Ban Biên tập Minh Huệ chỉnh lý
[MINH HUỆ 26-12-2000]
Từ trước tới nay vùng núi Himalaya vẫn luôn là vùng đất có nhiều người tu luyện, người dân ở đó có một cuộc sống chất phác, ai ai cũng giỏi múa hát, ngoài ra còn sùng bái Phật Pháp. Lúc bấy giờ có một người tu luyện tên là Milarepa. Chúng Phật Bồ Tát phải tu nhiều đời nhiều kiếp mới thành, nhưng Milarepa lại chỉ cần một đời là thành tựu được công đức tương đương với những Phật và Bồ Tát ấy, sau này trở thành thủy tổ của Bạch giáo Tạng Mật.
Tiếp theo Phần 5
Thượng sư Milarepa nói: “Khi ta muốn tự sát, các lạt ma chạy lên chạy xuống khuyên ta, cầu xin thượng sư. Một lúc sau, thượng sư Mã Nhĩ Ba tâm tình bình tĩnh lại, rồi nói: ‘Ồ, gọi Dakmema đến đây!’ Sư mẫu đến, thượng sư hỏi: ‘Nga Ba Pháp thân Kim Cang đi đâu rồi?’
Sư mẫu nói: Nga Ba lạt ma theo mệnh lệnh của Ngài đi lấy thân trang nghiêm và ngọc ấn của Na Nặc Ba, khi đến ngoài cửa, thì thấy Đại Lực muốn tự sát, cầu Nga Ba lạt ma siêu độ cậu ấy sau khi chết. Hiện giờ họ đang khuyên giải Đại Lực.’
Thượng sư nghe thấy, không cầm được nước mắt, nói: ‘Đệ tử tốt như vậy! Những điều kiện nên có của một người thừa học chân ngôn bí mật thì đều có đủ, đúng là đáng thương xót. Bà hãy gọi hết họ đến đây đi!’
Ta nghe được câu này, cảm thấy nóng lòng, tranh lời nói: ‘Con đi sợ không có ai vui mừng! Một tội nhân giống như con đây, khi thượng sư tâm tình bình tĩnh rồi, cũng không xứng đến trước mặt Ngài; cho dù bất chấp khó khăn mà đi; chỉ sợ cũng chỉ có thể bị đánh mắng mà thôi!’ Nói xong vẫn khóc rống thống khổ không ngừng. Nga Ba thượng sư nói với vị đồ đệ kia: ‘Ngươi hãy đem lời này của Đại Lực nói lại với thượng sư, xem Đại Lực có thể đến trước mặt thượng sư hay không. Ta muốn ở đây chăm sóc cho cậu ấy, nếu không có thể lại xuất hiện sự việc gì đó ngoài ý muốn!’ Vị đồ đệ này bèn chạy về kể lại hết đầu đuôi gốc ngọn cho Thượng sư Mã Nhĩ Ba. Sư mẫu cũng đi cùng vào trong.
Thượng sư nói: ‘Lời cậu ta nói, chiểu theo tình hình trước đây thì quả là đúng; có điều hiện giờ đã khác rồi, cậu ta không cần phải sợ hãi nữa. Lần này, ta tiếp đãi Đại Lực như vị khách chính. Dakmema! Bà đi gọi cậu ta đến đi!’ Sư mẫu hết sức vui mừng đến nói với ta: ‘Thượng sư đã khởi một tâm thương cảm lớn nhất đối với con! Lần này sẽ chiêu đãi con như vị khách chính, bảo ta đến gọi con vào! Con biết đấy, ông ấy không hề mắng ta. Con hãy mau vui mừng rạng rỡ mà đi đi!’ Ta nửa tín nửa nghi, không còn tin vào tai mình nữa, bèn bước vào trong phòng đó một cách mơ hồ.
Mọi người ngồi xuống rồi, thượng sư nói: ‘Theo những việc đã qua mà nói, chúng ta ai cũng không sai. Ta vì muốn thanh tịnh đi tội nghiệp của Đại Lực, do vậy cố ý để cho cậu ấy khổ hành, lại bảo Đại Lực sửa nhà ở, như vậy thuận theo đạo thanh tịnh mà thanh trừ đi nghiệp lực kia; hiện giờ đã hoàn thành rồi, do vậy ta không hề sai. Dakmema là một nữ nhân, tâm địa quá mềm yếu, quá từ bi, khó trách bà ấy, nhưng làm giả ấn tín, thì lại là làm một việc sai lớn. Nga Ba cũng không sai, nhưng trước hết phải trả lại cho ta thân trang nghiêm và ngọc thạch, sau này ta sẽ lại đưa cho. Còn về Đại Lực, cậu ấy vì nóng lòng cầu Pháp, dùng hết tất cả các biện pháp để đắc Pháp, cũng thực sự khó trách.
