo tấm bảng xuống mới phát hiện nó dài khoảng một mét rưỡi và rộng 60 – 70cm. Tôi cũng không nghĩ nhiều, liền nhấc tấm bảng lên rồi đi ra ngoài. Vừa đẩy cửa ra, tôi thấy hai người ở ngoài cửa, một người ngồi trên bậc thềm, một người dường như muốn đi vào trong. Tôi thậm chí cũng không nhìn họ và đi thẳng một mạch ra xe. Đồng tu nhìn thấy tôi bước ra với tấm bảng xách trên tay thì nổ máy xe rời khỏi bãi đỗ xe đến đợi ở trước giao lộ, tôi bỏ tấm bảng vào trong, lên xe rồi rời đi.

Đồng tu hỏi xử lý thế nào đây? Tôi nói hãy ném xuống sông. Trên đường ra bờ sông có một trang trại, chúng tôi thay đổi biện pháp và quay xe ra ven cánh đồng, xé tấm bảng tuyên truyền tà ác phỉ báng Sư phụ rồi đốt đi, tôi ném tấm bảng xuống đất rồi về nhà. Sau khi phát chính niệm lúc sáu giờ xong, tôi cảm thấy việc ném tấm bảng xuống đất như vậy không phù hợp cho lắm, nên cầm theo rìu và tìm đồng tu để chuẩn bị đập nhỏ nó ra rồi đốt.

Sau khi tìm thấy tấm bảng, đồng tu giẫm lên nó và gập đôi nó lại, mới phát hiện rằng nó không làm bằng gỗ hay nhựa mà bằng nhôm. Thật khó xử lý, đốt thế nào đây? Lúc này, tôi chợt nhớ ra mình đã đi qua một cơ sở phế liệu tái chế trên đường. Đúng rồi, chúng tôi nên đem nó đến nơi tái chế, như thế nó sẽ không còn giá trị triển hiện gì với mọi người nữa. Và thế là chúng tôi ném tấm bảng ở cơ sở tái chế.

Trên đường đưa đồng tu về nhà, chúng tôi đi ngang qua tòa nhà chính phủ từng treo tấm bảng đó, đồng tu chỉ vào cột đèn bên cạnh bãi đỗ xe và nói rằng anh ấy nhìn thấy ba cái camera ở đó, không bỏ sót khu vực nào cả, hơn nữa còn có một cái camera đối diện tòa nhà. Tôi nhìn và thấy quả nhiên là như vậy, tôi tự nghĩ sao mình lại không chú ý ở đây có camera nhỉ?

Cảnh tượng thứ nhất: Sau khi về nhà, tôi nhanh chóng phát chính niệm cầu Sư phụ làm cho cái camera đó không hoạt động, nhưng những suy nghĩ phụ diện vẫn không ngừng phản ánh ra, và một cảnh tượng xuất hiện trong tâm trí tôi. Khi tôi cầm tấm bảng từ trong tòa nhà bước ra ngoài thì mọi người trên phố đều đang nhìn tôi, vả lại tôi còn bị camera ghi hình rất rõ ràng nữa chứ. Tôi ngay lập tức cảnh giác và nói: Đây là giả, mình không thừa nhận nó. Và cảnh tượng đã biến mất.

Tôi nhận ra rằng, đây là tâm sợ hãi, tại sao tôi lại sợ ngay khi đồng tu nói về camera kia chứ? Trong bài “Cảnh tỉnh đồng tu và bản thân” của một đồng tu chia sẻ trên Minh Huệ Net có viết: “Tại sao sau khi giảng chân tướng về nhà lại thấy sợ hãi, theo tôi có hai nguyên nhân: Thứ nhất, chính là chúng ta chưa vứt bỏ hoàn toàn các nhân tố vật chất sợ hãi, khi làm không tốt việc gì đó, các nhân tố đó liền khởi tác dụng, tạo giả tướng không an toàn, tâm sợ hãi nổi lên. Thứ hai, những tà ác ở không gian khác thấy bạn sợ, liền lợi dụng hoàn cảnh đó để khuếch đại nỗi sợ hãi trong bạn, làm bạn càng ngày càng thấy sợ, càng nghĩ càng sợ, ngăn cản bạn tiếp tục đi giảng chân tướng. Mục đích của tà ác là kéo chúng ta xuống và hủy hoại chúng ta.” Tôi nắm chắc cái tâm sợ hãi này, chính niệm phân tích và giải thể nguồn gốc sản sinh ra nó. Từ khi tôi bước vào tòa nhà nhìn thấy tấm bảng tà ác cho đến khi mang nó đi để tiêu hủy đều không có tâm sợ hãi, là bởi vì lúc ấy chỉ nghĩ rằng không thể để họ bôi nhọ Sư phụ, không thể để tấm bảng ở đó đầu độc người ta. Cho nên tôi không có sợ. Sư phụ giảng:

