Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp Úc
[MINH HUỆ 23-05-2019] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã mời các ứng cử viên tranh cử vào Phòng Quản lý Công (Public Office) trong cuộc tổng tuyển cử của Úc tới tham gia một diễn đàn vào tối ngày 6 tháng 5 năm 2019 tại Trung tâm Cộng đồng Southport trên Bờ biển Vàng (Gold Coast).
Trong những người tham dự diễn đàn, có nhiều ứng cử viên của Thượng viện và Hạ viện thuộc nhiều đảng chính trị khác nhau, một số người không thuộc đảng phái nào. Mỗi người đều có dịp xem những nét nổi bật về lịch sử 20 năm của Pháp Luân Đại Pháp trong thành phố thông qua bộ sưu tập ảnh của triển lãm ảnh “Hành trình ôn hòa của Pháp Luân Đại Pháp” treo trên tường tại địa điểm tổ chức. Mỗi ứng cử viên cũng nhận được một tập tài liệu giới thiệu do các học viên địa phương tổng hợp.
Các bài diễn thuyết tại diễn đàn rất giống một diễn đàn tranh cử thông thường, mỗi diễn giả có một khoảng thời gian để tự giới thiệu về bản thân, vì sao họ điều hành văn phòng này và các chính sách của mình.
Sau đó, mỗi diễn giả lại trình bày phần trả lời với một câu hỏi có sẵn dành cho ứng cử viên như sau:
“Kể từ khi chính quyền Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp gần 20 năm trước, chúng ta đã phải đối mặt các tác động của Bắc Kinh. Khi chúng ta tổ chức hay thậm chí tham gia một sự kiện cộng đồng, chúng ta thường nghe phản hồi [rằng] nhân viên của Viện ngoại giao hay Viện Khổng Tử của chế độ này cảnh báo các Nghị viên đắc cử, địa điểm tổ chức, thậm chí là các nhà tổ chức sự kiện không được ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp, nếu không điều này có thể phá hủy quan hệ với Trung Quốc. Nếu được bầu vào ngày 18 tháng 5, quý vị sẽ chống lại ảnh của nước ngoài và đứng lên vì các nhóm cộng như của chúng tôi như thế nào?“
Nhất trí phản đối cuộc bức hại kéo dài 19 năm
Các ứng cử viên nhất trí phản đối cuộc bức hại kéo dài 19 năm này của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bao gồm giam giữ tùy tiện, tra tấn và giết hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp để lấy nội tạng.
Ông Scott Turner, ứng cử viên Úc cho vùng ngoại ô Fadden, nói rằng ông đã nhiều lần thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp phản đối sự tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc ở Khu phố Tàu tại thành phố Brisbane bằng cách để các du khách đến từ Đại lục biết được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và sự xấu xa của cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Ứng cử viên Scott Turner của Đảng Xanh Úc
“Học viên Pháp Luân Đại Pháp luôn trưng biểu ngữ và áp-phích ở đó, và tôi nghĩ đây là một cách hữu hiệu để phá bỏ các hạn chế ở Trung Quốc đối với các cuộc kháng nghị, biểu tình, bạn có thể thực sự tiếp cận những người Trung Quốc của mình và để họ biết [chân tướng về cuộc bức hại]”, ông Turner nói.
Ông Turner cũng ấn tượng với thái độ ôn hòa của các học viên.
“Những cuộc kháng nghị của họ luôn rất trang nghiêm và có sự tôn trọng người khác, và họ không bao giờ để lại bất kỳ mẫu rác nào sau sự kiện”, ông nói. Tôi nghĩ đến một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc, đó là, chim quý dẫu bị nhốt trong lồng, và một quân đội có thể đánh bại vị tướng, nhưng họ không bao giờ có thể lấy mất tinh thần và khát khao của bạn.”
Người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp viết thư cho Liên Hiệp Quốc
Ông Michael Kaff, một ứng cử viên độc lập cho McPherson, là người ủng hộ lớn cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp, nói rằng ông đã viết thư cho nhiều người có tầm ảnh hưởng lớn trong vòng ba năm qua để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc.