Lần này, Nga Ba không biết là tin giả do Dakmema tạo ra, nên đã truyền cho Đại Lực khẩu quyết và quán đỉnh, do vậy, ta không còn cách nào khác khiến cậu ấy thống khổ, do vậy lửa giận bùng lên, thỉnh cầu của các ngươi ta đều không nghe. Nhưng các ngươi cần biết rằng, sự phát nộ này so với sự phát nộ của người thường ở thế gian là khác nhau, trước đây bất bất kỳ sự việc gì ta biểu hiện ra, đều là vì duyên cớ của Pháp, về bản chất tự bản thân nó là thuận theo đạo Bồ đề (ý nói phù hợp tương thích với tinh thần của Phật Pháp). Các ngươi là người không hiểu phương tiện giải thoát, không được khởi tà kiến! Thêm nữa, đứa con trai Đại Lực này của ta, nếu có thể chịu chín lần đại thống khổ, đại dày vò, thì cậu ấy sẽ không còn phải chịu “hậu hữu” (tức là không phải tiếp tục lục đạo luân hồi); không chỉ như vậy, còn có thể có cơ hội tu thành Phật. Hiện giờ không thể được như vậy, còn có một chút chút nghiệp lực còn dư lại, ở đây duyên cớ hoàn toàn là do tâm đàn bà mềm yếu của Dakmema.
Nói là như vậy, nhưng một phần lớn nghiệp lực của cậu ấy đều đã căn bản được thanh trừ trong chín lần đại khổ hành và vô số lần tiểu khổ hành rồi. Từ nay về sau, ta cần gia trì, truyền quán đỉnh và khẩu quyết cho cậu ấy, truyền thụ cho cậu ấy những tâm yếu khẩu quyết bí mật nhất của ta, còn phải cho cậu ấy một cái vốn tu hành, giúp cho cậu ấy tất cả trợ duyên tu hành, khiến cậu ấy có thể tu hành cho tốt. Đại Lực! Con hiện giờ có thể thật sự vui mừng rồi!’
Lúc đó, ta thầm nghĩ: ‘Đây là mộng? Hay là thật? Nếu là mộng, ta hy vọng vĩnh viễn không tỉnh lại nữa.’ Trong tâm khởi lên một niềm vui vô lượng, thích đến mức nước mắt chảy ra như suối. Vừa khóc vừa bái lạy thượng sư. Sư mẫu, Nga Ba lạt ma và tất cả mọi người trong đại hội, có người nghĩ: Cách tận diệt tội nghiệp của thượng sư thật là kỳ diệu! Có người nghĩ: Sự từ bi gia trì của thượng sư thật lớn! Có người lại nghĩ: Thượng sư đúng là không khác gì Phật Đà! Sư mẫu và Nga Ba lạt ma đều cảm động thay cho ta, vui mừng cho ta, hai mắt rơi lệ, thay ta quỳ lạy thượng sư nói: ‘Thực sự cảm ơn Ngài!’ Thế là mọi người đều cười vui trong nước mắt mà dự hết Hội Cung Luân.
Đêm hôm đó, mọi người tụ tập lại, sau khi làm xong Hội Cung Luân, thượng sư nói: ‘Ta làm lễ xuất gia, truyền thụ giới giải thoát cho con’, bèn xuống tóc tịnh thân cho ta. Thượng sư nói với ta: ‘Tên của con, khi ta và con mới gặp mặt, đã chọn tốt rồi. Ta mộng thấy Na Nặc Ba (Naropa) thượng sư lấy tên cho ngươi, gọi là Mila (Mật lặc) Kim cang tràng.’ Thế là lấy đó làm pháp danh của ta, truyền giới cư sỹ và giới Bồ tát cho ta.
Sau khi thượng sư làm lần gia trì tâm ý lần cuối cùng cho Nội Cung Thiên Linh Cái (một loại Pháp khí mà mật thừa tu trì sử dụng), Thiên Linh Cái đột nhiên bừng sáng ngũ sắc quang minh, mọi người trong hội đều nhìn thấy. Sau khi tổ sư Cam Lộ Thượng Cung và chư Phật gia trì, Mã Nhĩ Ba thượng sư tự mình uống Cam Lộ, sau đó đưa Cam Lộ cho ta, ta đón lấy uống một mạch đến hết. Thượng sư nói: ‘Căn cơ quả là tốt!’
‘Nội cung của ta so với bốn quán đỉnh chính thức truyền thừa khác (bình quán, mật quán, huệ quán, đại thủ ấn quán, bốn cái này là bốn bộ quán đỉnh vô thượng của Mật tông, gồm hết tất cả Mật Pháp) thì còn đặc thù hơn, sáng sớm hôm sau, ta sẽ truyền quán đỉnh cho ngươi!’ thượng sư lại nói.
Sáng sớm hôm sau, chúng ta tiến hành thiết lập nghi lễ Chakrasamvara mandala, truyền thụ quán đỉnh. Khi khai hiển đàn thành, thượng sư chỉ biểu đồ đàn thành nói: ‘Đây là biểu tượng đàn thành do màu vẽ dân gian vẽ thành, đàn thành chân chính, các ngươi xem!’ Nói rồi tay chỉ vào hư không, vừa chỉ một cái, trong không trung hiện ra Chakrasamvara Yidam (biệt danh của Thượng lạc Kim Cang). 24 cảnh giới trang nghiêm, 32 nơi thánh khiết, bát đại thi lâm (tám chỗ hỏa táng lớn). Các vị Không hành bay lượn vòng quanh. Sau đó, thượng sư và tất cả chư Phật và các Thánh đồng thanh nói: ‘Lấy tên cho ngươi là Hỷ Tiếu Kim Cang.” (Pal Zhepa Dorje)
Thượng Sư quay lại nói với ta một số bản Tục của Tây Tạng (kinh điển của Mật tông thường gọi là “Tục“ – Tantra), chỉ cho ai xem Pháp và các khẩu quyết mật tu; lại đặt tay lên đỉnh đầu ta nói: ‘Con à, ngay từ khi con mới đến, ta đã biết con là đệ tử có căn khí; vào đêm trước khi con đến chỗ ta đây, ta có một giấc mộng: mộng này điềm báo rằng, con sẽ có một sự nghiệp quảng đại trong Phật Pháp. Dakmema cũng có một giấc mộng tương tự, đó là sự hiển hiện của hộ Pháp không hành thủ miếu. Do vậy, con là đệ tử do thượng sư Không Hạnh Mẫu đem đến cho chúng ta, do vậy ta mới giả làm ruộng đến nghênh tiếp con đó.’
