Bài viết của Chu Văn Anh, phóng viên báo Minh Huệ tại Paris
[MINH HUỆ 18-06-2019] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động để giới thiệu môn tu luyện và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc tại Parvis des Droits de l’Homme (Quảng trường Nhân Quyền) ở Paris vào hai ngày Chủ nhật liên tiếp: ngày 9 và 16 tháng 6 năm 2019.
Cả hai ngày đều có nắng ấm. Nhiều du khách đã xem các học viên biểu diễn các bài công pháp và nghe về cuộc bức hại qua máy thu âm do các học viên bật. Các học viên còn dựng bảng trưng bày về sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp ở các quốc gia khác trên thế giới. Nhiều người đã dừng lại để trò chuyện với các học viên và hỏi thêm thông tin.
Một số người dừng chân, trò chuyện đã muốn học các bài công pháp. Nhiều người trong số họ đã ký đơn thỉnh nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại, và lấy tài liệu để đọc. Nhiều du khách dừng chân trò chuyện với các học viên là đến từ Đức, một số là sinh viên đến từ Anh và Nga, nhưng phần lớn là đến từ các khu vực khác của Pháp.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp giới thiệu môn tu luyện và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc tại Quảng trường Nhân quyền ở Paris.
Du khách ký đơn thỉnh nguyện để giúp chấm dứt cuộc bức hại.
Các học viên Pháp Luân Công biểu diễn bài công pháp thứ hai trên Quảng trường Nhân quyền ở Paris.
Một nhóm trẻ nhỏ học các bài công pháp của Pháp Luân Công.
Cô Nadia ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Nadia, một người Ma-rốc đang sống ở Brussels, cho biết, cô tình cờ tìm thấy Pháp Luân Công trên Internet và biết các học viên ở Trung Quốc bị tra tấn vì đức tin của họ. Khi đi ngang qua Quảng trường Nhân quyền, cô nhìn thấy các bảng trưng bày về Pháp Luân Công. Cô đã đến để ký đơn thỉnh nguyện để bày tỏ sự ủng hộ của mình.
Cô nói: “Đây là một nhân quyền cơ bản. Một ngày nào đó, cuộc bức hại sẽ kết thúc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng quyền lực của nó để đàn áp và kiểm soát người dân, và phục vụ cho mục đích chính trị của nó. Các bạn phải tin rằng nó đang tự hủy diệt chính nó. Tôi tin một ngày nào đó, các bạn sẽ giành lại được tự do. Hãy tiếp tục những gì các bạn đang làm”.
Ông Regis Lambert và vợ ông chỉ trích cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại nước này.
Ông Regis Lambert, một người quốc tịch Pháp, và vợ ông trông thấy các tấm bảng trưng bày Pháp Luân Công trên Quảng trường Nhân quyền. Họ rất sốc khi biết người dân ở Trung Quốc đang bị tra tấn và cưỡng bức lấy mất nội tạng vì tu luyện môn thiền định ôn hòa này. Ông Lambert nói: “Chính quyền cộng sản Trung Quốc giống như Hitler và Lenin. Họ đang phạm tội giết người. Lenin đã dựng lên Đảng Cộng sản ở Nga. Chừng nào còn có những người như thế ở Trung Quốc, chúng tôi sẽ không đến đó.” Vợ ông hoàn toàn đồng tình.
Bà Nathalie Gavoille làm trong ngành bất động sản ở Paris. Bà kinh hoàng khi biết các học viên đang bị bức hại ở Trung Quốc. Bà nói: “Nó khiến người ta căm phẫn khi đọc tin về thu hoạch nội tạng. Các học viên ở Trung Quốc phải có quyền tự do tu luyện Pháp Luân Công. Tôi thấy ghê sợ khi nghe nói rằng nội tạng của họ bị cướp và bán để kiếm lời.”
Một người bất đồng chính kiến Trung Quốc mới di cư từ Trung Quốc sang Pháp nói với các học viên rằng ông tin rằng cuộc bức hại của chính quyền là không thể biện minh. Ông nói: “Miễn là chúng ta cứ làm những gì cần làm, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thể lớn mạnh được nữa. Các cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ ở Hồng Kông gần đây cho thấy mọi người nên có can đảm bước ra, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Ở Trung Quốc, không ai dám lên tiếng. Họ giả vờ ngủ quên. Một phần là do bị tẩy não, một phần là vì sợ hãi”.
Ông Han, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết: “Trong một xã hội chuyên quyền, chính quyền có thể bức hại người dân vì luyện tập hay tổ chức gì đó. Còn ở xã hội tự do, người ta có quyền tập luyện bất kỳ môn nào. Thu hoạch nội tạng là tội ác khủng khiếp”.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/18/388883.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/25/178198.html
Đăng ngày 28-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.