Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Cộng hòa Séc

[MINH HUỆ 22-11-2018] Ngày 19 tháng 11 năm 2018, phiên điều trần công khai về cuộc bức hại Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc đã được tổ chức tại hội trường Zahán Salon, bên trong Cung điện Valdštejnsky Palác. Phiên điều trần được ông Chaloupek, thượng nghị sỹ Séc, đề xuất như bước khởi đầu cho việc soạn thảo một nghị quyết.

Phiên điều trần này được tổ chức nhằm đáp lại 40.000 chữ ký thỉnh nguyện mà Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã đệ trình Chính phủ Cộng hòa Séc hồi tháng 4 năm ngoái.

253859585dcab3566136f69b5e05dd58.jpg

Phiên điều trần về cuộc bức hại Pháp Luân Công

Tham dự phiên điều trần có các hãng truyền thông, các nhà điều tra buôn bán nội tạng người, các nhà đạo đức y học, nhà phân tích kinh tế, các thành viên của Ủy ban Helsinki Séc, đại diện của Bộ Ngoại giao, và các nạn nhân của cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Ông Ethan Gutmann, nhà báo người Mỹ và cũng là tác giả của cuốn “Đại thảm sát”, trình bày báo cáo điều tra của ông về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Trong đó, ông tập trung vào tội ác thu hoạch nội tạng.

Bà Lưu Ngọc Mai mô tả việc bà đã bị giam cầm và tra tấn như thế nào ở Trung Quốc chỉ vì bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Vương Hải Yến, đại diện đến từ Tổ chức Thế giới về Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), cũng làm nhân chứng tại phiên điều trần.

21e0a9a5744e28d73b9041235623d850.jpg

Nhà báo và cũng là nhà điều tra Ethan Gutmann

7c913e52b41c94800dac715c37d594b2.jpg

Nạn nhân Lưu Ngọc Mai (bên trái) và bà Vương Hải Yến – đại diện đến từ Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG)

Milan Kajínek, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Séc, trình bày về cuộc bức hại Pháp Luân Công từ lúc bắt đầu cho đến những diễn biến gần đây nhất.

Hai nhà nghiên cứu Kateřina Procházková và Anna Zádrapová, đến từ Viện Sinopsis, thuyết trình về nạn vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc liên quan đến các học viên Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác.

Lukáš Kudláček, nhà phân tích và tư vấn tài chính, trình bày về cách Trung Quốc sử dụng nguồn đầu tư nước ngoài để bịt miệng không cho các quốc gia phương Tây lên án nạn vi phạm nhân quyền của quốc gia này.

Sau các bài thuyết trình và lời khai [từ các nhân chứng], hai thành viên của Ủy ban Helsinki Séc là Lucie Rybová và Monika Šimůnková đã phát biểu ủng hộ cho việc soạn thảo bản nghị quyết.

Tham gia phiên điều trần còn có cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Daniela Hermana, Thượng nghị sỹ Marek Hilšer, nhà đạo đức y học Jan Payne, và nhà hoạt động xã hộiJan Šinágl.

Ông Lukáš Kaucký, đại diện của Bộ Ngoại giao, nói với các đại biểu tham dự rằng Châu Âu cần gây áp lực với Trung Quốc để cải thiện tình hình nhân quyền của quốc gia này.

46a88211b288c31a819ed18c24858809.jpg

Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Daniela Hermana, hai thành viên của Ủy ban Helsinki Séc là Lucie Rybová và Monika Šimůnková, và nhà báo Kateřina Procházková (từ trái sang phải)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/22/377507.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/28/173425.html

Đăng ngày 01-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share