‘Con uống hết rượu mà ta cho con, rồi canh tác ruộng cho đến khi không còn chút nào, đó chính là điềm báo con lĩnh hội được khẩu quyết thành pháp khí, đạt đến viên mãn đại giác. Sau này, con cung phụng ta một cái bát đồng có bốn núm, điều này cho thấy con sẽ trở thành một trong bốn đại đệ tử của ta. Trên bát đồng không có một chút sứt mẻ nào, cho thấy những phiền não dơ bẩn của con là ít, báo hiệu thân hưởng ‘Chuyết Hỏa Định’ đại noãn lạc. Con dùng bát đồng đến cung phụng ta, cho thấy tương lai khi con tu hành sẽ có khó khăn về thức ăn, phải chịu đựng thống khổ của việc đói bụng. Vì để khiến nửa đời sau này của con và đệ tử Pháp thống của con thu được lợi ích, lại vì để khiến cho những đệ tử có căn khí dựa theo tinh yếu của khẩu quyết để khởi được hỷ lạc, ta bèn cho đầy bơ vào trong cái bát đồng không, rồi đốt cháy thành đèn sáng. Để khiến cho con có thanh danh quảng đại, ta gõ bát đồng cho nó kêu. Để tịnh trừ đi tội nghiệp của con, do vậy ta gọi con đến xây dựng các căn phòng tức, tăng, hoài, tru (nghỉ, ghét, nhớ, giết). Ta đuổi con ra khỏi hội quán đỉnh, lại làm rất nhiều sự việc không hợp tình hợp lý, nhưng con không khởi một tà kiến nào; điều này cho thấy tương lai đệ tử và Pháp thống của con sẽ có đủ các điều kiện nên có của đệ tử như tín tâm khi học đạo, tinh tấn, trí huệ, từ bi. Khi tu đạo, có thể như vậy mà không sinh chút đại tham nào, có nỗ lực tu hành nhẫn khổ tinh tấn; cuối cùng có thể có được giác ngộ, có được chứng giải (giác ngộ chứng giải), có đủ từ bi và gia trì, trở thành thượng sư viên mãn. Pháp thống khẩu thụ thừa truyền này của ta sẽ phát huy rực rỡ, như trăng tròn lên cao, quang huy vô hạn. Con à! Con nên vui mừng đó!’
Thượng sư thụ ký, cổ vũ, an ủi và khen ngợi ta như vậy. Từ đó về sau, ta bước trên con đường tu chính Pháp hạnh phúc.”
Nhã Quỳnh Ba lại hỏi: “Tôn giả, sau khi ngài đắc được khẩu quyết, là lập tức đến núi tu hành phải không? Hay là vẫn ở lại nhà của thượng sư Mã Nhĩ Ba?”
Milarepa nói: “Thượng sư bảo ta trước mắt cứ yên tâm ở bên cạnh Ngài mà tu hành, lại chuẩn bị lương thực rất tốt, để ta đến chỗ động Ngọa Hổ đá (Tiger Nak) gần thôn La Trát Ô để tu hành. Khi ta tu hành ở trong động, thì đốt một chiếc đèn bơ ở trên đỉnh đầu; đèn không cháy hết thì thân thể bất động, cũng không ngồi xuống. Cứ vậy tu định cả ngày cả đêm, qua 11 tháng.
Một hôm, Thượng sư và Sư mẫu mang theo những đồ ăn thức uống tốt nhất của Hội Cung Luân đến động để thăm ta. Ở cửa động, thượng sư nói: ‘Con à, con tự học định đến hôm nay, vừa tròn 11 tháng rồi đó, con có thể làm cho cái đệm ngồi không lạnh biến thành lạnh, nếu tinh tấn tu hành, ta thực sự rất vui mừng. Hiện giờ tạm thời phá vỡ ‘cửa khu’ đến chỗ cha đây nói chuyện, nghỉ ngơi một chút, khôi phục sức lực, rồi nói một chút với ta về giác thụ chứng giải (trải nghiệm) của con.’
Ta ở trong động, sau khi nghe thấy lời của thượng sư, ta nói: ‘Nghỉ ngơi thì quả không cần thiết, nhưng đây là mệnh lệnh của thượng sư, không thể không đi ra!’ Chính lúc muốn phá vỡ ‘cửa khu’, thì trong tâm do dự, cảm thấy đi ra rất đáng tiếc. Do dự như vậy một hồi, thì lại càng mất đi dũng khí đánh vỡ cửa. Sư mẫu bèn tới nói: ‘Con à! Con có phải đang phá cửa không vậy!’
‘Con không có dũng khí phá cửa.’
