Một học viên từ tỉnh Hồ Nam

[MINH HUỆ 21-4-2005] Ông Lâm Chí Minh từ Vinh Gia Loan, thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, bắt đầu luyện tập Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1996, và đã nhận được lợi ích về cả thân thể và tinh thần. Sau khi bè phái Giang Trạch Dân bắt đầu khủng bố Pháp Luân Công, ông Lâm đã bị những người ở nơi làm việc của ông khủng bố tàn nhẫn. Ông đã bị điều chuyển, giáng cấp, và bị đặt dưới sự quản thúc nhiều lần. Ông thậm chí còn bị gửi tới một trung tâm tẩy não (gọi là “Trường Pháp Chế Giáo Dục” ở thành phố Quảng Châu trong hơn 70 ngày.

Vào chiều ngày 22 tháng 7 năm 1999, một viên chức từ nơi làm việc của Lâm Chí Minh đã yêu cầu ông tới cơ quan, ở đó hắn ta đã đặt ông dưới sự quản chế đến tận 3 giờ chiều ngày hôm đó. Chúng đã yêu cầu ông Lâm xem một chương trình tẩy não trên TV và sau đó nói về suy nghĩ của ông. Các nhân viên họ Phó và Hùng Triều Huy từ Cục Công An Công Cộng huyện Nhạc Dương đã bắt ông Lâm tới Ban Công An Chính Trị của Cục Công An và đã giam giữ ông đêm đó một cách bất hợp pháp.


Những vật chứng liên quan

Những người ở Cục Công An đã thẩm vấn Lâm Chí Minh tới tận 5 giờ chiều ngày hôm sau, và gửi ông trở lại nơi làm việc và đã ra lệnh ông phải viết “suy nghĩ của ông về việc bắt ông” tại nhà. Mỗi ngày, một số người từ nới làm việc của ông Lâm được gửi tới để “nói chuyện” với ông. Vào cuối tháng 7, Lâm Chí Minh bị điều chuyển khỏi chức vụ tại văn phòng Vụ Đường Sắt, và bị gửi tới Nhà Ga Xe Lửa Vinh Gia Loan. Lãnh đạo của Nhà Ga Xe Lửa Vinh Gia Loan, Vương Nghĩa Tiến đã yêu cầu ông Lâm là trợ lý trị ban dài hạn. Vào ngày 2 tháng 8, Vương đã bảo ông Lâm rằng các cấp có thẩm quyền cao hơn đã từ chối yêu cầu sử dụng người dài hạn của ông và rằng Lâm Chí Minh phải được giao việc như là một nhân viên tạm thời. Trương Nhạc Quân, lãnh đạo Đảng của văn phòng Vụ Đường Sắt đã ra lệnh cho nhà ga xe lửa phải thành lập một “tổ giáo dục” để “giúp đỡ” ông Lâm và làm cho ông phải có “báo cáo tư tưởng” hàng tháng lên Ủy Ban Đảng của văn phòng Vụ Đường Sắt. Lãnh đạo của nhà ga xe lửa, Vương, đã yêu cầu các cấp lãnh đạo cao hơn nhiều lần cho phép Lâm Chí Minh là một nhân viên dài hạn, nhưng Ủy Ban Đảng nói với Vương rằng Phòng 610 trong Tổng Công Ty Đường Sắt Trường Sa đã từ chối chấp nhận. Ông Lâm đã không được là một nhân viên dài hạn tới tận ngày 20 tháng 10 năm 1999.

Một buổi sáng vào tháng 11 năm 2001, Ủy Ban Đảng của Vụ Đường Sắt Vinh Gia Loan đã thông báo ông Lâm chuẩn bị tới Quảng Châu để “học tập” —một cách gọi mỹ miều của “tẩy não”. Lâm Chí Minh đã tranh luận với họ và kiên quyết từ chối sự sắp xếp này. Ông đã thuyết phục thành công các nhân viên rằng ông không phải đi. Ngày hôm sau, khi ông Lâm đi làm việc, lãnh đạo của nhà ga xe lửa, Vương, đã thông báo rằng ông sẽ làm việc tại trạm xe buýt.

Một tuần sau, khi ông Lâm đang làm việc, Lưu Mỹ Phượng và Doãn Vĩnh Kỳ từ Sở Cảnh Sát Đường Sắt Vinh Gia Loan và những người từ nhà ga xe lửa đã bắt giữ ông. Họ tống ông Lâm lên một chuyến tàu tới Quảng Châu và đã giam giữ ông tại “Trường Pháp Chế Giáo Dục Thành Phố Quảng Châu” (tại số 56, đường Tra Đầu Tây Châu Bắc, thị trấn Thạch Tỉnh, khu Bạch Vân, thành phố Quảng Châu, mã bưu điện 510435). Họ đã bắt ông Lâm phải chịu tẩy não trong hơn 70 ngày và thả ông trở lại Vinh Gia Loan vào ngày 27 tháng 2 năm 2002.

Thông tin liên lạc:
Nhà ga xe lửa Vinh Gia Loan bây giờ đổi tên là Vụ Xe lửa Nhạc Dương.
Ban quản trị Vụ Xe Lửa Nhạc Dương: 86-730-3249000
Giám đốc của Vụ Xe Lửa Nhạc Dương, tên là Hồ: 86-730-3249008
Thư ký của Vụ Xe Lửa Nhạc Dương, tên là Hùng: 86-730-3249018
Trương Nhạc Quân, chủ tịch công đoàn: 86-730-3249001
Sở Cảnh Sát Đường Sắt Vinh Gia Loan: 86-730-3240118, 86-730-3240128

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/4/21/100173.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/5/2/60239.html.

Dịch ngày 4/5/2005, đăng ngày 7-5-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share