“Lúc ấy người học viên này cũng không sợ hãi; nói chung lúc gặp tình huống như thế thì không sợ hãi; có thể sau này mới thấy sợ.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Đúng vậy, do có nhân tâm nên sợ hãi mới xuất hiện. Tôi lại hiểu sâu hơn một tầng nữa đối với đoạn Pháp này của Sư phụ.

Cảnh tượng thứ hai: Vào buổi tối, tôi tranh thủ học Pháp và phát chính niệm, khi ngồi đả tọa thì có một cảnh tượng xuất hiện trong tâm trí tôi. Cảnh sát lại đến tìm tôi, hỏi rằng tôi đã mang bảng triển lãm đi phải không, dĩ nhiên là tôi không thừa nhận điều này. Cảnh sát lấy ra đoạn băng thu hình và hỏi tôi: Anh nhìn xem có phải là anh không? Tôi liền trả lời: Ồ, người này sao trông giống tôi thế nhỉ? Thậm chí giống cả quần áo mặc và mang giày, lại cũng đi bộ. Ôi chao, bây giờ các ngôi sao ngày càng trông giống hệt nhau, nhưng người này không phải là tôi. Cảnh sát thấy tôi từ chối không nhận thì tức giận trợn trừng mắt mà không thể nói một lời nào cả. Và cảnh tượng này đã biến mất. Tôi nhận ra rằng: Đây là sự giảo hoạt của con người, là quan niệm hậu thiên hình thành để bảo hộ tự ngã, không thật, là thứ chúng ta không cần .

Sư phụ giảng:

“Tôi không hài lòng nhất là với những ai chỉ biết nói, chứ không đi làm, tôi cũng không hài lòng với những ai giảo hoạt. Tôi hài lòng với những ai thuần phác, thiết thực chắc chắn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Cảnh tượng thứ ba: Ngày hôm sau, vợ tôi (cũng là đồng tu) hỏi rằng: Trước giờ em không thấy anh phát chính niệm lâu như vậy, anh phát về việc gì vậy? Tôi không có nói với vợ về việc vứt bỏ tấm bảng triển lãm, bởi vì tôi đã bị bắt cóc đưa đến trại tạm giam để bức hại vào năm 2008, và sau đó bị tù oan trong ba năm. Vợ tôi cùng các đồng tu đã phải vất vả bôn ba đến khắp các bộ phận của cơ quan chính quyền để giảng chân tướng và yêu cầu thả người. Cô ấy đã phải chịu biết bao nhiêu khổ sở, gặp biết bao nhiêu gian nan, đã rơi không biết bao nhiêu là nước mắt. Bởi vì việc tôi bị bức hại đã mang đến cho vợ sự thống khổ và tổn thương quá lớn, nên lần này tôi không nói với cô ấy. Nhưng tôi tăng cường học Pháp và phát chính niệm.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Khi ngồi đả tọa, một cảnh tượng khác lại xuất hiện trong tâm trí tôi, nối tiếp cảnh tượng thứ hai. Cảnh sát thấy tôi không thừa nhận thì tức giận trợn trừng mắt và nói chẳng nên lời, mãi lâu sau mới nói rằng: Anh không nhận cũng vô ích, vì sự việc đã được ghi hình lại, anh không thể chối cãi, căn cứ theo đó thì anh bị kết án có tội. Tôi vừa nghe đã nổi giận nói: Kết án tôi có tội à? Các anh mới là đang phạm tội, từ việc bịa đặt nói xấu Đại Pháp trên các trang web cho đến việc đăng các tấm bảng với những lời lẽ phỉ báng ở Văn phòng Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Còn nữa, cảnh sát các anh mặc quân phục sao không bắt người xấu mà lại chuyên bức hại người tốt. Các anh đều đang phạm tội, tôi sẽ kiện các anh, chúng tôi có đủ can đảm kiện Giang Trạch Dân huống là các anh, anh nghĩ tôi sợ các anh ư? Cảnh sát dường như bị trấn áp nên nói lắp bắp: Anh, anh kiện tôi gì chứ? Tôi nói một cách hùng hồn rằng: Kiện anh tội lạm dụng quyền lực xúc phạm người khác trong điều 397 của “Luật Hình sự”. Liệu anh có biết rằng cảnh sát phải chịu trách nhiệm thụ lý vụ án suốt đời hay không? Rằng xử án sai sẽ bị truy tố trách nhiệm cả đời hay không? Cảnh sát lại lắp bắp nói: Vậy anh kiện chúng tôi điều gì? Tôi nói là họ phạm tội phỉ báng và xâm phạm danh dự trong điều 246 của “Luật Hình sự”. Nhìn thấy cảnh sát không nói gì, tôi ngẩng cao đầu rồi rời đi. Cảnh tượng biến mất.