Sư mẫu bèn nói: ‘Con đi ra là hoàn toàn không sai lầm đâu, đây là căn nguyên to lớn thâm sâu của Mật tông chân ngôn thừa. Đặc biệt là tính khí của thượng sư nóng nảy, con không được mất đi căn nguyên. Mẫu thân đến thay con phá của, mong con hãy ra cho sớm!’ Sư mẫu nói xong thì hủy luôn đi cái cửa. Thế là ta đi cùng thượng sư và sư mẫu trở về chùa.
Về đến chùa, thượng sư nói: ‘Hiện giờ cha con chúng ta sẽ tu nghi quỹ của ‘hiện quan’! Dakmema bà hãy chuẩn bị Hội Cung!’ Trong Hội Cung, Thượng sư nói: ‘Con à! Đối với khẩu quyết thì con hiểu thế nào? Có được giác chứng ngộ cảnh gì không? Hãy từ từ nói với ta đi!’
Ta quỳ trước mặt thượng sư, chắp tay trước ngực, rơi lệ mà hát một bài ca cung phụng bảy chi.
Sau khi cung kính với thượng sư, ta lại dần dần khởi bẩm với thượng sư: ‘Không có khác biệt gì với Kim Cang trì thưa thượng sư phụ mẫu! Sự từ bi và gia trì vô tỷ của Ngài, khiến đệ tử cảm nhận được ân đức vô tỷ của Ngài. Bây giờ để con trình bày trước tôn sư một chút ngộ giải, xin Ngài hãy từ trong tâm cảnh Pháp tịch tĩnh (tĩnh lặng) của mình, mà thương xót hạ cố lắng nghe!’
‘Cái thân tâm vướng víu này của chúng ta, là do 12 cái duyên ‘vô minh’ khởi mà sản sinh; thân người này của chúng ta, một phương diện là một chất hỗn hợp do huyết nhục trói buộc, nghiệp quả lôi kéo, chấp về tinh thần; nhưng cái thân người này! Đối với những người có phúc đức, có chỗ thiện, thì lại là một con thuyền qúy vô giá. Bảo thuyền này sẽ dùng để đi qua con sông sinh tử, đi đến bờ bên kia của giải thoát! Đối với những người làm điều ác tạo nghiệp, thì thân người lại là nơi tập hợp những tình thú độc ác dẫn dụ con người. Cùng là thân người, làm thiện làm ác, hướng lên hướng xuống, sẽ chiêu mời tới niềm vui hay thống khổ, chính là khác nhau như vậy! Con đã giác ngộ được – việc làm thế nào để có thể lựa chọn ở chỗ ngã ba đường, làm thế nào để vận dụng cái thân người này, là việc trọng yếu nhất trong cuộc đời.
Biển lớn luân hồi là căn nguyên của hết thảy thống khổ, nó là khó vượt qua như vậy, hôm nay may có thượng sư từ bi chỉ dẫn, trong biển lớn mênh mông cuồn cuộn đã chỉ cho con một phương hướng.
Con cũng ngộ ra: Lúc mới đầu bước vào Phật đạo, nên quy y thượng sư tam bảo, thứ đến mới là học tập [như] Pháp. Hết thảy trong việc học tập, điều khẩn yếu nhất là nghe theo thượng sư, bởi vì thượng sư là căn nguyên của hết thảy hạnh phúc; tất cả giáo huấn của thượng sư đều phải tuân theo; [như] Pháp giữ gìn Tam muội gia giới (giới trong Mật tông), thủ giới là cơ sở khẩn yếu nhất!
Trong vô vàn chúng sinh, tỷ lệ của con người ít ỏi nhường này; trong vô vàn quần thể người, người có thể nghe được Phật Pháp, biết được con đường giải thoát, có thể bước trên con đường lớn (đại đạo) Bồ Đề, lại càng ít ỏi; vì vậy trong tất cả các chúng sinh vô tận, người có cơ duyên bước vào Phật Pháp, nếu so tỷ lệ thì lại càng ít ỏi nhường nào, khó đắc được nhường nào!
Mặc dù chúng ta đã may mắn đắc được cái thân người này, nhưng lại không thể bảo đảm an toàn sinh mạng, ai biết được đến ngày nào đó sẽ chết, đến ngày nào đó sẽ mất đi cái thân người quý giá này, cho nên phải trân quý cái thân người này, quý tiếc cái thân người này.
Vạn vật vạn tượng của vũ trụ, đều chịu chi phối của luật nhân quả, thiện nhân thì đắc thiện quả, ác nhân thì đắc ác quả; hiểu được luật nhân quả trong tam thế, mới có thể liễu giải báo ứng khổ lạc, và nguyên do của hiền ngu quý tiện. Lại bởi hết thảy của vũ trụ đều là biến hoá vô thường, cho nên hết thảy quả báo đắc được do hành vi thiện ác, cũng không phải là vĩnh hằng bất biến. Phúc đức đắc được nhờ tích thiện, phú quý đắc được nhờ nỗ lực, thân quyến nhờ tình yêu mang đến, với hết thảy hưởng thụ và khoái lạc, cũng đều là tạm thời, đều sẽ hoại diệt, không thể trông cậy, không thể dựa vào, không phải cứu cánh. Mà khoái lạc trong đời người so với thống khổ của người ta, lại càng như hạt kê trong biển rộng! Thống khổ của tam ác đạo, lại càng không thể tưởng tượng, trong biển lớn sinh tử luân hồi vô tận, chúng sinh nếm đủ thống khổ và bi ai. Con tư duy về sự mỏi mệt và đau khổ của sinh tử vô tận này, khiến con một lòng hướng Pháp một cách tự nhiên; khát vọng cầu giải thoát, khiến con quyết tâm làm Phật.