Ứng cử viên độc lập Michael Kaff
Ông Kaff cho biết: “Tôi đã gửi thư đến những người mà tôi biết đang tham gia Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc đối xử với các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp). Tôi đã rất tích cực truyền thông điệp ra bên ngoài. Tôi từng viết thư gửi cho một người đang làm việc ở Liên Hiệp Quốc, người giải quyết các vấn đề lạm dụng nhân quyền ở Bắc Hàn, và khi tôi nói với ông ấy về Pháp Luân Đại Pháp/ Pháp Luân Công, ông ấy nói ‘Ồ, tôi chưa nghe nói nhiều về việc này.’”
Bức hại – một ví dụ về việc ĐCSTQ đặt quyền lực cao hơn tự do
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Tự do cho vùng Fadden, anh Jake Welch gọi cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc là một ví dụ điển hình về một chính quyền đàn áp công dân của mình để tỏ ra có quyền lực.
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Tự do Jake Welch
“Đây thực sự là một ví dụ về việc con người đặt quyền lực cao hơn chính sách và nguyên tắc nhân quyền và sự tự do cá nhân như thế nào”, ông Welch nói. “[Cần phải có] chính sách đặt con người lên hàng đầu – chính là nhân quyền, tự do xã hội, và tự do ngôn luận, và tự do tín ngưỡng của chúng ta – lên trên bất cứ quan điểm đặt quyền lực quốc gia.”
Ứng cử viên Thượng nghị viện của Đảng Tự do, ông Gabe Buckley tiết lộ rằng ông đã từng bị giam giữ tại Trung Quốc nhiều năm trước chỉ vì mang theo cuốn tiểu thuyết phiêu lưu dài tập của tác giả Hardy Boys tại Ga Tàu Quảng Châu.
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Tự do, ông Gabe Buckley
Ông Buckley nói: “Tiêu đề của cuốn sách là “Gián điệp Lầu Năm Góc”, có thể là tiêu đề dại dột nhất khi mang theo khắp Trung Quốc, vì thế có một số nhân viên bảo vệ tại nhà ga thấy tôi cầm một cuốn sách có tựa đề “Gián điệp Lầu Năm Góc”, nên tôi đã bị các bảo vệ có vũ trang bắt giữ, tách tôi ra khỏi gia đình và thẩm vấn. Tôi chỉ là một đứa trẻ 10 tuổi, tôi rất hoảng sợ… [điều này] đã ảnh hưởng đến tôi và thật sự làm tôi nhạy cảm với những chính quyền hay bất kỳ ai nói rằng tôi có quyền lực cao hơn [những người khác].”
Ông không cho rằng bất kỳ ai, kể cả chính quyền cộng sản Trung Quốc, có quyền ức hiếp người khác.
“Tôi không cho rằng bất kỳ ai có quyền hơn người khác”, ông Buckley nói. “Nếu bạn đi làm cho ai đó, ông chủ của bạn có quyền hơn bạn khi bạn làm việc cho họ. Đó là tự nguyện. Đó là bạn quyết định làm và nhận chỉ đạo của cấp trên.”
Công tố viên, từng tập khí công, hy vọng sẽ mang lại sự thay đổi
Lãnh đạo Đảng Pirate, ứng cử viên Thượng viện, ông Brandon Selic cho biết ông đã làm việc gần 12 năm tại Tòa án Southport với tư cách là một luật sư và công tố viên bào chữa hình sự, và liên tục cập nhật tiến triển của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Thượng nghị sỹ Brandon Selic từ Đảng Pirate
“Tôi biết rất rõ các vấn đề nhân quyền mà các bạn lo lắng nơi quê nhà, đặc biệt về Pháp Luân Đại Pháp”, ông Selic nói. “Trước đây, tôi cũng tập luyện khí công, và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe của tôi.”
Ứng cử viên cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ quyền con người
Ứng cử viên độc lập cho Thượng viện, ông Hassan Ghulam tiết lộ ông cũng đã phải đối mặt với một dạng bức hại tinh thần ở quê nhà Afghanistan, giờ ông sẽ dành thời gian ủng hộ quyền lợi cho người tị nạn và người xin tị nạn.
Ứng cử viên độc lập cho Thượng viện, ông Hassan Ghulam
“Mỗi pháp môn, mỗi tín ngưỡng đều có quyền tồn tại và có quyền tương tác”, ông Ghulam nói. “[Chính quyền Trung Quốc] nên tìm một giải pháp tốt hơn, một biện pháp hòa bình đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người khác, với Phật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không ủng hộ cách đối xử tàn bạo thế này [của ĐCSTQ].”