Tôi nhận ra rằng: Đây là tâm tranh đấu, “đấu” là một trong chín gien di truyền lớn của văn hóa đảng. Tà đảng đã chiếm giữ chính quyền quốc gia trong suốt 70 năm qua, nó phá hoại văn hóa truyền thống và truyền bá văn hóa đảng tà ác. Người dân Trung Quốc ngày nay nói chuyện và cư xử, bao gồm tất cả ý tứ, tất cả suy nghĩ đều sử dụng tư duy của văn hóa của đảng. Nếu người ta tách khỏi văn hóa đảng sẽ không biết nói gì, nghĩ gì hay sống ra sao nữa. Trước đây, các đệ tử Đại Pháp tu luyện ở Đại Lục cũng thấm đẫm trong văn hóa đảng, nếu chúng ta không trực tiếp nhận ra nó và chính niệm trừ tận gốc thì rất khó loại bỏ nó.

Cảnh tượng thứ tư: Một người tiều phu và một thầy thuốc tình cờ gặp nhau trong rừng và đi bộ cùng nhau. Đột nhiên, một con rắn cắn chân người tiều phu rồi lẩn mất. Người thầy thuốc hét lên: Đó là con rắn “năm bước”, rất độc! Người tiều phu bất tỉnh và chân trở nên sẫm màu, người thầy thuốc lo lắng rằng chất độc sẽ lan đến tim, nên đã dùng rìu chặt đứt chân của người tiều phu. Sau đó vội cõng anh ấy về nhà, dùng thuốc chữa trị và để anh ấy nghỉ ngơi trên giường. Sáng hôm sau, người tiều phu thức dậy nhìn thấy chân mình bị cắt cụt, nhưng anh ấy vui mừng và nói: Rất biết ơn thầy thuốc đã cứu mạng tôi.

Sư phụ thấy rằng tôi không nhảy thoát ra được cái khung của văn hóa đảng, vẫn bị mắc kẹt trong logic bức hại con người, rằng lấy đồ của ai đó cũng như việc gỡ bỏ tấm bảng phỉ báng là phạm tội. Sư phụ đã triển hiện ra cảnh tượng ấy cho tôi, đó là một câu chuyện cổ về phương diện này: Một người tiều phu và một thầy thuốc tình cờ gặp nhau trong rừng núi và cả hai đi bộ cùng nhau. Đột nhiên, từ trong bụi cỏ bò ra một con rắn nhỏ cắn chân người tiều phu rồi lẩn mất. Sau khi nhìn thấy thì người thầy thuốc kinh hoàng hét lên: Đây là con rắn năm bước, cực độc. Lúc này người tiều phu đã bị trúng độc và hôn mê, hơn nữa chân bị rắn độc cắn đã bắt đầu đen. Người thầy thuốc sợ rằng độc rắn tấn công đến tim thì vô phương cứu chữa, nên đã quyết đoán cầm lấy cây búa của người tiều phu và chặt đứt chân bị trúng độc để ngăn chặn sự lây lan của nọc rắn. Sau đó cõng người tiều phu chạy nhanh về nhà, người thầy thuốc đặt anh ấy nằm lên giường rồi gấp rút dùng thuốc chữa trị. Ngày hôm sau người tiều phu đã tỉnh, anh nhớ lại cảnh tượng bản thân bị rắn độc cắn và biết rằng thầy thuốc đã cứu mạng mình, nên vô cùng cảm kích. Mặc dù anh bị mất một chân nhưng bảo trụ được tính mạng, vẫn còn sống.