Thanh tịnh thâm tâm làm cơ sở để bước vào Phật Pháp, cho nên bước đầu tiên là thụ biệt giải thoát giới, sau đó dần dần học tập chính Pháp; giữ gìn sở học, cũng như giữ gìn con người của mình, chớ khiến cho tổn hại suy bại. Vậy mà tìm cầu giải thoát cá nhân, chỉ là con đường hữu hạn tiểu thừa mà thôi. Còn thương xót hết thảy chúng sinh, khiến chúng sinh đều giải thoát bể khổ, thì phải phát tâm đại từ bi và tâm đại Bồ Đề. Tư niệm hết thảy chúng sinh như cha như mẹ có ân đức và thương yêu đối với con, con phải báo đáp như thế nào? Cho nên việc hành thiện trên con đường Bồ Đề, đều nên quay trở lại cấp cho hết thảy chúng sinh. Như vậy, vì rằng hết thảy chúng sinh như cha như mẹ, bèn thề cầu Phật quả, phát tâm đại Bồ Đề, tu tập hết thảy hành xử Bồ Tát.
Có cái gốc rễ tâm đại thừa như vậy rồi, mới có thể bước vào Kim Cang chân ngôn thừa. Dựa vào thanh tịnh kiến [cảnh giới], nghe theo một vị thượng sư tài giỏi; tiếp thụ chỉ thị về tự tính luân hồi, đồng thời cần cầu đắc tứ đại quán đỉnh dồi dào trí huệ; dựa vào lực quán đỉnh để đắc kiến (cảnh giới) thâm sâu hơn; sau đó mới đến tu quán, tinh tấn tu trì “Nhân vô ngã quan cộng đạo”; do truyền thụ của Phật đà và tư duy lý trí, tìm cầu chỗ nào là ‘ta’, lại không thể đắc; từ đó chứng ngộ cái lý Nhân vô ngã. Dựa vào kiến vô ngã như vậy mà tu Chính Định, đoạn dứt vọng niệm, không nối với nhau, tâm tiến nhập vào ‘vô phân biệt’, duy trì định không đứng dậy, có thể kéo dài quanh năm tháng; như vậy có thể nói là ‘đắc định’ rồi.
Từ đó, dựa vào lực chính niệm hằng trì giữ gìn, không bị rơi vào hôn mê, dần dần minh giác tăng trưởng; dù hiển hiện (rõ ràng) mà vô tự tính, sáng tỏ mà vô phân biệt, trần trụi sáng tỏ; nhưng đó mới chỉ là giác thụ về định tướng mà thôi. Rất nhiều người coi đó đã là thắng quan [cảnh tượng thù thắng]. Nhưng chúng sinh phàm phu là khó sinh khởi thắng quan đáng kể! Chỉ có sau khi chứng đắc sơ địa (bước đầu trong thập địa xuất thế đạo, gọi là hoan hỷ địa, hành giả mới đắc được Thánh tính, hoan hỷ vô lượng, do vậy có tên là hoan hỷ địa), mới có thể nhìn thấy thắng quan một cách chân thực, bởi vậy nên dựa vào thắng quan [mà] nhập đạo. Trong các định cảnh khác nếu nhìn thấy tượng Phật chẳng hạn, thì đó chỉ là chút xíu thể nghiệm trong tu tập, không giá trị quan trọng chút nào.
Trước khi tu bất kỳ những gì hữu tướng vô tướng định lại, ắt phải phát tâm từ bi, hết thảy đều là vì chúng sinh, sau đó dựa vào kiến thanh tịnh để tiến vào vô quan [tu] hành. Cuối cùng trả lại công đức cho hết thảy chúng sinh. Những việc được làm trong [cảnh giới] vô phân biệt này là thù thắng nhất trong hết thảy các đạo. Hiện giờ con đã biết một cách thực sự những đạo lý này!
Những người chết đói kia, mặc dù biết rằng đồ ăn có thể dừng cơn đói; nhưng chỉ là ‘biết’ lại có tác dụng gì? Cuối cùng cũng không thể giải quyết cái khổ chết đói. Giải quyết cái khổ chết đói, thì phải thật sự đi ăn đồ ăn mới được! Cũng như vậy, đối với đạo lý về Không tính, chỉ là hiểu, thì có tác dụng gì? Phải chứng ngộ không tính mới được, sự thuận lợi về huệ quan nên tăng tiến về sau trong khi tịch tĩnh. Cái không tính mà hành giả Yoga thấu triệt, chính là vô ngôn thuyết, vô phân biệt kia, Mật tông kiến [cảnh giới] có tính Pháp nhĩ bình đẳng (Pháp nhĩ bình đẳng tức là nói vốn dĩ là bình đẳng, là tính bình đẳng hết mực thanh tịnh). Đây là một chút liễu giải của con. Vì để chứng được toàn bộ sự thù thắng này, cho nên nhẫn chịu mệt mỏi, đói khổ, vứt bỏ hết thảy những yêu thích của thế gian, hệt như tử thi vậy, không sợ chết, không lo lắng, tinh tấn tu trì. Trước ân đức vô tỷ của thượng sư phụ mẫu, Milarepa con không có bất kỳ tiền bạc vật chất nào để cung dưỡng; chỉ có thể trong một đời của con, dựa vào tu hành và thành tu để cung dưỡng; dựa vào cứu cánh chứng giải, phục thân trang nghiêm tịnh thổ đến cung dưỡng Ngài.’