Các ứng cử viên phản đối ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Úc
Các ứng cử viên cũng phản đối các nỗ lực của chính quyền Trung Quốc hòng tác động đến nền chính trị Úc và các cộng đồng khác bằng cách ép họ không ủng hộ các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Scott Turner cho biết ông tin rằng Chính phủ Úc sẽ hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài càng nhiều càng tốt.
“Các hoạt động của Học viện Khổng Tử đang cố gắng tuyên truyền và truyền bá sự kiểm soát và nói với mọi người, ‘Đừng dính líu đến Pháp Luân Đại Pháp nếu không chúng tôi sẽ cô lập ông.’ Đó là điều không thể chấp nhận được”, anh nói.
“Tôi cho rằng chúng ta cần phải thực sự quan tâm đến loại ảnh hưởng đó của nước ngoài. Chúng ta cần phải chống lại điều đó bằng mọi cách có thể [để] duy trì quyền tự do biểu đạt ý kiến trái chiều miễn là không quá đáng. Không quốc gia nào được đơn phương tác động đến quốc gia khác hay công dân của quốc gia đó.”
Ứng cử viên độc lập cho Thượng viện, bà Hetty Johnston lên tiếng phản đối hoàn toàn việc nền dân chủ của Úc “bị bán hoặc phải chịu sự thao túng của nước ngoài”.
“Tôi hoàn toàn phản đối bất kỳ thế lực nước ngoài nào (kể cả Trung Quốc) hay bất cứ phong trào quốc tế, tác động thương mại nào trong chính trị Úc, hoặc bất kỳ đảng phái chính trị nào của chúng tôi nhận tài trợ của họ, hay thực hiện các thỏa thuận ngầm để bơm tiền vào chính trị Úc nhằm tác động đến chính sách của Úc”, bà nói trong một email gửi các học viên, khuyến khích họ tiếp tục nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. “Đây là lý do chủ yếu vì sao tôi muốn ra tranh cử lần này.”
Ứng cử viên cho Thượng viện đến từ Đảng Bảo thủ (Conservatives) Úc, bà Lyle Shelton với các học viên Pháp Luân Đại Pháp
Ứng cử viên cho Thượng viện đến từ Đảng Bảo thủ (Conservatives) Úc, bà Lyle Shelton bày tỏ quan ngại về cuộc bức hại, nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp và sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc. Thượng nghị sỹ Đảng Bảo thủ Cory Bernardi cho biết ông đã chứng kiến các học viên thắp nến tưởng niệm bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra và ông đã ban hành luật pháp tại Thượng viện vào năm 2018 để chống ảnh hưởng nước ngoài của Viện Khổng Tử.
Ông Michael Kaff cho biết ông cho rằng không nên chấp nhận ảnh hưởng từ nước ngoài trong chính trị Úc và tất cả các trường hợp đã xác nhận là điệp viên nước ngoài hối lộ các nghị sỹ đắc cử cần phải được liệt vào một danh sách công khai.
“Cần phải công khai ra công chúng để chúng ta có thể đệ trình lên ủy ban chống tham nhũng và đảm bảo rằng mọi người không chịu sự tác động của Trung Quốc. Chúng ta cần quan tâm tới người dân Úc và những nhóm thiểu số đó hay những cá nhân và đoàn thể đó, những người mang đến hòa bình như các bạn đây. Chúng tôi phải đảm bảo các bạn được chăm sóc”, ông nói.
“Chúng ta không nên giúp ĐCSTQ.”
Ông Kaff cũng nói rằng ông sẽ không ngần ngại nêu lên vấn đề bức hại Pháp Luân Đại Pháp trong Quốc hội Liên bang nếu được bầu, và hối thúc Úc đa dạng hóa thương mại, chứ không chỉ tập trung vào Trung Quốc, và trở lại với các đối tác thương mại lớn như Nhật Bản và các nước châu Á khác.