Tà đảng bức hại Pháp Luân Công suốt 18 năm qua, đệ tử Đại Pháp vạch trần những lời dối trá, phản bức hại, cứu độ chúng sinh cũng đã trải qua 18 năm rồi. Trong 18 năm ấy, tà đảng không có nói luật pháp với đệ tử Đại Pháp mà chỉ một mực bức hại tàn khốc. Tuy nhiên, có một bộ phận học viên (gồm cả tôi) đã sản sinh ra những suy nghĩ phụ diện, có vẻ như trong khi thực hiện việc cứu người mà bị nắm trúng điểm sơ hở thì sẽ gặp phải bức hại (không có chính niệm chính hành ở đây). Thế thì, tôi thanh trừ tấm bảng vì không muốn chúng sinh phạm tội, là hành động đại thiện, vậy sao có thể nghĩ lại mà sợ được chứ? Đây là vị tư, là nhân tâm. Sư phụ giảng:

“Chư vị thật sự không hiểu rõ rằng ‘nhân tâm câu đích quỷ thượng môn’ hay sao?” (Cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Nếu chiểu theo logic của tà đảng, thì việc loại bỏ tấm bảng tà ác hại người là phạm pháp, thế thì người thầy thuốc cắt mất chân của người bệnh phải chăng nên là tội cố ý gây thương tích, có thể người thầy thuốc chỉ vì cứu sống người mới làm vậy mà thôi. Đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng, phát tài liệu, dán biểu ngữ, loại bỏ tấm bảng triển lãm cũng chỉ vì cứu độ chúng sinh bị đầu độc, đây là việc làm chân chính nhất, là hành động vĩ đại.

Thông qua sự việc này khiến tôi nhìn rõ được những tâm vị tư của bản thân mình như: tâm nghi ngờ, tâm sợ hãi, tâm giảo hoạt, tâm tranh đấu, tâm hiển thị… Tôi không làm được việc cứu người một cách đường đường chính chính như vai trò của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp. Tôi đã không trân trọng thời gian cứu độ chúng sinh mà Sư phụ đã chịu đựng cự đại để thay đổi kéo dài. Tôi không có buông bỏ tự ngã, buông bỏ quan niệm, buông bỏ sinh tử và buông bỏ chấp trước.

Cuối cùng, chúng ta hãy lắng nghe Sư phụ giảng Pháp một lần nữa:

“Nếu một người tu luyện tại bất kể tình huống nào cũng có thể vứt bỏ niệm sinh tử, thì tà ác nhất định e sợ; nếu như tất cả học viên đều có thể làm được [như thế], thì tà ác sẽ tự diệt. Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ. Không phải là miễn cưỡng, mà là thản nhiên vứt bỏ nên đạt được. Mỗi khi tôi thấy chư vị gặp phải ma nạn, Sư phụ còn thấy khó hơn cả chư vị; mỗi khi chư vị bước một bước chưa được tốt, tôi đều thấy rất đau lòng. Kỳ thực hết thảy những gì tà ác làm, đều là hạ nhắm vào những chấp trước và tâm sợ hãi mà chư vị chưa vứt bỏ được; chư vị đang tiến đến [thành] các Giác Giả tương lai Phật Đạo Thần, không cầu những được mất nơi thế gian, nó là gì thì cũng nên vứt bỏ.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/4/清除邪恶展板后出现的四个画面-359259.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/15/179898.html

Đăng ngày 22-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share