Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-2-2019] Theo thông tin thu thập bởi trang Minghui.org, tháng 1 năm 2019 đã ghi nhận thêm 52 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị hệ thống tòa án của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kết án tù.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyên dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại pháp môn này vào tháng 7 năm 1999, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và giam giữ, cầm tù, tra tấn, lao động cưỡng bức, và thậm chí bị thu hoạch nội tạng.
Các học viên bị kết án bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như giảng chân tướng, phổ biến thông tin về Pháp Luân Công, và đăng thông tin về cuộc bức hại nên các phương tiện truyền thông xã hội.
Các học viên bị kết án đến từ 13 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, trong đó tỉnh Sơn Đông (12 học viên) và tỉnh Cát Lâm (7 học viên) có nhiều học viên bị kết án nhất.
Bởi vì sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, số lượng các học viên Pháp Luân Công bị kết án không thể luôn luôn được báo cáo kịp thời, hoặc không phải tất cả thông tin đều có sẵn.
Thời hạn bản án trong khoảng từ 9 tháng tới 13 năm, trung bình là 3.74 năm.
Ông Tả Hồng Đào ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, bị kết án 13 năm tù giam trong khi vợ ông là bà Thôi Thu Vinh, mặc dù không tu luyện Pháp Luân Công, vẫn phải chịu mức án 19 tháng tù.
18 học viên đã bị cảnh sát tống tiền hoặc bị tòa án phạt với số tiền tổng cộng là 158.000 Nhân dân tệ, trung bình mỗi người là 9.875 Nhân dân tệ. Hai học viên, ông Thái Vĩ Hoa ở tỉnh Hắc Long Giang và ông Lưu Kiệt ở tỉnh Sơn Đông, mỗi người đã bị phạt 30.000 Nhân dân tệ.
Có 7 học viên có tuổi đời trên 65 tuổi. Mức án của họ phải chịu từ một tới bốn năm tù giam. Hai học viên lớn tuổi nhất, bà Lưu Thục Nham và ông Từ Cảnh Siêu, 85 tuổi, đã phải chịu mức án 2.5 năm tù giam và 3 năm án treo. Ông Từ còn bị phạt 10.000 Nhân dân tệ.
Các trường hợp học viên bị kết án được trình bày sơ lược dưới đây:
Những bản án kéo dài
Bốn học viên ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc bị kết án từ 8 tới 13 năm tù giam sau khi họ không chịu từ bỏ đức tin của mình. Sau một năm rưỡi bị bắt giữ, ông Tả Hồng Đào, ông Ngô Văn Chương, bà Lý Quốc Ái, và ông Lưu Trường Phú lần lượt bị kết án 13, 11, 10, và 8 năm tù giam. Gia đình họ đã gửi đơn kháng án.
Vợ ông Tả, là bà Thôi Thu Vinh, mặc dù không tu luyện Pháp Luân Công nhưng vẫn bị kết án 19 tháng tù giam. Bà được trả tự do vào ngày 9 tháng 1 năm 2019 sau kết thúc bản án.
Những học viên cao tuổi bị nhắm tới
Tháng 1 năm 2019, 7 học viên từ 65 tuổi trở lên đã bị kết án tù chỉ vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Một trong số đó là bà Tống Triệu Hằng, 76 tuổi, đã đột ngột qua đời vào ngày 14 tháng 1 khi đang chờ đợi bản án.
Thẩm phán đã dọa sẽ kết án bà Tống, một giáo viên đã nghỉ hưu, 9 năm tù giam nếu bà không chịu từ bỏ đức tin của mình. Bà đã qua đời trong trại giam.
Ngày 23 tháng 1 năm 2019, năm học viên Pháp Luân Công đã bị Tòa án Thành phố Ngọc Thụ kết án và phạt tiền. Bốn người trong số đó có tuổi đời từ 69 tới 85 tuổi.
Bà Trương Ngọc Khiết, 69 tuổi, bị kết án 3 năm 2 tháng tù giam và bị phạt 5.000 Nhân dân tệ, nhưng bà vẫn chưa nhận được bản án chính thức. Bà Trương đã bị bắt, tạm giam, và bị đưa đi lao động cưỡng bức vài lần vì nói với mọi người về Pháp Luân Công.
Bà Lý Tú Quyên, ngoài 50 tuổi, đã phải nhận mức án một năm tù giam và bị phạt 5.000 Nhân dân tệ.
Bà Lý Khánh Hà, 75 tuổi, bị kết án 3 năm tù giam và 4 năm án treo. Trước đây, khi còn là một công chức, bà Lý đã bị bắt khi đang nói cho mọi người về Pháp Luân Công. Nhà bà cũng đã bị lục soát.
Bà Lưu Thục Nham và ông Từ Cảnh Siêu, cả hai cùng 85 tuổi, đã phải chịu mức án 2.5 năm tù giam và 3 năm án treo. Ông Từ bị phạt 10.000 Nhân dân tệ.
Vào ngày 24 tháng 1, bà Cao Tốn Hoa, một học viên ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, bị kết án một năm tù giam và bị phạt 2.000 Nhân dân tệ.