“Tôi sẽ rất vui khi được đứng lên [phát biểu] tại Quốc hội và nói rằng tôi thay mặt các bạn, đảm bảo rằng Chính phủ Liên bang và thế giới, cũng như báo chí biết chuyện gì đang diễn ra”, ông Kaff nói. “Họ đã thông qua nghị quyết này rồi nghị quyết kia ở Thượng viện, nhưng họ đã thực sự hành động gì về việc này chưa? Chưa hẳn. Nó đã tác động đến thương mại của chúng ta với Trung Quốc chưa? Chưa hẳn. Có lẽ chúng ta nên xem xét hợp tác thương mại với các nước khác… Họ không giúp ta điều gì, nên chúng ta cũng không cần phải giúp họ gì cả.”
Đe dọa điều gì là phá hoại quan hệ với Trung Quốc là một “ý tưởng tồi”
Ông Jake Welch coi việc chính quyền Trung Quốc đe dọa rằng việc ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp là phá hoại mối quan hệ của Úc với Trung Quốc là một “ý tưởng tồi”.
“Cấm người dân Úc thực hành quyền tự do của chính họ, dựa trên quan hệ với ai đó ở nước khác, đối với tôi, là một ý tưởng tồi. Chính quyền và nhiều chính khách ngày nay thực sự coi trọng quyền lực hơn cả chính sách, hơn cả nguyên tắc của chính họ, và đó là điều tôi tin rằng Đảng Dân chủ Tự do thực sự có thể chống lại”, ông nói. “Chúng tôi sẽ không bao giờ vi phạm nhân quyền và các nguyên tắc kinh tế xã hội mà chúng ta đã đặt ra.”
Ứng cử viên Will ‘đáp trả’ hành vi ức hiếp của ĐCSTQ
Ông Gabe Buckley xem việc đối xử của Bắc Kinh đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp là ví dụ điển hình về hành vi ức hiếp mà ông hoàn toàn phản đối, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc có đe dọa hủy bỏ các thỏa thuận thương mại với Úc đi nữa.
“Tôi sẽ đứng giữa các bạn và chính phủ Trung Quốc. Tôi không quan tâm, tôi sẽ ‘đáp trả”, ông ấy nói. “Tôi thậm chí sẽ không nghe theo chính phủ Úc khi họ bảo tôi làm gì, chứ đừng nói đến chính phủ Trung Quốc, vì vậy họ không có hy vọng đâu… nếu chúng ta không làm tổn thương ai thì ai có quyền bảo chúng ta không được làm? Ai có quyền bảo bạn không được làm? Không ai cả.”
Ông Brandon Selic lặp lại quan điểm này và tin rằng bất kỳ mối đe dọa thương mại nào từ Bắc Kinh sẽ chỉ khiến ông ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp nhiều hơn.
Ứng cử viên cho biết có tồn tại ảnh hưởng từ nước ngoài
Ứng cử viên Thượng viện từ Đảng Đại Úc Arjay Martin, cho biết, là một sinh viên luật hiện đang học tại Đại học Bond, anh tin rằng các chính phủ nước ngoài có “can thiệp vào quyền lợi của công dân”.
Ứng cử viên Thượng viện từ Đảng Đại Úc, anh Arjay Martin
“Một số chính khách sắp gặp các nhà lãnh đạo và các học viên Pháp Luân Công thì được bảo là ‘Các vị không thể gặp những người này, nếu không các vị sẽ bị tước quyền bầu cử đợt tiếp theo.’ Thật lố bịch”, anh nói. “Kể cả đây có là một nước nhỏ đi nữa thì chúng ta cũng cần phải đứng lên bảo vệ người dân của mình, quyền lợi, đặc quyền, quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt.”
“ĐCSTQ chẳng còn trụ được bao lâu nữa”
Ông Hassan Ghulam cho biết ông tin rằng chính quyền Trung Quốc hiện nay chẳng tồn tại được bao lâu nữa và sự thay đổi đó phải xảy ra.
“Một kiểu pha trộn giữa chủ nghĩa xã hội cũ và chủ nghĩa tư bản hiện đại, cái gọi là sự giao thoa trong văn hóa Trung Quốc – như vậy có đúng không, nó có tồn tại trong nhiều thập kỷ tới không hay sẽ thay đổi? Tôi cho rằng nó sẽ thay đổi.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/23/177737.html
Đăng ngày 27-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.