Nói xong ta lại hát lên một khúc ca.
Thượng sư nghe xong, vô cùng cao hứng nói: ‘Con à! Con đã đạt đến cảnh giới này rồi sao?’ Sư mẫu cũng cao hứng lắm, nói rằng: ‘Con của ta, tinh tấn và trí huệ thật không ít!’ Rồi lại đàm luận với ta rất nhiều lời về tu Pháp. Sau đó ta lại quay trở lại trong động tu hành.
Có một lần, thượng sư đến đất Vệ để hoằng Pháp, vào buổi tối khi làm xong hội Cung, nghĩ tới trong giáo huấn của tôn giả Na Nặc Ba có chỗ không hiểu, Không Hạnh Mẫu cũng có biểu thị đối với thượng sư, thượng sư bèn nghĩ đi Ấn Độ lần nữa để bái kiến Na Nặc Ba đại sư.
Sau khi thượng sư từ đất Vệ trở về thôn La Trát Ô mấy ngày, có một buổi tối, ta có một giấc mộng, mộng gặp một nữ lang trẻ tuổi [diệu linh] mặc y phục màu trắng xanh, thân mặc vải lụa, cốt cách trang nghiêm, giữa lông mày và phần eo đều có trang sức vàng đỏ, cô ấy nói với ta: ‘Con à! Con trường kỳ tu hành, mặc dù đắc được đại thủ ấn thành Phật (đại thủ ấn – Mahamndra, là pháp môn tối cao tu Bát Nhã tâm truyền thừa bí mật, có kiến hạnh tu trì có phần giống với Thiền tông ở [Trung Quốc]), khẩu quyết, và lục Pháp tâm yếu (sáu loại thành tựu Pháp trong Mật tông, tức là 1-Chuyết hoả, 2-Hoá thân, 3-Mộng tu, 4-Quang minh, 5-Trung âm, 6-Chuyển thức); nhưng mà trong một sát na mà thành khẩu quyết ‘đoạt xả’ Pháp của Phật (đoạt xả Pháp – đắc được hành giả tâm khí tự tại, dựa vào khẩu quyết này có thể dựa vào Thần thức chuyển nhập vào thân thể của người khác đã chết hoặc chưa chết, vì vậy gọi là ‘đoạt xả’ Pháp), con vẫn còn chưa đắc được sao?’ Trong tâm ta nghĩ, vị nữ lang này có dáng vẻ và trang điểm đều giống hệt Không Hạnh Mẫu, nhưng không biết là cứu cánh hay là ma chướng đây? Hay là Không Hạnh Mẫu thật sự thọ ký? Chẳng qua cho dù thế nào, phàm là Pháp mà chư Phật trong tam giới biết, thì thượng sư của ta đều biết; khẩu quyết dù cao như [biến] thành Phật, thấp thì như hàng phục chuột lang, ông đều có cả. Nếu như là ý của Không Hạnh Mẫu, vậy ta bèn quyết định thỉnh cầu khẩu quyết đoạt xả Pháp. Thế là ta bèn đánh vỡ cửa hang, xuất động đi đến trước mặt Thượng sư. Thượng sư nói: ‘Con à! Sao con không chịu khó bế quan, xuất ra làm gì vậy? Rốt cuộc vì sao lại xuất quan? Coi chừng sinh ma chướng đấy!’
Ta nói: ‘Tối hôm qua con mộng gặp một vị nữ lang nói rằng con nên đi cầu ‘đoạt xả’ Pháp, chẳng hay là ma chướng? Hay là Không Hạnh Mẫu thọ ký? Nếu như là thọ ký, con muốn cầu ngài truyền cho con khẩu quyết ‘đoạt xả’’. Thượng sư lặng yên một lúc rồi nói: ‘Đó không phải ma chướng, là thọ ký của Không Hạnh Mẫu; khi ta từ Ấn Độ trở về, chí tôn Na Nặc Ba nói ra khẩu quyết của ‘đoạt xả’, ta hướng đến thượng sư cầu Pháp, thượng sư bảo ta đi tìm kinh thư; nếu như kết quả hai thầy trò đã tìm cả một ngày, sách về Pháp ‘thiên di’ [dịch chuyển] đã tìm được không ít, nhưng sách về ‘đoạt xả’ lại không tìm được. Mấy ngày trước khi ta ở phía Bắc của đất Vệ, thì cũng mộng gặp một dấu hiệu bảo ta đi cầu Pháp này, đồng thời còn có một số chỗ không thật rõ ràng về khẩu quyết muốn xin hỏi thượng sư. Cho nên ta quyết định lại đi Ấn Độ một chuyến để gặp Na Nặc Ba thượng sư!’ Mọi người nghe xong, đều khuyên thượng sư đừng đi, nói rằng: ‘Thượng sư, lão nhân gia ngài đã cao tuổi, đừng nên đi!’ Thượng sư không nghe, quyết tâm muốn đi. Liền mang cung dưỡng của đệ tử, đổi lấy được cỡ một bát vàng, mang trên thân, rồi lên đường đến Ấn Độ.
