Bài viết của Dung Pháp, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 9-12-2018] Ngày 4 tháng 12 vừa qua, bộ phim “Thư từ Mã Tam Gia” được trình chiếu tại Nghị viện Châu Âu. Sự kiện này do ông Tomas Zdechovsky, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu tại Cộng hòa Séc, tổ chức, và có sự tham dự của thành viên các tổ chức nhân quyền quốc tế, các hiệp hội của Liên hợp quốc.

Thư từ Mã Tam Gia” là bộ phim tài liệu về bức thư viết tay tìm thấy trong một hộp đồ chơi Halloween do cô Julie Keith mua từ một cửa hàng Kmart tại Oregon vài năm trước. Bức thư được một tù nhân làm đồ chơi bị tra tấn tên là Tôn Nghị viết trong Trại Lao động Mã Tam Gia khét tiếng ở Trung Quốc. “Tội” của ông là đã tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm từ năm 1999.

cafc5cd4f5af48e32e7e8acd82bd389c.jpg

Ông Tôn Nghị cùng bức thư ông viết trong Trại lao động Mã Tam Gia

07b13ace910d51267b972018a34bc0f1.jpg

Ông Tomas Zdechovsky, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, tổ chức buổi chiếu phim “Thư từ Mã Tam Gia” vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. Các nghị sỹ tham gia thảo luận (từ trái sang phải): đạo diễn của bộ phim, ông Leon Lee, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu Tomas Zdechovsky, và ông Willy Fautré, đạo diễn và nhà đồng sáng lập của tổ chức Nhân quyền không Biên giới.

Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu Tomas Zdechovsky: Bộ phim tiết lộ một cách chân thực hiện trạng của Trung Quốc

Ông Tomas Zdechovsky, nghị sỹ Nghị viện Châu Âu, đến từ Cộng hòa Séc. Ông nội của ông đã từng bị giam giữ trong một trại tập trung. Một số người thân của ông cũng bị giết ở đó. Ông đã xem “Thư từ Mã Tam Gia” trước buổi trình chiếu nên đã tổ chức sự kiện này để giúp mọi người nhìn rõ hơn về Trung Quốc.

Ông nhận xét rằng bộ phim tiết lộ một cách sinh động và toàn diện mặt tối của xã hội Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cách mà chính quyền này đã đàn áp rất nhiều công dân Trung Quốc, đặc biệt là những người tu luyện Pháp Luân Công và tất cả các tôn giáo khác.

Ông Zdechovsky ca ngợi ông Tôn Nghị vì sự can đảm và cho hay ông rất cảm động trước cách ủng hộ chồng của vợ ông Tôn. Ông Zdechovsky cho biết, đoạn hay nhất đối với ông là khi ông Tôn gặp cô Julie Keith, người phụ nữ Mỹ đã tìm thấy bức thư trong hộp đồ trang trí Halloween.

Ông Zdechovsky là nhà đồng bảo trợ cho nghị quyết của Nghị viện Châu Âu hồi tháng 12 năm 2013 nhằm phản đối nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. “Chúng ta cần có những cuộc đối thoại mở với Trung Quốc về những vấn đề này. Một trong những vấn đề đã và đang tồn tại là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Chúng ta không thể không có các cuộc đối thoại mở và không thể nói rằng vấn đề này không tồn tại.”

“Tôi cho rằng chủ nghĩa cộng sản không còn triển vọng gì, không chút nào nữa”, ông nói thêm. “Chúng ta đã thấy điều này ở Châu Âu. Tại các nước sau thời cộng sản, chủ nghĩa cộng sản đang ngày càng đi xuống… Tôi thấy những gì họ đã làm với người Công giáo, với các học viên Pháp Luân Công và các cộng đồng tôn giáo khác, là tuyệt đối không thể chấp nhận được!”

Ông Willy Fautré: Chúng ta phải hành động để phơi bày cuộc bức hại

Ông Willy Fautré, đạo diễn và nhà đồng sáng lập của tổ chức Nhân quyền không Biên giới, nhận xét đây là một bộ phim hết sức cảm động. Ông cho hay, những thông tin như vậy cần phải được phơi bày ở quy mô lớn hơn.

“Tôi cho rằng việc chia sẻ thực trạng về Trung Quốc trong một tổ chức như vậy là rất quan trọng. Đó là nơi có sự hiện diện của 28 quốc gia thành viên, họ có thể tiếp nhận thông tin mà chúng ta muốn đưa ra và làm rõ hơn. Chúng ta nhất định phải thực hiện các bước nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề đàn áp và chế độ độc tài ở Trung Quốc.”

Thành viên của Hiệp hội Liên hợp quốc: Hãy nói ‘Không’ với bức hại

Ông Kurt Nielsen là thành viên của Hiệp hội Liên hợp quốc đến từ Đan Mạch. Ông đến tham dự một hội nghị, và nhân dịp này đã xem bộ phim. Ông cho hay, trước sự kiện này, ông không biết nhiều về Pháp Luân Công. Ông rất cảm động trước đức tin mà ông Tôn Nghị đã thể hiện.

Tôi thích bộ phim này mặc dù đó là một câu chuyện kinh hoàng! Chúng ta phải lên tiếng. Chúng ta cần có lương tri. Ở Châu Âu, nhân quyền hết sức quan trọng”, anh Nielsen chia sẻ. “Chúng ta có tòa án nhân quyền trong Hội đồng Châu Âu. Công dân Châu Âu có thể đưa những chính phủ lạm dụng những luật này ra tòa.“

Ông Nielsen cho biết, ông sẽ chia sẻ bộ phim với nhiều người hơn ở quê nhà và các hiệp hội mà ông tham gia.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/9/378214.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/16/173646.html

Đăng ngày 21-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share