Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 13-07-2019] Tôi gặp vợ tôi 20 năm trước và chúng tôi đã là vợ chồng được hơn một thập kỷ. Sau khi kết hôn không lâu, tôi đắc Pháp, nhờ vậy mà tôi đã ngừng hút thuốc, đi bar, chơi mạt chược, và các thói quen xấu khác. Vợ tôi rất kinh ngạc trước việc Đại Pháp đã cải biến con người tôi. Từ khi tôi bước vào tu luyện, nhiều quan nạn đã xuất hiện để khảo nghiệm tôi. Cứ mỗi lần tôi về nhà sau khi đi học Pháp hoặc chứng thực Pháp, vợ tôi lại gây sự với tôi và đôi lúc thậm chí còn dọa ly dị tôi. Tôi đã nói đùa với cô ấy rằng tôi chưa từng biết có ai ly dị ngay sau khi họ kết hôn cả. Tình huống này đúng như Sư phụ giảng:

“Nhưng hễ chư vị luyện công, họ liền quăng đồ gây sự với chư vị. Có người chỉ vì luyện công, [mà] cãi nhau đến mức ly hôn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi luôn nghĩ mọi cách để làm sao tôi có thể vừa chăm sóc gia đình đồng thời đảm bảo việc cứu người và tu luyện bản thân. Thi thoảng, khi tôi không tinh tấn hoặc vị kỷ, ma nạn sẽ rất lớn. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân không nên đòi hỏi ở vợ mình quá nhiều, mà thay vào đó là đặt mình vào vị trí của cô ấy.

Mấy năm sau, vợ tôi bảo tôi rằng cô ấy muốn tu luyện. Cô ấy thậm chí còn đi cùng tôi tới các nước khác để cho mọi người biết về Đại Pháp và giảng chân tướng cho mọi người. Tôi vẫn còn nhớ những gì cô ấy viết trong bài chia sẻ tâm đắc thể hội của cô ấy: “Khi tôi mới tham gia học Pháp nhóm, chúng tôi luôn đi mua sắm và sau đó thì đi ăn. Chồng tôi luôn nói rằng bất luận là chúng tôi có bao nhiêu tiền trên thế gian này, thì cũng không có gì trân quý hơn Đại Pháp.”

Tuy nhiên, vì liễu giải không sâu về Pháp và thường bị dẫn động bởi chấp trước nào đó, nên cô ấy đã từng có khoảng thời gian chật vật khi khảo nghiệm tới. Có lần, vợ tôi đã xung đột với một học viên khác và quyết định không tu luyện nữa. Sau đó, tôi được biết rằng lý do cô ấy muốn tu luyện là vì muốn được ở bên tôi thường xuyên hơn.

Mối quan hệ của chúng tôi rất ổn trong mấy năm tiếp theo. Dù có hàng tá việc vặt, rồi những hạng mục chứng thực Pháp, cũng như công việc thường ngày, nhưng tôi vẫn cố gắng hết sức để cân bằng mọi thứ và gắng sức không để vợ tôi bận tâm quá nhiều. Tôi cố gắng hướng nội mỗi khi tôi gặp bất kỳ khảo nghiệm nào. Tuy nhiên, việc này không phải lúc nào cũng dễ. Có hai việc cá biệt đã làm vợ tôi thực sự tức giận.

Một đêm, khi tôi giảng chân tướng trên điện thoại cho người dân ở Trung Quốc Đại lục, vì không biết vợ tôi đã đi ngủ rồi nên tôi đã nói to. Khi bị đánh thức, cô ấy trở nên rất tức giận và tăng âm lượng của tivi lên rất cao. Cô ấy bảo tôi rằng tường rất mỏng nên giọng nói của tôi dễ dàng xuyên qua chúng. Tôi đã cố gắng xin lỗi cô ấy. Sau sự việc đó, tôi thường đi ra ngoài và ngồi trong xe hơi để giảng chân tướng trên điện thoại nếu đêm đã khuya.