Lúc này đúng lúc tôn giả Na Nặc Ba xuất ngoại tu hành rồi. Thượng sư Mã Nhĩ Ba không tiếc sinh mạng đi tìm ông ấy, dùng rất nhiều các loại phương pháp để liên lạc, đều không tìm được. Nhưng bởi vì ông ấy có dấu hiệu sẽ có thể gặp được thượng sư Na Nặc Ba, nên tiếp tục đi tìm bằng được. Về sau cuối cùng cũng gặp được ở trong một khu rừng, liền thỉnh tôn giả đến chùa Phổ Lai Cáp Từ, truyền thụ ‘đoạt xả’ Pháp, học giả đại Phạm Na Nặc Ba hỏi: ‘Ngươi tới cầu Pháp này, là bản thân ngươi nghĩ ra? Hay là có chư Phật thọ ký?’
Thượng sư Mã Nhĩ Ba nói: ‘Cũng không phải là tự con nghĩ ra, cũng không phải là Không Hành thọ ký. Là bởi vì, con có một đệ tử tên là Văn Hỷ, Không Hạnh Mẫu thọ ký cho cậu ấy, cậu ấy cầu con Pháp này, bởi vậy con mới tới Ấn Độ.’
Tôn giả Na Nặc Ba ngạc nhiên nói: ‘Ồ! Thật là hiếm có! Ở vùng Tây Tạng u tối, lại có thể xuất sinh một vị đại trượng phu như vậy, thật như mặt trời chiếu sáng tuyết sơn vậy.’ Vừa nói hai tay hợp chưởng, cung kính đưa lên trên đầu, hát rằng: ‘Trong u tối phương Bắc, như nhật xuất tuyết sơn; người ấy tên Văn Hỷ, ta toàn tâm kính lễ.’
Hát xong, hợp chưởng nhắm mắt, hướng đến phương Bắc cúi đầu, kính lễ ba lần; cây cối núi rừng ở đương địa, cũng nhất loạt hướng đến phương Bắc gập thân gật đầu ba lần. Mãi đến hiện nay núi và rừng ở địa phương Phổ Lai Cáp Từ vẫn còn như đang hướng đến Tây Tạng ở phương Bắc gập thân gật đầu.
Thế là tôn giả Na Nặc Ba liền đem khẩu quyết của Không Hạnh Mẫu và ‘đoạt xả’ Pháp đều truyền lại toàn bộ cho thượng sư Mã Nhĩ Ba.
Tôn giả Na Nặc Ba vì để quan sát duyên khởi, đã làm hiện ra đàn thành trống không. Thượng sư Mã Nhĩ Ba trước tiên hướng đến bản tôn đàn thành kính lễ, rồi chưa kịp kính lễ thượng sư Na Nặc Ba; thượng sư Na Nặc Ba liền đắc được điềm báo, biết rằng con cháu của Mã Nhĩ Ba truyền thừa sẽ không thể dài lâu, nhưng việc truyền thừa sự nghiệp Pháp thống của ông thì lại như vô tận như sông lớn, vĩnh cửu trên thế gian.
Sau khi thượng sư Mã Nhĩ Ba đắc Pháp, liền quay trở về Tây Tạng.
Bởi mối duyên khởi sắp đặt của thượng sư Mã Nhĩ Ba, con trai ông đánh ngựa nhiều đến mức chết yểu. Khi cậu ta qua đời được một năm, tòa bộ đồ đệ tập trung lại, mấy vị đại đồ đệ thỉnh vấn thượng sư Mã Nhĩ Ba rằng: ‘Thưa thượng sư! Bởi vì chúng sinh chúng con không có duyên cố phức đức, cho nên Ngài mới biểu hiện ra sự già nua; sau này giáo Pháp được truyền thừa bằng miệng làm sao hoằng dương, sự nghiệp hoằng Pháp cứu độ chúng sinh đệ tử chúng con phải làm sao? Xin ngài – hãy thọ ký cho chúng con!’
Thượng sư nói: ‘Những gì của ta được Na Nặc Ba khẩu truyền, cho dù là báo mộng hay là duyên khởi, đều sẽ phát dương quan đại; bản thân tôn giả Na Nặc Ba cũng có thọ ký rất tốt. Các ngươi hãy về nhà nằm mộng, ngày mai hãy tới nói cho ta điềm báo mộng của các ngươi.’ Ngày hôm sau, các đệ tử đều nói về điềm báo mộng, điềm mộng của mọi người mặc dù đều vô cùng tốt đẹp, nhưng vẫn không thể hoàn toàn tương hợp với thọ ký.
Ta bèn đến trước mặt thượng sư, kể lại tường tận giấc mộng của ta về bốn cây cột lớn.
Thượng sư Mã Nhĩ Ba sau khi nghe xong, vô cùng cao hứng nói: ‘Điềm mộng quá tốt rồi! Dakmema chãy chuẩn bị đồ ăn và Hội Cung Luân tốt nhất ra!’ Sư mẫu chuẩn bị xong Hội Cung Luân và đồ ăn xong, các vị đại đồ đệ đều tập trung lại tham gia Hội Cung Luân. Thượng sư liền nói: ‘Mật Lặc Kim Cang Tràng đêm hôm qua có một giấc mộng thế này, thực sự khó mà gặp được!’ Các đại đồ đệ đều thỉnh cầu thượng sư giải thích điềm mộng ấy, thượng sư vô cùng vui vẻ, bèn hát cho mọi người một bài ca giải mộng.