Bà Cao, gần 80 tuổi, bị bắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2018 sau khi bị tố cáo với cảnh sát vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Sau khi biết tin bà bị bắt, người mẹ già 100 tuổi của bà đã đi tới tòa án để gặp con gái, nhưng đã bị yêu cầu trở về nhà và đợi tin.
Hai học viên khác, ngoài 70 tuổi, cũng bị kết án. Bà Lâm Kim Lan, 76 tuổi, ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông bị kết án 3.3 năm tù giam. Bà Lý Hợp Trân, 72 tuổi, ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị kết án 4 năm tù giam.
Bị kết án vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại
Mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng có rất nhiều học viên vẫn tiếp tục bước ra giảng chân tướng cho mọi người về cuộc bức hại. Chính quyền Trung Quốc trả đũa bằng cách kết án tù các học viên này.
Giáo sư bị kết án vì chia sẻ thông tin về cuộc bức hại trên phương tiện truyền thông xã hộiÔng Tăng Hạo, một giáo sư làm việc tại trường Cao đẳng Thiên Hà, thuộc Đại học Bách khoa Quảng Đông, đã bị bắt vào ngày 10 tháng 8 năm 2018 vì đã chia sẻ thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên ứng dụng QQ.
Ông Tăng Hạo
Ngày 29 tháng 1, Tòa án Quận Hải Châu ở thành phố Quảng Châu đã kết án ông Tăng 3.5 năm tù giam và phạt ông 10.000 Nhân dân tệ. Cả luật sư và gia đình ông đều không được thông báo về phiên tòa xét xử. Ông đã tuyên bố rằng sẽ kháng án.
Một phụ nữ bị kết án vì đã giúp đỡ người đàn ông bị ngất xỉu và giới thiệu Pháp Luân Công cho ông ta
Ngày 17 tháng 1 năm 2017, bà Đồng Lệ Quyên ở thành phố Quảng Châu trông thấy một người đàn ông bị ngất ở phía trước một hiệu thuốc và vội vàng tới giúp ông ta. Khi người đàn ông này tỉnh lại, bà bảo ông ấy rằng việc niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo” có thể giúp ông, và tặng ông ấy thẻ đánh dấu trang sách của Pháp Luân Công sau khi ông đồng ý.
Hai nhân viên an ninh nghe được cuộc nói chuyện của họ, đã lục soát túi của bà và đã đưa bà tới đồn cảnh sát. Bà bị bắt giữ và sau đó bị tạm giam tại Trại tạm giam Quận Hải Châu.
Bà Đồng có mặt tại tòa lần đầu vào ngày 17 tháng 5 năm 2018. Ngày 16 tháng 1 năm 2019, bà bị kết án 2 năm tù giam và bị phạt 5.000 Nhân dân tệ. Vì bà đã từng bị tạm giam hai năm trước khi kết án, bà đã được trả tự do sau phiên tòa xét xử.
Cư dân Quý Châu bị kết án vì phân phát các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công
Bà Chu Gia Thái và bà La Thúy Cầm, ở huyện Uy Ninh, mới bị kết án tù. Bà Chu bị kết án 10 năm tù giam còn bà La bị kết án 5 năm tù giam vì đã phân phát [các tài liệu] thông tin về Pháp Luân Công.
Đầu tiên, hai bà bị bắt vào ngày 16 tháng 10 năm 2017, sau khi họ bị báo cáo vì phân phát các tài liệu vào ngày 13 tháng 8. Cảnh sát đã lục soát nhà hai bà và tịch thu các tài liệu về Pháp Luân Công và các vật dụng cá nhân khác.
Hai bà bị xét xử vào ngày 27 tháng 11 năm 2018, và được luật sư đại diện bào chữa không có tội trước tòa. Cả hai bà sẽ kháng nghị bản án.
Bản án của người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông đã được ấn định một tháng trước khi diễn ra phiên xét xử bí mậtÔng Đỗ Dĩ Hợp, ở huyện Nghi Nam, bị bắt giữ lần đầu vào ngày 28 tháng 5 năm 2018, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) dự kiến được tổ chức ở thành phố Thanh Đảo trong hai ngày 9 và 10 tháng 6 năm 2018. Được biết cảnh sát đã bắt ông nhằm ngăn ông rời nhà tới làm việc tại một thành phố khác.
Sau khi ông bị bắt, gia đình ông đã nghe được thông tin từ một người quen có mối liên hệ với chính phủ rằng chính quyền đã quyết định kết án ông bốn năm tù giam.
Sau đó một tháng, ngày 24 tháng 11, một phiên xét xử bí mật đã được tổ chức trong phòng xét xử tạm thời tại Trại giam Nghi Nam, tại đó ông Đỗ bị kết án 4.5 năm tù giam. Gia đình ông chưa nhận được thông báo chính thức về bản án của ông.
Danh sách các học viên bị kết án (định dạng PDF)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/10/382544.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/21/175911.html
Đăng ngày 08-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.