Sự việc thứ hai với vợ tôi là khi tôi tới Hồng Kông để tham gia cuộc diễu hành của các học viên Đại Pháp. Quãng thời gian đó cô ấy đang đi du lịch nước ngoài, và tôi đã không nói với cô ấy rằng tôi sẽ đi Hồng Kông. Khi tôi vừa tới sân bay, cô ấy đã gọi điện và muốn tôi chụp ảnh một món đồ ở nhà. Tôi đã không muốn nói với cô ấy rằng tôi đang đi Hồng Kông, vì vậy tôi bảo tôi đang ở Đài Trung (một thành phố ở Đài Loan) để tham dự một buổi chia sẻ tâm đắc thể hội và tôi sẽ chụp ảnh nó khi về nhà.

Sau khi tôi trở về Đài Loan được vài hôm, vợ tôi trong lúc tìm một số tài liệu đã tình cờ kiểm tra ngăn kéo tủ của tôi. Cô ấy trông thấy cuống vé đi Hồng Kông thì liền gây sự với tôi. Tôi nhận ra đáng lẽ tôi không nên nói dối dù tôi đã đi Hồng Kông vì một lý do chính đáng.

Ly hôn

Trong hai năm qua, vợ tôi đã dồn hết công sức và tiền dành dụm của chúng tôi vào công việc làm ăn của cô ấy. Việc này thật sự rất vất vả, hơn nữa là vì chúng tôi không có bất cứ kinh nghiệm hay mối quan hệ nào, mà cả hai chúng tôi lại có công việc khác nhau. Tôi không muốn cô ấy quản lý việc làm ăn riêng của cô ấy, nhưng tôi nghĩ vì chúng tôi là vợ chồng nên chúng tôi có thể cùng nhau giải quyết khó khăn.

Lâm là đối tác làm ăn của vợ tôi, và anh ấy đã giúp cô trong việc điều hành và kinh doanh. Tháng Ba năm nay, khi vợ tôi và Lâm trở về từ chuyến công tác tới Trung Quốc, cô ấy bảo tôi cô ấy muốn ly hôn để có thể sống cùng Lâm. Cô ấy nói quan điểm của chúng tôi quá khác nhau, và cô ấy không còn yêu tôi nữa. Cô ấy bảo rằng cách đây một thời gian, cô ấy đã muốn ly dị với tôi nhưng lại không thể tìm được ai tốt như tôi vào lúc đó.

Sư phụ giảng:

“Con người phải qua thực tế mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Khổ trên bề mặt, trên hình thức đều không đáng kể gì cả, mà cái khổ thực sự xẻo tim thấu xương là lúc cắt xả cái tâm kia, khi vứt bỏ chấp trước mới là khổ nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])

Tin này tới một cách bất ngờ, và nó thực sự làm tôi tổn thương. Dù trước đây đã có vài lần cô ấy từng đề cập tới việc ly hôn, nhưng tôi không bao giờ đồng ý. Chúng tôi chưa có con và vợ tôi là người gần gũi tôi nhất. Sau khi nghe tin này, tôi mất ngủ mấy ngày liền. Tôi không thể quên đi những ký ức và cảm xúc đó. Tôi từng chăm sóc cho cô ấy, lắng nghe những yêu cầu của cô ấy; vậy mà tôi đã không tốt với cô ấy sao?

Trong mấy ngày này, nghiệp tư tưởng đã can nhiễu tôi rất mạnh và tôi thường khóc trong lúc đi bộ. Việc này làm tôi rất đau khổ. Mỗi khi tôi cảm thấy như mình không thể chịu nổi việc này nữa, tôi lại cầu Sư phụ: “Con xin Sư phụ hãy giúp con, con thực sự muốn vượt qua khảo nghiệm này. Con sẽ không cho phép cựu thế lực đánh bại con theo cách này.” Và đồng thời, tôi nhẩm Pháp của Sư phụ:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Bất cứ khi nào tôi cảm thấy mình sắp nghĩ lan man hay “sự thù hận” sắp can nhiễu tôi, tôi liền nhắc nhở bản thân mình rằng đó là lỗi của tôi và tôi không được đỗ lỗi việc này cho người khác. Tôi không được oán giận hay khiển trách ai, tôi cần buông bỏ tất cả. Tâm trí tôi trở nên an định hơn, nước mắt tôi ngừng rơi và tôi có thể cảm nhận được Sư phụ thực sự đang ở ngay cạnh tôi.