Thượng sư Mã Nhĩ Ba nói xong, cùng với các đại đệ tử trong lòng sinh khởi niềm vui vô cùng.
Thế là thượng sư khai mở khẩu quyết tạng bí mật, ban ngày thuyết Pháp cho đệ tử, ban đêm bảo đệ tử tu hành; mọi người đều vui vẻ hăng hái, cảm nhận được tăng trưởng.
Vào một buổi tối, khi thượng sư đang làm mẫu tục quán đỉnh cho các đệ tử thì nghĩ đến: Ta nên tuỳ vào thời tiết nhân duyên của các đệ tử, mà truyền thụ và Pháp yếu khác nhau. Ngày hôm sau, lúc sáng sớm thượng sư xem xét duyên khởi cho từng đại đệ tử, thuyết cho Đoá Đương Quảng ở vùng Nga Đốn ở đất Ung Hỷ Kim Cang Pháp yếu; cho Thốn Ba Ưng ở Mễ Đốn đất Tạng tu Quang Minh thành tựu Pháp (chú giải: một trong sáu loại thành tựu Pháp, tu Pháp ban đêm, là Pháp lấy sự vô minh u ám làm [chỉ] đạo) cho Cương Nhai Ứng ở Thác Đốn đất Đa tu Pha Oa thành tựu Pháp (một trong lục Pháp, Pháp môn Tịnh Độ của Mật thừa); ta thì nên tu Chuyết Hoả thành tựu Pháp (căn bản của lục Pháp, là Pháp tu tâm khí hợp nhất, có thể chuyển nghiệp thức và nghiệp khí thành trí huệ và quang minh), hơn nữa sau hôm đó mỗi người đều có các thời tiết nhân duyên và sự nghiệp khác nhau.
Sau khi thượng sư quan sát, liền dạy cho lạt ma Nga Ba và Ma Ni Bảo chỗ thuận tiện của lục môn tứ tướng (lục môn tứ tướng, chỗ này không biết chỉ về điều gì), giải thích khẩu quyết trong tục bộ, và ban cho lục trang nghiêm của Na Nặc Ba, hồng bảo thạch ấn, hộ ma thịnh tiêu, cho đến chú giải của luận tập kinh điển bằng Phạn ngữ, khiến họ có thể dựa vào môn thuyết pháp mà hoằng dương Phật Pháp.
Đối với Thác Đốn Cương Nhai của đất Đa, thì dạy cho khai đỉnh ‘Dịch chuyển’, (chú giải: biểu trưng của chuyển thức thành tựu). Như Điểu Phi Không Pháp, ban cho tóc, móng tay, hoàn cam lộ, ngũ Phật quan trang nghiêm v.v. của Na Nặc Ba, gọi đó là ‘Thiên Di Pháp’ (tức Chuyển Thức Pháp) độ chúng sinh.
Đối với Mễ Đốn Thốn Ba ở đất Tạng thì dạy cho Quang Minh thành tựu Pháp của Dạ Trung Minh Đăng (Ngọn đèn sáng trong đêm), và ban cho chuông chày kim cương, trống nhỏ, và thiên linh cái của Na Nặc Ba, dặn dò anh ta tận lực vì ‘Trung Âm thành tựu Pháp’.
Còn với ta thì dạy cho Chuyết Hoả thành tựu Pháp của Như Tân Sinh Hoả, ban cho ta mũ của Mai Kỷ Ba tôn giả và y phục của đại sư Na Nặc Ba, nói với ta rằng: ‘Con nên ở tại đỉnh cao trên núi tuyết mà tu hành.’
Thượng sư thọ ký truyền Pháp xong, các lạt ma lớn nhỏ đều tới tham gia Hội Cung Luân, dựa vào thứ bậc mà ngồi. Thượng sư nói: ‘Ta đã chiểu theo thời tiết nhân duyên của các con mà truyền dạy khẩu quyết, các con mỗi người nên dựa vào nhân duyên của bản thân mà hoằng Pháp, tương lai sự nghiệp truyền thừa hoằng Pháp của các con nhất định sẽ phát dương quang đại. Con trai ta Đả Mã Đa Đắc đã chết rồi, hiện giờ ta đem khẩu quyết cha truyền con nối và truyền thừa gia trì đều cấp cho các con rồi.’
Sau này, mỗi đại đệ tử đều sẽ trở về địa phương của mình. Thượng sư nói với ta: ‘Con thì tiếp tục ở lại đây mấy năm, ta còn muốn truyền cho con quán đỉnh và khẩu quyết đặc biệt, việc giác thụ chứng giải của con cũng phải được lựa chọn trước mặt thượng sư, con hãy mau chóng bế quan đi!’ Thế là ta bèn vào trong Đồng Nhai động được Na Nặc Ba thọ ký để tu định.
Phụ mẫu thượng sư thường đem đồ ăn và những vật phẩm hội cúng tốt lành của mình đưa cho ta, đối với ta quả thực vô cùng từ bi.“
Xem tiếp Phần 7
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2000/12/26/5817.html
Đăng ngày 12-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.