Sự bình yên đến từ thống khổ

Đúng là nói thì dễ hơn làm khi chúng ta đang vượt qua ma nạn. Tôi nhớ tới một chuyến đi nghỉ mát sau khi ly dị vài ngày, và tôi đã muốn lái xe tới miền Nam để có tâm trạng tốt hơn. Tuy nhiên, ngay lập tức, một ý nghĩ đả nhập vào tôi rằng thời gian là rất trân quý và thay vào đó, tôi nên học Pháp trong kỳ nghỉ này. Chỉ có Pháp mới có thể giúp được tôi, Pháp có thể giúp tôi gia cường chính niệm. Khi tôi về tới nhà và nhìn vào bức ảnh của Sư phụ, Ngài trông vô cùng từ bi. Tôi đã tiếp tục việc học Pháp, tham gia các hoạt động chứng thực Pháp và tới Hồng Kông để tham gia diễu hành. Không ai biết được những gì tôi đã trải qua. Nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, tôi sẽ không thể vượt qua được những việc này.

Vì chúng tôi vẫn cần một giai đoạn thời gian trước khi chúng tôi có thể bán được căn nhà và vì cả hai chúng tôi không có nơi nào khác để sống, nên chúng tôi đã quyết định một người sẽ sống ở tầng trên và người còn lại ở tầng dưới. Chúng tôi đã bố trí lại nhà một chút để tạo ra không gian riêng.

Tôi không biết tôi và vợ cũ của tôi có tiền duyên thế nào hay tôi đã nợ cô ấy những gì, nhưng tôi đã luôn đối xử với cô ấy như người nhà vậy. Có lẽ thời gian bên nhau của chúng tôi đã hết. Tôi đã nói lời xin lỗi cô ấy: “Anh xin lỗi vì đã không là một người chồng tốt hơn và làm những gì anh nên làm. Vào giai đoạn này của cuộc đời em, Lâm có thể hỗ trợ em việc kinh doanh. Anh hy vọng việc kinh doanh của em tiến triển tốt và anh cũng hy vọng em sẽ sống hạnh phúc cùng cậu ấy.”

Sư phụ đã giảng:

“…ai ai cũng tìm trong tâm tính của bản thân mình cho ra nguyên nhân ở tự mình đã không làm tốt, để lần sau làm cho tốt, khi thực thi đều nghĩ đến người khác.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã luôn nhắc nhở bản thân mình rằng tôi nên quy chính những việc sai trái mà tôi từng làm. Mối quan hệ với vợ tôi đã chuyển từ vợ chồng sang bạn bè và cuối cùng là hàng xóm. Thi thoảng tôi giúp cô ấy đổ rác hoặc mang vác đồ đạc còn cô ấy mang trái cây cho tôi. Tôi chân thành hy vọng cô ấy có thể tu luyện trở lại.

Kết bài

Ngày nọ, trong khi trên đường về nhà sau buổi học Pháp, tôi cảm thấy nhẹ lòng vì biết rằng tôi không còn phải đối mặt với áp lực khi về nhà nữa. Tôi nghĩ về tất cả những điều Sư phụ đã gánh chịu cho chúng ta và việc các đồng tu ở Trung Quốc Đại lục dốc sức vất vả cứu người như thế nào bất chấp đối mặt cuộc bức hại. So với họ, khổ nạn của tôi quá đỗi tầm thường. Con xin cảm tạ Sư phụ. Khi bạn vượt quan, xin đừng quên vì sao bạn đã bước vào tu luyện và cũng đừng quên những trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/13/389928.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/29/179096.html

Đăng ngày 21-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share